Đánh giá hiện trạng chi trả dịch vụ môi trường rừng tại Vườn Quốc gia Ba Bể

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giá trị và khả năng chi trả dịch vụ môi trường rừng tại vườn quốc gia ba bể, tỉnh bắc kạn (Trang 114 - 120)

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.3. K hả năng chi trả dịch vụ môi trường rừng tại Vườn Quốc Gia Ba Bể

3.3.1. Đánh giá hiện trạng chi trả dịch vụ môi trường rừng tại Vườn Quốc gia Ba Bể

Hoạt động chi trả DVMTR tại VQG Ba Bể hiện nay nằm trong chương trình chi trả DVMTR của tỉnh Bắc Kạn, được triển khai theo Nghị định 156/2018/NĐ - CP, bắt đầu từ năm 2013, với 2 loại dịch vụ được thực hiện chi trả là dịch vụ cung cấp nguồn nước cho thủy điện và dịch vụ bảo vệ cảnh quan phục vụ phát triển du lịch. Dịch vụ cung cấp nguồn nước được chi trả theo cơ chế chi trả gián tiếp qua Quỹ BVPTR, dịch vụ bảo vệ cảnh quan phục vụ phát triển du lịch được chi trả theo cơ chế trực tiếp qua mô hình thí điểm, tuy nhiên mô hình chi trả trực tiếp hiện nay đã không còn duy trì. Chi tiết được trình bàybên dưới.

3.3.1.1. Chương trình chi trả DVMTR tại VQG Ba Bể theo hình thức gián tiếp

* Bên cung cấp DVMTR: Các chủ rừng trên LVS Năng (Hình 3.4): bao gồm VQG Ba Bể, 518 hộ gia đìnhnhận khoán, Lâm trường Ba Bể và UBND các xã.

Các đối tượng tham gia nhận khoán chăm sóc, bảo vệ và trồng rừng mới tại huyện Ba Bể được trình bày tại Bảng 3.33.

Bảng 3.33. Các đối tượng cung cấp DVMTR tại huyện Ba Bể

[Nguồn: Cao Trường Sơn, 2019]

Hình 3. 4. Lưu vực sông Năng

* Bên mua DVMTR: Hiện nay, trên địa bàn mới chỉ có 2 đơn vị tham gia mua DVMTR tại VQG Ba Bể đó là Công ty Thủy điện Tuyên Quang và Nhà máy thủy điện Chiêm Hóa, với tổng số tiền chi trả là hơn 58 tỷ đồng/năm. Hai đơn vị này không trực tiếp chi trả mà ủy thác cho bên trung gian là Quỹ BVPTR Việt Nam và Quỹ PTĐR& BVMT tỉnh Bắc Kạn.

TT Đối tượng được giao khoán rừng

Nguồn gốc rừng (ha) Tự nhiên Rừng trồng Tổng

1 VQG Ba Bể 7.400,70 78,20 7478,90

2 Lâm trường Ba Bể 585,10 605,50 1.190,60

3 Hộ gia đình, cá nhân 11.850,40 6.933,00 18.783,40 4 Cộng đồng/ thôn bản 3.606,00 3.035,90 6.641,90

5 UBND 10.667,50 - 10.667,50

Tổng 34.109,7 10.652,6 44.762,0

Bảng 3. 34. Đơn vị mua DVMTR tại VQG Ba Bể STT Đơn vị mua

DVMTR

Công suất (triệu kwh/năm)

Tiền chi trả (đồng/ha)

Tổng tiền ( triệu đồng) 1 Công ty thủy điện

Tuyên Quang

1.414 36 50.904

2 Nhà máy thủy điện Chiêm Hóa

198,6 36 7.149,6

Tổng 58.053,6

[Nguồn: Cao Trường Sơn, 2019]

* Cơ chế chi trả:

Từ năm 2017, UBND tỉnh Bắc Kạn, thành lập Quỹ PTĐR&BVMTthựchiện chức năng là cơ quan trung gian được ủy thác trong việc chi trả DVMTR tại Ba Bể nói riêng và tỉnh Bắc Kạn nói chung. Dòng tiền được các đơn vị sử dụng DVMTR (Công ty thủy điện Tuyên Quang và Nhà máy thủy điện Chiêm hóa) nộp vào Quỹ BVPTR trung ương (với mức chi trả 36 đồng/kwh). Sau đó, chuyển cho Quỹ PTĐR&BVMT tỉnh Bắc Kạn. Quỹ này sẽ phối hợp với Ban quản lýVQG Ba Bể và chính quyền xã, thôn thực hiện chi trả tới các chủ rừng. Sơ đồ chi trả DVMTR được thể hiện tại Hình 3.5.

Hình 3. 5. Cơ chế chi trả DVMTR theo hình thức gián tiếptại VQG Ba Bể Công ty Thủy

điện Tuyên Quang Nhà máy thủy điện Chiêm hóa

Quỹ BV&PTR Việt Nam (trích 0,5% quản lý)

Quỹ BV&PTR Bắc Kạn (trích 5% quản lý +

10% dự phòng)

- VQG Ba Bể - Lâm trường Ba Bể

- UBND các xã (chưa giao) Bên sử dụng DVMTR Bên trung gian Bên cung cấp DVMTR

- Cộng đồng thôn - Nhóm/Tổ nhận

khoán

Hộ gia đình 36

đồng/kwh

99,5% 84,5%

-10%

quản lý

Tuy nhiên, do diện tích rừng của lưu vực sông Năng khá rộng (thuộc địa phận của tỉnh Bắc Kạn và Tuyên Quang), riêng tỉnh Bắc Kạn, diện tích rừng tham gia chương trình chi trả là 92.588 ha rừng. Nhiều thành phần tham gia bảo vệ rừng bao gồm 10.721 hộ gia đình cá nhân; 105 cộng đồng thôn; 05 tổ chức là Vườn Quốc gia Ba Bể, Khu Bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc, Ban chỉ huy quân sự huyện Ngân Sơn, Lâm trường Ba Bể, Lâm trường Ngân Sơn; 39 UBND xã thuộc 04 huyện Ba Bể, Ngân Sơn, Chợ Đồn, Pác Nặm. Tổng kinh phí chi trả năm 2018là hơn 7 tỷ đồng nhưng tính cho từng hộ tham gia bảo vệ rừng số tiền chỉ đạt 76.000 đồng/ha/năm [Quỹ PTĐR&BVMT tỉnh Bắc Kạn, 2018]. Mức chi trả này thấp hơn nhiều so với tiền thu được từ hoạt động trồng và bảo vệ rừng theo Chương trình 661 là 200.000 đồng/ha. Nên chưa thực sự thu hút được sự quan tâm của cộng đồng tham gia bảo vệ và phát triển rừng.

3.3.1.2. Chương trình chi trả DVMTR tại VQG Ba Bể theo hình thức trực tiếp Với sự hỗ trợ của tổ chức ICRAF Việt Nam (Tổ chức nông lâm thế giới) đã triển khai dự án “Quan hệ đối tác vì người nghèo trong phát triển nông lâm nghiệp” từ năm 2008, trong đó có nội dung “Đánh giá khả năng và thiết kế chi trả DVMT (PES) tại Bắc Kạn”. Dự án đã đề xuất 3 DVMTR có tiềm năng bao gồm: (i) bảo tồn nguồn nước, (ii) Hấp thụ các-bon, (iii) Vẻ đẹp cảnh quan [ICRAF, 2011]. Dự án đã hỗ trợ xây dựng mô hình chi trả trực tiếp cho dịch vụ cảnh quan giữa cộng đồng dân cư thôn bản Duống (xã Hoàng Trĩ) ở thượng nguồn sông Tà Lèng - bên cung cấp DVMTR và 2 thôn Pác Ngòi và Bó Lù (xã Nam Mẫu - khu vực vùng lõi VQG Ba Bể) ở hạ lưu sông Tà Lèng - bên chi trả DVMTR, hưởng dịch vụ cảnh quan để phát triển du lịch sinh thái [45].

Đây là mô hình chi trả DVMTR trực tiếp đầu tiên trong cả nước. Bên hưởng DVMTR tự nguyện chi trả trực tiếp cho bên cung ứng DVMTR để họ bảo vệ, trồng mới và hạn chế tác động vào môi trường rừng và cải thiện sinh kế.

* Bên cung cấp DVMTR: 29 hộ dân tại thôn bản Duống xã Hoàng Trĩ, cam kết chăm sóc, bảo vệ 530 ha rừng thượng nguồn sông Tà Lèng, trong đó có 180 ha là rừng phòng hộ và 350 ha là rừng sản xuất.

Hình 3. 6. Lưu vực sông Tà Lèng

* Bên chi trả DVMTR: Các hộ dân kinh doanh nhà nghỉ, homestay, nhà hàng tại thôn Bó Lù (18 hộ), Pác Ngòi(14 hộ) và hợp tác xã bảo vệ hồ Ba Bể(hợp tác xã thuyền). Trên lưu vực sông Tà Lèng có nhà máy thủy điện Tà Làng nhưng chưa thực hiện chi trả DVMTR.

* Cơ chế chi trả: dự án Quan hệ đối tác vì người nghèo trong phát triển nông lâm nghiệp (3PAD) đã hỗ trợ các thôn thiết lập cơ chế để chi trả, thành lập ban quản lý chi trả, cách thức vận hành và giám sát quỹ để việc chi trả DVMTR được diễn ra trực tiếp gữa 2 bên cung cấp và hưởng lợi từ DVMTR. Hoạt động chi trả được diễn ra từ năm 2013 - 2014.

Trong đó, chủ hộ kinh doanh nhà nghỉ, homestay, nhà hàng nộp tiền DVMTR theo số lượng du khách: 4.000 đồng/ người. Hợp tác xã bảo vệ hồ Ba Bể và thuyền viên nộp 1% doanh thu cho ban quản lý quỹ. Số tiền thu được từ hoạt động chi trả là 26 triệu đồng/năm được sử dụng vào các hoạt động bảo vệ rừng (13 triệu đồng), phát triển quỹ sinh kế (7,2 triệu đồng), sửa sang các công trình của thôn (2,6 triệu), dọn vệ sinh, bảo vệ môi trường (2,6 triệu). Cơ chế chi trả được trình bày tại Hình 3.7.

Hình 3. 7. Cơ chế chi trả DVMTR tại VQG Ba Bể theo hình thức trực tiếp [Cao Trường Sơn, 2019]

Tuy nhiên do mới đi vào hoạt động, thiếu kinh nghiệm và năng lực tự quản trị mô hình chi trả trực tiếp, nên sau khi dự án kết thúc năm 2015, mô hình chi trả này cũng không được duy trì. Bên chi trả không chịu đóng phí DVMTR do công tác quản lý sử dụng quỹ thiếu minh bạch. Bên cung cấp DVMTR cũng không thực hiện các hoạt động tuần tra bảo vệ rừng và bảo vệ môi trường thôn bản do không nhận được tiền DVMTR. Hoạt động chi trả DVMTR từ nhà máy thủy điện Tà Làng cũng chưa được triển khai.

Hiện nay, tại VQG Ba Bể chỉ tồn tại hình thức chi trả gián tiếp cho dịch vụ điều tiết và duy trì nguồn nước phục vụ hoạt động thủy điện, thông qua Quỹ BVMT Việt Nam và Quỹ BVĐR&BVMT tỉnh Bắc Kạn. Từ năm 2015, các hộ dân bản Duống nhận tiền chi trả DVMTR gián tiếp từ hai quỹ này do Công ty thủy điện Tuyên Quang và Nhà máy thuỷđiệnChiêm Hóa chi trả.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giá trị và khả năng chi trả dịch vụ môi trường rừng tại vườn quốc gia ba bể, tỉnh bắc kạn (Trang 114 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)