CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.3. K hả năng chi trả dịch vụ môi trường rừng tại Vườn Quốc Gia Ba Bể
3.3.3. Xây dựng mô hình chi trả dịch vụ môi trường rừng Vườn Quốc Gia Ba Bể
3.3.3.1. Rà soát các bên cung cấp dịch vụ môi trường rừng
Theo Nghị định 156/2018/NĐ-CP hướngdẫn thực hiện một số điều của Luật Lâm nghiệp có quy định các đối tượng được hưởng chi trả DVMTR đồng thời là các bên cung cấp DVMTR tại VQG Ba Bể bao gồm các nhóm sau: Ban quản lý VQG Ba Bể, các hộ dân tham gia nhận khoán và 3 tổ chức được giao nhận khoán.
Bảng 3. 35. Các bên cung cấp DVMTR tại VQG Ba Bể
TT Các bên cung cấp DVMTR Số
lượng
Diện tích rừng bảo vệ chăm sóc (ha)
1 Ban Quản lý Vườn Quốc Gia 01 7.724,8
2 Các hộ dân tham gia nhận khoán bảo vệ phát triển rừng
589 hộ (19 thôn)
5.725,22 3 Các tổ chức tham gia bảo vệ phát triển
rừng (UBND xã và cộng đồng thôn bản)
03
3.3.3.2. Các đối tượng sử dụng dịch vụ môi trường rừng
* Đối với dịch vụ bảo vệ cảnh quan và bảo tồn ĐDSH
- Khách du lịch: tỷ lệ khách du lịch nội địa và khách quốc tế đến với VQG Ba Bể trong những năm gần đây ngàycàng tăng, tỷ lệ trung bình tăng khoảng 20%
mỗi năm, năm 2018 là 78.447 lượt du khách. Theo số liệu điều trakhảo sát hầu hết khách du lịch đều sẵn lòng chi trả thêm 1 khoản tiền để bảo vệ cảnh quan và ĐDSH tại VQG Ba Bể. Số tiền du khách trả sẵn lòng trả thêm được trình bày tại Bảng 3.36.
Bảng 3. 36. Mức độ sẵn lòng chi trả để bảo vệcảnh quan, ĐDSHVQG Ba Bể STT Khách nội địa (n=100) Khách quốc tế (n=18)
Mức chi trả (đồng)
Số người chi trả
Tỷ lệ
%
Mức chi trả (đồng)
Số người chi trả
Tỷ lệ %
1 0 7 7,00 0 0 0,00
2 5.000 13 13,00 5.000 0 0,00
3 10.000 57 57,00 10.000 3 16,67
4 15.000 11 11,00 15.000 0 0,00
5 20.000 5 5,00 20.000 6 33,33
6 25.000 4 4,00 25.000 8 44,44
7 40.000 1 1,00 40.000 0 0,00
8 50.000 2 2,00 50.000 1 5,56
9 100.000 0 0,00 100.000 0 0,00
Tổng 100 100,00 18 100,00
Theo kết quả tại Bảng 3.36 tỷ lệ số du khách sẵn lòng chi trả đối với dịch vụ cảnh quan của du khách nội địa ở mức 10.000 đồng (tương đương với 20% giá vé) là nhiều nhất chiếm 57% số du khách được hỏi. Trong khi đó có 7% du khách được hỏi không muốn chi trả thêm tiền bảo vệ cảnh quan và ĐDSH vì cho rằng nó đã nằm trong tiền vé vào VQG và trách nhiệm của BQL VQG là phải bảo vệ, giữ gìn chất lượng rừng bao gồm cả giá trị cảnh quan. Cũng theo kết quả điều tra, không có du khách nào sẵn lòng chi trả 100.000 đồng cho việcbảo vệ cảnh quan.
Đối với du khách quốc tế, họ quan tâm tới việc tiền đóng góp đấy có được sử dụng đúng mục đích để bảo vệ cảnh quan hay không? Nếu sử dụng đúng mục đích họ sẵn lòng chi trả thêm phí cho việc bảo vệ giá trị cảnh quan. Mức sẵn lòng chi trả chủ yếu rơi vào mức 20.000 và 25.000 đồng (khoảng 1 USD), chiếm tới 77,8% số người được hỏivà họcũng cho rằng với mức đóng góp này sẽ không ảnh hưởng đến chi phí chuyến đi của họ.Mức chi trả này chiếm từ 40-50% giá vé vào cửa VQG.
Số tiền du khách sẵn lòng trả cho cảnh quan VQG Ba Bể trình bày ở Bảng 3.37.
Bảng 3. 37. Số tiền du khách sẵn lòng trả cho dịch vụ cảnh quan VQG Ba Bể
TT
Khách nội địa: 58.835 (người) Khách quốc tế: 19.612 (người) chi trảMức
(đồng)
người Số chi trả
Tỷ lệ
%
Số tiền sẵn lòng trả
(đồng)
Mức chi (đồng)trả
người Số chi trả
Tỷ lệ
%
Số tiền sẵn lòng trả
(đồng)
1 0 7 7,00 0 0 0 0 0
2 5.000 13 13,00 38.242.750 5.000 0 0 0
3 10.000 57 57,00 335.359.500 10.000 3 16,67 32.693.204
4 15.000 11 11,00 97.077.750 15.000 0 0 0
5 20.000 5 5,00 58.835.000 20.000 6 33,33 130.733.592 6 25.000 4 4,00 58.835.000 25.000 8 44,44 217.889.320
7 40.000 1 1,00 23.534.000 40.000 0 0 0
8 50.000 2 2,00 58.835.000 50.000 1 5,56 54.521.360
9 100.000 0 0,00 0 100.000 0 0 0
Tổng 100 100 670.719.000 18 100 435.837.476
Như vậy, tổng số tiền du khách sẵn lòng chi trả cho dịch vụ cảnh quan là 1.106,5 triệu đồng, trong đó khách nội địa là 670,7 triệu đồng và khách quốc tế là
435,84 triệu đồng. Tương đương với mức chi trả cho các hộ chăm sóc bảo vệ rừng là 110.121 đồng/ha/năm
- Đơn vị kinh doanh du lịch, công ty du lịch lữ hành, nhà nghỉ, HTX bến thuyền. Theo điều tra khảo sát, 100% các đơn vị được hỏi đều cho rằng nếu UBND tỉnh Bắc Kạn triển khai thu phí DVMTR họ sẽ sẵn lòng nộp theo chủ trương của UBND tỉnh. Và hầu hết đều mong muốn với mức chi trả dao động từ 300.000 - 500.000 đồng / năm. Tuy nhiên, với mức thu phí là 1% doanh thu thì số tiền DVMTR thu được từ các cơ sở này là 73,05 triệu đồng được trình bày tại Bảng 3.38 (số liệu chi tiết được trình bày tại phụ lục 3).
Bảng 3. 38. Tiền chi trả DVMT rừngtừ các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch tại VQG Ba Bể
TT Đơn vị Địa chỉ
Tổng Doanh Thu (triệuđồng/ năm)
Tiền chi trả DVMT (triệuđồng/năm) 1
37 công ty kinh doanh dịch vụ nhà hàng, khách sạn các công ty du lịch
Huyện Ba Bể,
Tỉnh Bắc Kạn 7305,00 73,05
2 Mức chi trả (đồng/ha/năm) 7.270
Ngoài ra, số tiền DVMTR thu được từ các đơn vị này rất biến động, phụ thuộc vào mức khai báo doanh thu của các cơ sở. Đây là số liệu khá nhạy cảm, có cơ sở cung cấp, có cơ sở không muốn cung cấp. Đối với các cơ sở không cung cấp, tác giả phải tính dựa trên số liệu điều tra về số lượng du khách và đơn giá lưu trú, ăn uống của du khách, công thứcnhư sau:
Doanh thu = Doanh thu từ lưu trú + Doanh thu từ hoạt động ăn uống.
Doanh thu từ lưu trú = số khách * số ngày lưu trú* đơn giá phòng/ngày đêm. Doanh thu từ hoạt động ăn uống = số khách * đơn giá trung bình/ngày (thường dao động 120.000 - 150.000 đồng/bữa).
Mức doanh thu trên có thể vẫn thấp hơn nhiều số liệu thực tế của các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch. Nếu doanh thu tính theo mức thuế mà các cơ sở này đóng góp, thì mức phí DVMTR còn rất thấp. Doanh thu theo kê khai thuế chỉ từ 40.000.000 đồng/năm (Cơ sở LTDL Duy Thơ) - 60.000.000 đồng/năm (Cơ sở LTDL Thế Sang).
- Hợp tác xã bảo vệ hồ Ba Bể (hợp tác xã thuyền): Hiện có 200 thuyền, thực hiện việc vận chuyển du khách và người dân di chuyển trên tuyến đường thủy nội
địa sông Năng - hồ Ba Bể. Hợp tác xã cũng sẵn lòng tiếp tục chi trả 2% doanh thu (1% từ thuyền viên, và 1% doanh thu từ HTX) để nộp tiền DVMTR, với điều kiện các hộ dân bản Duống phải thực hiện các hoạt động bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường, không xả rác xuống sông Tà Lèng và hồ Ba Bể.
Như vậy, tổng số tiền chi trả của du khách (110.121 đồng/ha/năm) và các công ty kinh doanh lữ hành, nhà hàng khách sạn (7.270 đồng/ha/năm) sẽ chi trả khoảng là 117.391 đồng/ha/năm. Nếu chỉ tính riêng dịch vụ này thì mức chi trả mà người dân nhận được vẫn rất thấp không thu hút được sự quan tâm của người dân tham gia bảo vệ rừng. Vì vậy, cần phải triển khai chi trả đồng thời nhiều DVMTR mới đem lại thu nhập đáng kể cho người dân tham gia bảo vệ rừng.
* Dịch vụ điều tiết và duy trì nguồn nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất công nghiệp - Các cơ sở sản xuất công nghiệp: Tỉnh Bắc Kạn được biết đến với 273 công ty khai thác và chế biến khoáng sản, nằm rải rác trên địa bàn toàn tỉnh. Tuy nhiên, phần lớn các doanh nghiệp nàynằm trên lưu vực sông Cầu đổ về Thái Nguyên. Chỉ có một số ít doanh nghiệp chế biến khoáng sản tại huyện Chợ Đồn, Pắc Nặm thuộc lưu vực sông Năng có tiềm năng chi trả DVMTR.Tuy nhiên công suất và sản lượng không lớn, lượng nước khai thác phục vụ sản xuất thường dưới 30 m3/ngày đêm. Nếu tính theo giá trị dịch vụđiều tiết và duy trì nguồn nước tại mục 3.2.4 thì số tiền DVMTR các cơ sở sản xuất công nghiệp phải chi trả là 15.473 đồng/m3. Còn tính theo mức chi trả quy định tại Nghị định 156/2018/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều Luật Lâm nghiệp, thì mức chi trả dịch vụ cung cấp nguồn nước phục vụ sản xuất công nghiệp là 50 đồng/m3, kết quả được trình bày tại Bảng 3.39 với tổng số tiền chi trả DVMTR theo giá trị DVMTR là 2.533 triệu đồng và theo nghị định 156/2018/NĐ-CP là 8,19 triệuđồng/năm.
Bảng 3. 39. Mức chi trả giá trị DVMTR từ các cơ sở sản xuất công nghiệp hưởng dịch vụ điều tiết và duy trìnguồn nước từ VQG Ba Bể
TT Tên cơ sở sản xuất công nghiệp
Lượng nước sử dụng (m3/năm)
Mức chi trả theo giá trị DVMTR (triệu đồng/năm)
Mức chi trả theo NĐ 156/2018/NĐ-CP
(triệu đồng/năm) 1 Công ty Kim loại
màu Bắc Kạn 10.500 333,5 0,53
2 Mỏ Chì kẽm Pù
Quéng, chợ Đồn 7.200 212,0 0,36
3 Công ty cổ phần
khoáng sản Bắc Kạn 6.000 131,8 0,30
4 Xưởng tuyển nổi chì kẽm Khau Bo Po, Công ty Hoàng Nam (Chợ Đồn)
140.000 1855,7 7,00
Tổng 163.700 2533,0 8,19
Mức chi trả (đồng/ha/năm) 252.090 815
- Cơ sở sản xuất thủy điện: Công ty Thủy điện Tuyên Quang và nhà máy Thủy điện Chiêm Hóa hiện đang thực hiện chi trả DVMTR theo mức chi trả tại nghị định 156/2018/NĐ-CP là 36 đồng/kwh điện với số tiền chi trả 14,976 tỷ đồng/năm.
Nếu thực hiện chi trả theo giá trị DVMTR thì mức chi trả lớn hơn nhiều, tương ứng 1.840 đồng/kwh điệnvà tổng số tiền chi trả là 765, 44 tỷ đồng/năm (Bảng 3.40).
Bảng 3. 40. Mức chi trả giá trị DVMTR từ cáccơ sở sản xuất thủy điệnhưởng dịch vụ điều tiết và duy trìnguồn nước từ VQG Ba Bể
STT Tên cơ sở Sản lượng điện (triệu kwh điện/năm)
Mức chi trả theo giá trị DVMTR (triệu đồng/năm)
Mức chi trả theo 156/2018/NĐ-CP (triệu đồng/năm) 1 Công ty Thủy
điện Tuyên Quang
204 375.360 7.344
2 Nhà máy Thủy
điện Chiêm Hóa 194 356.960 6.984
Tổng 416 765.440 14.976
- Các cơ sở nuôi cá nước lạnh: Hiện trên địa bàn có Công ty TNHH Hợp Thành là cơ sở nuôi cá nước lạnh ở xã Bàn Phúc, huyện chợ Đồn, nhờ có công tác bảo vệ rừng đầu nguồn của VQG Ba Bể mà nguồn nước lạnh từ trên núi luôn được duy trì. Công ty lấy nước lạnh từđỉnhPù Đồn. Nếu không có nguồn nước này Công ty không thể thực hiện hoạt động nuôi cá nước lạnh, hoặc sẽ phải tốn tiền mua máy làm nước lạnh Chiller như trình bày tại phần 3.2.3 đồng thời tốn chi phí điện năng để vận hành máy hàng ngày. Vì vậy, công ty sẵn lòng chi trả DVMTR để người dân
đầu nguồn bảo vệ rừng duy trì nguồn nước này. Công ty có 30 bể nuôi cá tầm và cá hồi, với dung tích của mỗi bể là 100m3 tương đương 3.000m3 ao nuôi, thực hiện thay nước hàng ngày để đảm bảo môi trường sinh trưởng tốt nhất cho cá nên lượng nước sử dụng hàng năm là 990.000 m3/ năm. Giá trị dịch vụ điều tiết và duy trì nguồn nước phục vục vụ nuôi cá nước lạnh được tính theo giá trị DVMTR và theo mức chi trả thí điểmcủa UBND tỉnh Lào Cai quy định 20.000 đồng/m3 ao nuôi [UBND tỉnh Lào Cai, 2019] được trình bày tại Bảng 3.41. Với cách tính giá trị dịch vụ điều tiết và duy trì nguồn nước phục vụ nuôi trồng thủy sản nước lạnh theo thể tích ao nuôi chưa phản ánh hết giá trị DVMTR vì ao thường xuyên thay nước nên tính theo lưu lượng nước sử dụng sẽ hợp lý hơn.
Bảng 3. 41. Mức chi trả dịch vụđiều tiết và duy trì nguồn nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất của người dân khu vực VQG Ba Bể và lưu vực sông Năng TT Đối tượng chi
trả DVMTR
Đơn vị Số lượng Mức chi trả theo giá trị DVMTR (triệu đồng/năm)
Mức chi trả theo 156/2018/NĐ-CP
(triệu đồng/năm) 1 Người dân sử
dụng nước sinh hoạt
m3/năm
1.428.566 12.357 74,29
2 Cơ sở sản xuất công nghiệp
m3/năm
163.700 2.533 8,19
3 Cơ sở sản xuất thủy điện
triệu kwh
điện/năm 416 765.440 14.976
4 Cơ sở nuôi cá nước lạnh*
m 3/năm
990.000 26.376 60,0*
Tổngtiền 806.706 15.118,48
Phí DVMTR triệu
đồng/ha 80,29 1,5
(Ghi chú*, đơn giá DVMTR nước lạnh tính theo QĐ 1494/2017/QĐ-UBND tỉnh Lào Cai điều chỉnh tiền thu phí DVMTR đối với các cơ sở nuôi cá nước lạnh)
Tóm lại, tổng hợp giá trị dịch vụ điều tiết và duy trì nguồn nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất tại Bảng 3.41 cho thấy, nếu rà soát và thu phí DVMTR đối với tất
cả các đối tượng sử dụng dịch vụđiều tiết và duy trì nguồn nước từ VQG Ba Bể thì mức phí thu được có thể đạt 1,5 triệu đồng/ha rừng, còn tính theo giá trị DVMTR đã được lượng hóa thì mức phí này còn cao hơn nữa đạt 80,29 triệu đồng/ha. Với mức thu nhập này sẽ thu hút được sự quan tâm của người dân trong công tác bảo vệ và phát triển rừng.
* Dịch vụ hấp thụ và lưu giữ các-bon rừng tại VQG Ba Bể
Kết quả tính toán mục 3.2.1. cho thấy giá trị hấp thụ carbon hàng năm của VQG Ba Bể dao động 0,62 - 3,1 tỷ đồng/ năm. Mặc dù, hiện nay nhà nước chưa có quy định đối với việc thu phí dịch vụ hấp thụ và lưu giữ các-bon rừng, nhưng trong thời gian tới Thủ tướng Chính phủ sẽ xem xét cho phép thực hiện thí điểm tiến tới có chính sách cụ thể để triển khai quy định của Luật Lâm nghiệp về việc tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh gâyphát thải khí nhà kính lớn phải chi trả tiền dịch vụ về hấp thụ và lưu giữ các-bon của rừng. Nếu chính sách này được triển khai thì sẽ có thêm một nguồn kinh phí đáng kể phục vụ cho công tác bảo vệ và phát triển rừng tại VQG Ba Bể.
- Đối tượng phải chi trả DVMTRtrong nước: Theo điểm đ khoản 2 Điều 63 Luật Lâm nghiệp, quy định “các đối tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh gây phát thải khí nhà kính lớn phải chi trả tiền dịch vụ về hấp thụ và lưu trữ các-bon của rừng”.
Qua khảo sát các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tại khu vực VQG Ba Bể thì không có cơ sở sản xuất nào thuộc nhóm đối tượng sử dụng nhiều nhiên liệu hóa thạch, gây phát thải khí nhà kính lớn, cần phải kiểm soát như sản xuất xi măng hoặc nhiệt điện. Vì vậy dịch vụ hấp thụ và lưu trữ các-bon rừng tại VQG Ba Bểhiện tại không có đối tượng phải trả DVMTR là tổ chức, cá nhânthuộckhu vực VQG Ba Bể.
Tuy nhiên, do môi trường không khí không có tính biên giới, nhờ quá trình vận động của khí quyển, các dòng không khí luôn được luân chuyển từ nơi này đến nơi khác. Dòng không khí bị nhiễm bẩn theo hoàn lưu khí quyển đến khu vực VQG Ba Bể được HST rừng lọc sạch và di chuyển đến khu vực khác, rồi lạitiếp tục nhận khối không khí ô nhiễm từ nơi khác đến để lọc và làm sạch không khí, quá trình đó diễn ra liên tục không ngừng nghỉ khi HST rừng vẫn tồn tại. Nên để đảm bảo tính công bằng, theo nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền, thì tất cả các đối tượng là cá nhân hay tập thể, có các hoạt động phát sinh ra khí thải đều phải đóng góp chi phí cho dịch vụ hấp thụ các-bon và điều hòa khí hậu.
Trong giai đoạn trước mắt có thể hướng tới các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ phát thải lớn trên toàn quốc cùng tham gia thị trường mua bán dịch vụ hấp thụ và lưu trữ các-bon trên toàn quốc.Quỹ BV&PTR trung ương và Quỹ BV&PTR địa phương có vai trò trung gian hỗ trợ quá trình chi trả tiền dịch vụ hấp thụ và lưu trữ các-bon rừng.
Các loại hình doanh nghiệp đó bao gồm: các cơ sở sản xuất xi măng, các cơ sở sản xuất nhiệt điện, các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng, các cơ sở luyện kim, khai khoáng và các loại hình sản xuất khác có phát sinh khí thải đặc biệt là CO2 và các khí nhà kính khác. Các loại hình doanh nghiệp gây ô nhiễm này sẽ nộp tiền chi trả DVMTR vào Quỹ BVPTR Việt Nam. Quỹ sẽ có vai tròđiều tiết nguồn tiền thu được, chi trả về Quỹ BV&PTR của mỗi tỉnh theo diện tích rừng mà mỗi tỉnh có.
Như vậy, sẽ đảm bảo được nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền và đảm bảo công bằng cho người dân tham gia bảo vệ rừng vẫn được nhận tiền chăm sóc bảo vệ rừng do Quỹ BV&PTR trung ương điều tiết. Các đối tượng thuộc diện phải nộp tiền chi trả DVMT rừng đối với dịch vụ hấp thụ các-bon trên toàn quốcbao gồm:
+ 23 nhà máy nhiệt điện than, thải ra khoảng 12,2 triệu tấn tro xỉ mỗi năm;
lượng tro, xỉ tồn trữ tại các bãi chứa khoảng 25,2 triệu tấn và phải sử dụng tổng diện tích bãi thải xỉ khoảng 700 ha, chứa nhiều tạp chất ô nhiễm, gây áp lực không nhỏ lên môi trường không khí.
+ Khoảng 65 dự án sản xuất gang thép có công suất 100.000 tấn/năm trở lên, sản lượng sắt thép thô năm 2018đạt hơn 17,7 triệu tấn, thép cán ước đạt 5,8 triệu tấn, thép thanh, thép góc đạt 6,4 triệu tấn. Quá trình sản xuất gang thép thải ra môi trường một lượng lớn chất thải. Theo tính toán, sản xuất 01 tấn thép sẽ thải ra từ 0,5 - 01 tấn xỉ, l0.000 m3khí thải, l00 kg bụi [Bộ TNMT, 2019].
+ Cả nước có 251 khu công nghiệp, 689/807 cụm công nghiệp đã đi vào hoạt động thu hút khoảng 9.818 dự án, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh; có khoảng 5.400 làng nghề và làng có nghề [Bộ TNMT, 2019], là nguồn phát sinh chất thải gây ô nhiễm môi trường không khí.
+ Cả nước có 3.673.383 xe máy, 360.267 ô tô được sản xuất, nhập khẩu, lắp ráp mới [Bộ TNMT, 2019]. Khí thải từ hoạt động giao thông vận tải được xem là nguồn gây ô nhiễm đối với môi trường không khí, đặc biệt ở các khu vực đô thị có mật độ giao thông cao.Nên vai trò điều hòa khí hậu và hấp thụ khí CO2 của rừng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.