Điều kiện kinh tế - xã hội Vườn Quốc gia Ba Bể

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giá trị và khả năng chi trả dịch vụ môi trường rừng tại vườn quốc gia ba bể, tỉnh bắc kạn (Trang 46 - 49)

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.3. T ổng quan khu vực nghiên cứu

1.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội Vườn Quốc gia Ba Bể

* Đặc điểm dân cư: Dân số các xã thuộc VQG Ba Bể (7 xã vùng lõi: Nam Mẫu, Quảng Khê, Khang Ninh, Cao Trĩ, Cao Thượng, Hoàng Trĩ, Nam Cường) là 21.657 nhân khẩu thuộc 4.535 hộ [UBND huyện Ba Bể, 2019a]. Hầu hết dân cư xung quanh VQG Ba Bể là dân tộc thiểu số: Tày, Nùng, Dao, H‘Mông, Sán Chỉ và dân tộc Kinh sinh sống rải rác ở các thôn bản.

* Đặc điểm kinh tế: Hoạt động phát triển kinh tế của người dân khu vực VQG Ba Bể chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Tổng sản lượng lương thực có hạt năm 2019 đạt 31.159 tấn, đạt 100,2% kế hoạch; lương thực bình quân đạt 609 kg/người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo trung bình các xã là 26,5% [UBND huyện Ba Bể, 2019a].

Lâm nghiệp: Do đặc thù của VQG Ba Bể, tồn tại các nhóm dân cư sống xen kẽ trong và xung quanh VQG. Hàng năm, Vườn giao khoán trên 5000 ha rừng cho hơn 400 hộ gia đình bảo vệ, khoanh nuôi, trồng rừng tại phân khu phục hồi sinh thái [UBND huyện Ba Bể, 2019a].

Thương mại và du lịch: Xây dựng các mô hình dịch vụ du lịch sinh thái có sự tham gia của cộng đồng. Điển hình là hình thức dịch vụ khách du lịch nghỉ tại nhà sàn (homestay) của đồng bào người Tày; dịch vụ vận chuyển khách du lịch bằng xuồng tại các thôn, bản xung quanh hồ (như thôn Pác Ngòi). Xung quanh hoạt động này, ngoài việc nâng cao đời sống cho đồng bào trong vùng, còn có tác dụng nâng cao nhận thức của cộng đồng về công tác bảo vệ môi trường, sinh thái.

Giao thông và thủy lợi: Hiện nay, có đường 256 liên xã từ Chợ Rã đến Trung tâm VQG Ba Bể được rải nhựa. Đây là con đường chính kết nối giao thông của 3 xã: Cao Trĩ, Khang Ninh và Nam Mẫu. Tuyến đường 258 cũng đang được cải tạo đoạn từ km 42 đến 48 vào khu du lịch Ba Bể. Trên địa bàn hai xã Khang Ninh, Nam Mẫu hệ thống giao thông chủ yếu bằng đường bộ và đường thuỷ[UBND huyện Ba Bể, 2019a].

Tiểu kết chương 1

Luận án đã trình bày tổng quan nghiên cứu một số vấn đề liên quan đến DVMTR, lượng hóa giá trị DVMTR và các mô hình chi trả DVMTR trên thế giới và Việt Nam. Kết quả cho thấy, số lượng các nghiên cứu về DVMTR trong nước và trên thế giới đều gia tăng, thể hiện mức độ quan tâm của xã hội đối với DVMTR.

Hiện nay chỉ có 3 loại DVMTR là dịch vụ duy trì và điều tiết nguồn nước cho thủy điện, cho sản xuất nước sạch và dịch vụ bảo vệ cảnh quan phục vụ du lịch được thực hiện chi trả trong cả nước. Các DVMTR khác chưa được chi trả hoặc đang nghiên cứutriển khai thí điểm để hoàn thiện cơ chế, chính sách đưa vào chi trả theo nghị định 156/2018/NĐ-CP.

Tổngnguồn thu từ DVMTRở Việt Namlà không hề nhỏ, góp phần cung cấp nguồn tài chính cho công tác bảo vệ rừng, cải thiện một phần sinh kế cho cộng đồng dân cư sống trong rừng và gần rừng. Tuy nhiên, mức giá DVMTR làm căn cứ chi trả theo nhà nước quy định còn thấp, do phải dựa trên nhiều yếu tố như giá trị DVMTR, khả năng chi trả của đơn vị sử dụng DVMTR, khả năng bình ổn giá và ổn định xã hội khi đưa DVMTR vào giá thành sản phẩm,... vì vậy mức chi trả cho người dân tham gia bảo vệ rừng thường rất thấp (nhất là những khu vực có số hộ dân tham gia bảo vệ rừng lớn (Sơn La), diện tích rừng tham gia chi trả DVMTR thấp và đơn vị tham gia chi trả không nhiều (Bắc Kạn)), chưa phản ánh hết kết quả lượng hóa giá trị DVMTR nên chưa đem lại tác động lớn về mặt kinh tế và chưa thu hút được người dân tham gia bảo vệ và phát triển rừng.

Phần lớn các hoạt động chi trả đều theo cơ chế chi trả gián tiếp thông qua Quỹ BVPTR trung ương và cấp tỉnhlàm gia tăng chi phí trung gian trong quá trình chi trả.

Đã có một số nghiên cứu về đánh giá tính hiệu quả của chương trình chi trả DVMTR. Nhưng thiếu những nghiên cứu về xây dựng cơ chế theo dõi giám sát hoạt độngchi trả và giám sát kết quả bảo vệ rừng sau chi trả.

Các đối tượng sử dụng DVMTR hầu hết không muốn trả tiền sử dụng DVMTR và không thể thỏa thuận trực tiếp giữa bên cung ứng và bên sử dụng dịch vụ. Vì vậy, nhà nước phải ban hành các quy định bắt buộc, mang tính pháp lệnh, nên thực tế chi trả DVMTR ở Việt Nam là một hình thức chi trả “bắt buộc” và gần như không có sự thỏa thuận “mua” và “bán”. Hình thức chi trả tự nguyện (hay chi trả trực tiếp) gần như chưa thực hiện.Mức chi trả do nhà nước quy định.

Nguồn tài chính cho hoạt động chi trả DVMTR chủ yếu đến từ các đơn vị sử dụng DVMTR, ngoài ra còn có sự hỗ trợ về kỹ thuật, chuyên gia và tài chính của một số tổ chức quốc tế.

Riêng đối với VQG Ba Bể, hiện nay chỉ thực hiện chi trả đối với dịch vụ điều tiết và duy trì nguồn nước phục vụ sản xuất thủy điện thông qua Quỹ BVPTR trung ương và Quỹ PTĐR&BVMT tỉnh Bắc Kạn, nên chưa tương xứng với tiềm năng các DVMTR tại VQG Ba Bể. Việc lượng hóa giá trị DVMTR cũng mang tính đơn lẻ chưa tổng thể, còn nhiều DVMTR khác chưa được triển khai do chưa có đủ cơ sở khoa học và thực tiễn để thực hiện chi trả, hoặc gặp khó khăn trong việc lượng hóa giá trị DVMTR và giám sát chất lượng DVMTR sau chi trả, cũng như xác định các đối tượng, phạm vi chi trả DVMTR như dịch vụ hấp thụ và lưu trữ các-bon, bảo tồn ĐDSH, dịch vụ điều tiết và duy trì nguồn nước cho nuôi trồng thủy sản và sản xuất công nghiệp... làm hạn chếquá trình thực hiện chính sách chi trả DVMTR. Vì vậy cần tăng cường các nghiên cứu về giá trị và khả năng chi trả DVMTR là rất cần thiết góp phần hoàn thiện hơn chính sách chi trả DVMTR tại Ba Bể và các địa phương có điều kiện tương tự.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giá trị và khả năng chi trả dịch vụ môi trường rừng tại vườn quốc gia ba bể, tỉnh bắc kạn (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)