CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.4. M ột số khuyến nghị về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng
Trên cơ sở lượng giá các giá trị DVMTR tại VQG Ba Bể cũng như đánh giá hiện trạng và phân tích tiềm năng chi trả đối với các DVMTR tại VQG Ba Bể tác giả đưa ra một số khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách như sau:
1. Tiềm năng về DVMTR tại VQG Ba Bể là rất lớn, tuy nhiên hiện nay VQG Ba Bể chỉ thực hiện chi trả duy nhất 01 loại dịch vụ cung cấp và điều tiết nguồn nước phục vụ cho sản xuất thủy điện với số tiền chi trả năm 2018 là 7 tỷ đồng/ năm, (tương ứng 76.000 đồng/ha/năm) mức chi trả này vẫn còn thấp so với tiềm năng nên chưa thu hút được người dân tham gia bảo vệ rừng. Theo kết quả tính toán mức chi trả đối với dịch vụ điều tiết và duy trì nguồn nước tại VQG Ba Bể thấp nhất là 1,5
triệu đồng/ha/năm. Mức chi trả cho 5 loại DVMTR chủ yếu tại VQG Ba Bể dao động từ 2,17 - 81,19 triệu đồng/ha/năm. Vì vậy, cần tăng cường rà soát tất cả các đối tượng sử dụng DVMTR và đưa vào hoạt động chi trả DVMTR.
2. Hiện nay, tại VQG Ba Bể nói riêng và các khu vực khác trên cả nước nói chung đều thực hiện chi trả 01 hoặc 02 loại DVMTR, trong khi mỗi loại DVMTR đơn lẻ thường có giá trị kinh tế thấp. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả của chính sách chi trả DVMTR, cần phải khai thác và thực hiện chi trả đồng thời nhiều loại DVMTR cùng một lúc, như dịch vụ hấp thụ các-bon rừng, dịch vụ bảo vệ đất hạn chế xói mòn, dịch vụ điều tiết và duy trì nguồn nước phục vụ sản xuất công nghiệp, nuôi trồng thủy sản... mới góp phần nâng cao giá trị DVMTR và thu hút được người dân tham gia bảo vệ và phát triển rừng.
3. Cần nâng cao nhận thức về giá trị DVMT tại khu vực VQG Ba Bể và các khu vực khác trên toàn Quốc để thúc đẩy việc khai thác và đưa các giá trị DVMTR khác vào hệ thống chi trả, như dịch vụ hấp thụ các-bon rừng, dịch vụ bảo vệ đất hạn chế xói mòn, dịch vụ điều tiết và duy trì nguồn nước phục vụ sản xuất công nghiệp, nuôi trồng thủy sản...
4. Do hầu hết các DVMTR đều không có giá trên thị trường nên việc xác định giá trị dịch vụ còn gặp nhiều khó khăn, dẫn đến việc định mức chi trả DVMTR thường thấp hơn giá trị thực của nó. Vì vậy, cần tiết hành nhiều nghiên cứu hơn nữa về lĩnh vực này để từng bước xây dựng mức giá chi trả gần với trị thực của DVMTR để bổ sung thêm nguồn kinh phí cho công tác bảo vệvà phát triển rừng.
5. Mặc dù hình thức chi trả trực tiếp không được duy trì tại VQG Ba Bể tuy nhiên hình thức chi trả này vẫn có những ưu điểm riêng của nó, hoàn toàn phù hợp với các loại DVMTR quy mô nhỏ, mức chi trả thấp, như dịch vụ điều tiết và cung cấp nguồn nước phục vụ hoạt động sản xuất công nghiệp, nuôi cá nước lạnh, bảo vệ cảnh quan và bảo tồn ĐDSH phục vụ du lịch tại VQG Ba Bể... Vì vậy cần duy trì và phát triển mô hình này trong phạm vi nhỏ, do có thể chi trả trực tiếp, nên tính bền vững sẽ cao hơn; khả năng đồng thuận lớn, không phải mất chi phí trung gian. Vấn đề hiện nay là cần nâng cao năng lực quản trị cho cộng đồng tham gia mô hình chi trảtheo hình thức trực tiếp.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận
Luận án đã hoàn thành các nhiệm vụ nghiên cứu và rút ra một số kết luận sau:
1. Luận án đã cung cấp thông tin khoa học đểlượng hóa giá trị 5 loại DVMTR chính tại VQG Ba Bể, với tổng giá trị đạt 1.018,51 - 1.476,34 tỷ đồng tương đương 101,35 -146,92 triệu đồng/ha/năm.Trong đó dịch vụ điều tiết và duy trì nguồn nước phục vụ sản xuất là có giá trị lớn nhất, dao động từ 806,71 tỷ đồng/ năm - 812,8 tỷ đồng/năm, tiếp đó là dịch vụ bảo vệ cảnh quan và bảo tồn ĐDSH. Dịch vụ hấp thụ các-bon có giá trị thấp nhất đạt 0,62 tỷ đồng/năm đến 3,1 tỷ đồng/năm. Việc nghiên cứu giá trị DVMTR tại VQG Ba Bể có vai trò nhất định trong việc góp phần tính toán mức chi trả phù hợp với giá trị DVMTR; tạo ra nguồn tài chính ổn định trong công tác bảo vệ và phát triển rừng. Kết quả cho thấy nếu hoàn thiện được hành lang pháp lý để đưa 5 giá trị DVMTR chính của VQG Ba Bể vào hoạt động chi trả, thì mức thu nhập của người dân tham gia bảo vệ rừng không hề nhỏ, đạt từ 2,17 - 81,19 triệu đồng/ha/năm. Với mức thu nhập này, người dân tham gia chăm sóc bảo vệ rừng sẽ có thêm nguồn thu nhập ổn định, góp phần phát triển kinh tế địa phương và ổn định cuộc sống của người dân tại khu vực VQG Ba Bể.
2. Luận án đã đánh giá hiện trạng mô hình chi trả DVMTR tại VQG Ba Bể, trong đó hình thức chi trả trực tiếp không được duy trì, tuy nhiên đây là hình thức chi trả phù hợp đối với cộng đồng nhỏ, và giá trị DVMTR không quá lớn. Hình thức chi trả gián tiếp qua tổ chức trung gian là Quỹ PTĐR&BVMT tỉnh Bắc Kạn, và Quỹ BV&PTR trung ương vẫn đang duy trì ổn định. Tuy nhiên số lượng DVMTR tham gia chi trả còn hạn chế mới chỉ thực hiện đối với dịch vụ điều tiết và duy trì nguồn nước cho thủy điện.
3. Chi trả DVMTR tạo ra nguồn tài chính ổn định trong công tác bảo vệ và phát triển rừng, nhưng mỗi khu vực sẽ có đặc thù riêng. Nên luận án đã phát huy những mặt tích cực và hạn chế các mặt còn tồn tại của mô hình hiện tại để đề xuất mô hình chi trả DVMTR đặc trưng cho VQG Ba Bể bao gồm cả hình thức chi trả trực tiếp (đối với các dịch vụ có quy mô nhỏ như dịch vụ cảnh quan, bảo vệ đa dạng
sinh học, dịch vụ điều tiết và cung cấp nguồn nước phục vụ sản xuất công nghiệp, sinh hoạt, nuôi cá nước lạnh) và hình thức chi trả gián tiếp (đối với dịch vụ hấp thụ các bon rừng, dịch vụ điều tiết và cung cấp nguồn nước cung cấp cho thủy điện) phù hợp hơn với điều kiện thực tế của VQG Ba Bể, góp phần hoàn thiện chính sách chi trả DVMTR tại VQG Ba Bể, Bắc Kạn. Bổ sung thêm các DVMTR có thể triển khai chi trả và xác đối tượng sử dụng DVMTR tại khu vực VQG Ba Bể.
4. Luận án cũng đề xuất một số khuyến nghị góp phần hoàn thiện chính sách chi trả DVMTR tại VQG Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn theo hướng mở rộng các dịch vụ môi trường và các đối tượng tham gia chi trả DVMTR, góp phần nâng cao nguồn kinh phí cho công tác bảo vệ và phát triển rừng bền vững.
Kiến nghị
Kết quả nghiên cứu của luận án đưa ra các đề xuất hoàn thiện chính sách chi trả DVMTR tại VQG Ba Bể, góp phần quản lý rừng bền vững và tạo nguồn sinh kế ổn định cho cộng đồng tham gia quản lý bảo vệ rừng. Cụ thể như sau:
1. Đối với các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương:
- Tiếp tục nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện các hệ số lượng hóa giá trị DVMTR như hệ số hấp thụ các bon, hệ số bảo vệ đất hạn chế xói mòn cho từng vùng, nhằm hoàn thiện chính sách chi trả DVMTR trên nguyên tắc “tính đúng, tính đủ” và tuân theo cơ chế thị trường với sự tham gia giám sát của các bên liên quan;
- Hoàn thiện cơ chế điều tiết tiền DVMTR hợp lý, sớm tạo hành lang pháp lý tạo điều kiện đưa thêm các DVMTR mới vào thực hiện chi trả, như dịch vụ hấp thụ và lưu giữ các-bon rừng, dịch vụ cung cấp nguồn nước phát triển nuôi trồng thủy sản, sản xuất công nghiệp.
- Tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án thí điểm, tìm kiếm, đàm phám với các đối tác quốc tế tiềm nănghỗ trợ thực hiện sáng kiến REDD + và tham gia thị trường tín chỉ các-bon để chi trảdich vụ hấp thụ và lưu giữ các-bon rừng.
2. Đối với UBND tỉnh Bắc Kạn
- UBND tỉnh Bắc Kạncần nâng cao năng lực cơ quan thực thi chính sách chi trả DVMTR cấp tỉnh để nhanh chóng đưa các DVMTR mới vào chi trả, bổ sung các đơn vịsử dụng DVMTR vào danh sách phải chi trả DVMTR.
- Tiếp tục triển khai, nghiên cứu hoàn thiện cơ sở khoa học, các cơ chế quản lý và vận hành chi trả để đưa địch vụ bảo tồn ĐDSH, hấp thụ và lưu trữ các-bon, điều tiết và duy trì nguồn nước phục vụ sản xuất công nghiệp, nuôi trồng thủy sản bảo vệ đất hạn chếxói mòn vào thực hiện chi trả.
- Triển khai thu tiền DVMTR đối với các cơ sở sử dụng DVMTR như: Công ty TNHH Hợp Thành, Công ty cổ phần khoáng sản Bắc Kạn, Công ty kim loại màu Bắc Kạn, Mỏ Chì kẽm Pù Quéng; Xưởng tuyểnnổi chì kẽm Khau Bo Po thuộc Công ty Hoàng Nam, các công ty du lịch, các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch, Nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ homestay, HTX xuồng.
3. Kiến nghị với VQG Ba Bể và các UBND xã thuộc VQG Ba Bể:
- Tăng cường xây dựng cơ chế giám sát hoạt động chi trả DVMTR, giám sát hoạt động chăm sóc bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng của các tổ chức, hộ gia đình sau khi đã nhận tiền DVMTR, đồng thời có hình thức xử phạt đối với những tổ chức, cá nhân không tuân thủ quy định.
- Tăng cường công tác đối thoại giữa các bên tham gia chi trả DVMTR để giải quyết mọi mâu thuẫn vướng mắc phát sinh trong quá trình chi trả, tránh để tình trạng mâu thuẫn, chi trả thiếu minh bạch gây mất lòng tin trong dân.
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Nguyễn Thị Đông, Hà Thị Thúy Vin (2015), “Đánh giá công tác quản lý lâm nghiệp cộng đồng tại xã Mai Lạp, tỉnh Bắc Kạn”, Tạp chí Khoa học và công nghệ - Đại học Thái Nguyên, tập131, số 1/2015, tr.189 - 195.
2. Nguyễn Thị Đông, Nguyễn Thu Huyền (2019), “Đánh giá tình hình thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại Việt Nam”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Thái Nguyên, 209(16), tr.143 - 150.
3. Nguyễn Thị Đông, Nguyễn Thị Hoàng Liên (2019), “Cơ sở khoa học phân tích, đánh giá dịch vụ môi trường rừng tại Vườn Quốc gia Ba Bể”, Tạp chí Kinh tế Môi trường, số 1 - 2/2020, tr.83-87.
4. Thi Phuong Mai Nguyen, Thi Dong Nguyen (2020), “Community-based assessment of forest, provisioning ecosystem services in the Northern, Vietnam”, International Journal of Advanced Research and Publications, ISSN:
2456 - 9992 vol 4(1), 2020, pp.91 - 94.
5. Dong Nguyen Thi, Tap Van Huu, Mai Nguyen Thi Phuong, Lien Nguyen Thi Hoang (2020), “Estimation of forest carbon stocks in Ba Be National Park, Bac Kan province, Vietnam”, Forest and Society, 4(1), pp.195 - 208.
doi:http://dx.doi.org/10.24259/fs.v4i1.7848
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1. Ban quản lý Vườn Quốc gia Ba Bể (2011), Báo cáo tổng kết chương trình 661, Bắc Kạn.
2. Ban quản lý Vườn Quốc gia Ba Bể (2017), Báo cáo hiện trạng rừng Vườn Quốc gia Ba Bể, Bắc Kạn.
3. Ban quản lý Vườn Quốc giaBa Bể (2019), Báo cáo kết quả chi trả dịch vụ môi trường rừng tại Vườn Quốc gia Ba Bể, Bắc Kạn.
4. Trần Quang Bảo, Nguyễn Văn Thị (2013), "Khả năng hấp thụ CO2 của các trạng thái rừng tự nhiên tại huyện Mường La, Sơn La", Tạp chí Khoa học và Công nghệ lâm nghiệp (2), tr.60-69.
5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2006), Cẩm nang ngành nông nghiệp - Chương hấp thụ các-bon, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
6. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2016), Báo cáo đánh giá 8 năm tổ chức hoạt động Quỹ bảo vệ và phát triển rừng (2008-2015) và 5 năm thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (2011-2015) ở Việt Nam, Hà Nội.
7. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2017), Hệ thống thông tin tài nguyên rừng, Hà Nội.
8. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2018), Thông tư số 33/2018/TT- BNNPTNT quy định về điều tra, kiểm kê và theo dõi diễn biến rừng, Hà Nội.
9. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2019),Các nguồn gây ô nhiễm môi trường, Hà Nội. 10. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2018), Nghị định
156/2018/NĐ - CP ngày 16 tháng 1 năm 2018 hướng dẫn một số điều thực hiện Luật Lâm nghiệp, Hà Nội.
11. Chương trình UN - REDD Việt Nam (2012),Hướng dẫn đo đếm sinh khối rừng bằng phương pháp chặt hạ, Hà Nội.
12. Công ty Bảo hiểm Bảo Việt (2017), Giá bảo hiểm xe máy
https://www.baoviet.com.vn/insurance/Khach-hang-ca-nhan/Bao-hiem-xe- may/GeneralLandingPage/36/, ngày truy cập 11/9/2017, Hà Nội.
13. Công ty nhựa PVC (2019), Đơn giá nhựa năm 2019, Hà Nội.
14. Công ty Thủy điện Tuyên Quang (2019), Báo cáo sản lượng điện năm 2019, Tuyên Quang.
15. Công ty trách nhiệm hữu hạn Huydai Việt Nam (2020), Định mức tiêu hao nhiên liệu của máy phát điện chạy xăng Huydai, Hà Nội.
16. Dân số Thế giới (2017), Dân số châu Âu, https://danso.org/chau-au/, ngày truy cập 20/10/2018, Hà Nội.
17. Bùi Xuân Dũng, Nguyễn Đăng Khoa (2017), "Đặc điểm dòng chảy bề mặt và lượng nước xói mòn trên ô nghiên cứu dạng bản tại núi Nuốt - Xuân Mai - Hà Nội", Tạp chí Khoa học và Công nghệ lâm nghiệp (4), tr.64-73.
18. Trần Bình Đà (2010) "Ước tính khả năng hấp thụ CO2 của thảm rừng phục hồi sau nương rẫy tại khu bảo tồn thiên nhiên Thượng Tiến, tỉnh Hòa Bình", Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (13), tr.84-89.
19. Phan Văn Điền (2016), "Hệ số xói mòn của đất rừng đặc dụng ở núi Luốt - Xuân Mai, Hà Nội", Tạp chí Khoa học và Công nghệ lâm nghiệp (2), tr.21-30.
20. Phạm Hương Giang (2015), Nghiên cứu xác lập cơ sở địa lý học cho sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường tỉnh Bắc Kạn, Luận án Tiến sĩ Quản lý Tài nguyên và Môi trường, Viện Khoa học và Công nghệ, Hà Nội.
21. Hoàng Minh Hà và cộng sự (2013), Đánh giá khả năng và thiết kế chi trả dịch vụ môi trường (PES) tại Bắc Kạn, ICRAF.
22. Trần Thị Thu Hà (2019), "Các phương pháp lượng giá trị dịch vụ hệ sinh thái rừng và áp dụng thực tế tại Việt Nam", Tạp chí Môi trường (3), tr.84-88.
23. Trần Thị Thu Hà, Vũ Tấn Phương (2006), “Đánh giá giá trị cảnh quan của Vườn Quốc Gia Ba Bể và khu du lịch hồ Thác Bà”, Tạp chí Nông nghiệp Phát triển nông thôn (2), tr.87-94.
24. Phạm Hùng, Võ Lê Phú, Lê Văn Trung (2017), "Thành lập bản đồ xói mòn đất tại lưu vực sông Đa Dâng, tỉnh Lâm Đồng", Tạp chí Phát triển khoa học và Công nghệ (2), tr.47- 56.
25. Phan Bá Học và cộng sự (2019), "Tích hợp Hệ thống thông tin địa lý và Viễn thám để đánh giá xói mòn đất theo phương trình mất đất phổ dụng: Trường hợp nghiên cứu tại tỉnh Sơn La", Tạp chí Khoa học môi trường và Trái đất 35(1), tr.
42-52.
26. Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Kạn (2017), Nghị quyết 01/2017/NQ-UĐND về quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Bắc Kạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, Bắc Kạn.
27. Bảo Huy (2013), Dịch vụ hệ sinh thái/ Môi trường rừng, https://baohuy- frem.org/vn/wp-content/uploads/sites/3/2016/07/Bài-giảng-Dịch-vụ-hệ-sinh- thái-Môi-trường-rừng.dpf. Truy cập ngày 13/8/2016.
28. Liên minh bảo tồn thiên nhiên Quốc tế (IUCN) (2008), Tổng quan về áp dụng
tiếp cận hệ sinh thái vào các khu đất ngập nước tại Việt Nam, Hà Nội.
29. Nguyễn Ngọc Lung (1995), Nghiên cứu và áp dụng các cơ sở khoa học, các giải pháp kinh tế - kỹ thuật để quy hoạch thiết kế lưu vực phòng hộ, xây dựng rừng phòng hộ nguồn nước, rừng chống gió bão ven biển, Đề tài cấp Nhà nước. 30. Nguyễn Viết Lượng, Tô Trọng Tú, Trịnh Xuân Hồng, Lê Trần Chấn (2018),
"Nghiên cứu khả năng hấp thụ các-bon rừng của một số VQG và Khu bảo tồn ở Việt Nam", Tạp chí Môi trường (2), tr. 43- 48.
31. Phạm Khánh Nam, Trịnh Đình Thụy, Phạm Thị Tâm, Văn Đức Hồng Vũ, Phạm Thanh Bình, Bùi Đình Thể (2005a), Kinh tế môi trường và tài nguyên thiên nhiên, Đại học Kinh tế, TP.Hồ Chí Minh.
32. Phạm Khánh Nam, Trịnh Đình Thụy, Phạm Thị Tâm, Văn Đức Hồng Vũ, Phạm Thanh Bình, Bùi Đình Thể (2005b), “Sử dụng phương pháp chi phí du lịch phân tích giá trị giải trí của cụm đảo san hô Hòn Mun, tỉnh Khánh Hòa”, Kinh tế môi trường và tài nguyên thiên nhiên, Đại học Kinh tế, TP. Hồ Chí Minh.
33. Nhà máy thủy điện Chiêm Hóa (2019), Báo cáo thông số kỹ thuật và sản lượng điện nhà máy thủy điện Chiêm Hóa năm 2019, Tuyên Quang.
34. Vũ Tấn Phương (2009), Nghiên cứu định giá rừng tại Việt Nam, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
35. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2017), Luật Lâm nghiệp, Hà Nội.
36. Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam (2018), Báo cáo tổng kết hoạt động chi trả dịch vụ môi trường năm 2018, Hà Nội.
37. Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam (2019), Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng,Hà Nội.
38. Quỹ phát triển đất rừng và Bảo vệ môi trường tỉnh Bắc Kạn (2018), Báo cáo tổng kết tình hình chi trả dịch vụ môi trường rừng tại tỉnh Bắc Kạn, Bắc Kạn.
39. Vương Văn Quỳnh (2011), Nghiên cứu xác định giá trị dịch vụ môi trường rừng trong lưu vực một số hồ thủy điện ở Việt Nam, Đề tài cấp bộ 2011-2013, Hà Nội.
40. Nguyễn Tử Siêm, Thái Phiên (1999), Đất đồi núi Việt Nam, thoái hóa và phục hồi, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
41. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Kạn (2015), Báo cáo, điều tra, thống kê và đánh giá đa dạng sinh học của tỉnh Bắc Kạn, nghiên cứu đề xuất các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học, Bắc Kạn.