CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3. C ác phương pháp nghiên cứu
2.3.2. Phương pháp lượng hóa giá trị dịch vụ môi trường rừng tại Vườn Quốc gia Ba Bể
Theo nội dung trình bày tại chương 1 của luận án, khi đánh giá giá trị VQG Ba Bể luận án sẽ tập trung vào các DVMTR chính sau:
- Dịch vụ hấp thụ và lưu giữ các-bon rừng (GT1) - Dịch vụbảo vệ cảnh quan (dịch vụ du lịch) (GT2) - Dịch vụ bảo tồn ĐDSH (GT3)
- Dịch vụ điều tiết và duy trì nguồn nước (GT4) - Dịch vụbảo vệ đất và hạn chế xói mòn (GT5)
Như vậy tổng giá trị kinh tế (GT) tại VQG Ba Bể cung cấp từ các DVMTR được xác định như sau:
∑ 𝐆𝐓 = ∑ 𝐆𝐓𝐢 𝟓𝐢=𝟏 [1]
2.3.2.1. Phương pháp lượng hóa giá trị hấp thụ và lưu giữ các-bon rừng (GT1) Trong HST rừng tồn tại 5 bể các-bon chính đó là các-bon sinh khối cây gỗ; các-bon thảm tươi, cây bụi; các-bon cây gỗ chết, thảm mục; các-bon dưới mặt đất (trong rễ) và các-bon trong đất (IPCC, 2006). Trong đó bể các-bon sinh khối cây gỗ chiếm tỷ lệ lớn nhất và quan trọng nhất (UN-REDD, 2012). Để điều tra, đánh giá trữ lượng các bể các-bon này khá là phức tạp, trong phạm vi luận án chỉ tập trung
đánh giá trữ lượng các-bon trên mặt đất (CAG) (bao gồm: các-bon cây gỗsống, các- bon thảm tươi, cây bụi (Ctt,cb)); các-bon dưới mặt đất (CBG) và các-bon thảm mục (Ctm) theo từng trạng thái rừng (rừng giàu, rừng trung bình, rừng nghèo và phục hồi).
Trước khi trình bày cụ thể nội dung các phương phápước tính trữ lượng các- bon này, luận án trình bày phương pháp điều tra khảo sát thực địa, lấy mẫu và cách điều tra ô tiêu chuẩn (OTC).
a. Phương pháp điều tra khảo sát thực địa
Tác giả đã khảo sát thực địa theo tuyến tạikhu vực VQG Ba Bể để xác định các khu vực đặc trưng và phù hợp cho việc thiết lập 45 OTC. Các tuyến điều tra được thiết kế trên bản đồ theo các đường song song hướng Bắc Nam, mỗi tuyến cách nhau 250 m. Trên mỗi tuyến thiết lập cácOTC điều tra.Phương pháp khảo sát thực địa sẽ góp phần loại bỏ các OTC nằm ở vị trí không thích hợp cho việc lấy mẫu (ví dụ: ở vị trí quá dốc, quá xa không thể tiếp cận, không đặc trưng cho đối tượng lấy mẫu). Trong quá trình khảo sát thực địa, ngoài việc thu thập số liệu về hiện trạng rừng khu vực nghiên cứu: thành phần, số lượng loài, đường kính ngang ngực của cây gỗ trong OTC, tác giả cũng khảo sát các hoạt động phát triển kinh tế xã hội của người dân tại khu vực nghiên cứu, hiện trạng sử dụng và quản lý các loại DVMTR tại VQG Ba Bể.
b. Phương pháp lấy mẫu và điều tra OTC
* Dụng cụ: máy GPS cầm tay, bản đồ hiện trạng rừng năm 2017 do BQL VQG Ba Bể cung cấp, bảng cài bằng, thước dây 50m, thước dây 5m, cân 100kg, cân 2kg, cân điện tử, dây thừng, nilon có khóa, bút, sổ ghi chép hiện trường.
* Thiết lập ô tiêu chuẩn:
Để thiết kế được các OTC, trước tiên sử dụng bản đồ địa hình và bản đồ hiện trạng rừng để vạch tuyến điều tra, xác định các OTC trên tuyến. Tiếp đó, sử dụng bản đồ và GPS để đến các khu vực cần lập OTC. Trên cơ sở khảo sát thực địa (để loại bỏ các OTC không phù hợp), xác định 45 OTC đặc trưng và phù hợp với khu vực nghiên cứu theo 3 trạng thái rừng giàu, rừng trung bình, rừng nghèo và phục hồi, mỗi ô có kích thước 500m2 (20mx25m) số lượng các OTC lấy mẫu đặc trưng cho từng trạng thái rừngtại các xã được trình bày tại Bảng 2.1.
Bảng 2. 1. Số lượng các OTC được thiết lập ở các xã tại khu vực nghiên cứu
Huyện Xã
Số lượng OTC
Rừng giàu Rừng trung bình Rừng nghèo và phục hồi
Tổng
Ba Bể
Nam Mẫu 5 5 5 15
Quảng Khê 10 5 15
Hoàng Trí 10 10
Chợ Đồn Nam Cường 5 5
Tổng 5 25 15 45
* Điều tra OTCsơ cấp
Đối với thân gỗ: Xác định tên cây; đo chu vi và xác định đường kính ngang ngực tại độ cao 1,3 m từ mặtđất (D1.3) của tất cả các cây thân gỗ có D1,3 ≥ 6cm. Kết quả thu được ghi vào Biểu mẫu 1, Phụ lục 1.
* Điều tra OTC thứ cấp
Trong mỗi OTC sơ cấp, lập một OTC thứ cấp 1m2, như vậy tổng số OTC thứ cấp là 45 OTC, xác định khối lượngthảm tươi cây bụivà thảm mụctrong OTC thứ cấp.
Đối với tầng thảm tươi, cây bụi: Lấy toàn bộ cây bụi (đủ các bộ phận thân, cành, lá, rễ) tại khu vực OTC 1m2, cân xác định trọng lượng tươi của thảm tươi, cây bụi tại OTC, tiếp đó lấy mẫu (100g) mang về phòng thí nghiệm sấy khô ở 1050C đến khối lượng không đổi, cân xác định sinh khối khô. Mẫu khô được nghiền nhỏ để phân tích hàm lượng các-bon trong mẫu (quá trình này được trình bày chi tiết ở phần phương pháp đo đếm các-bon tầngthảm tươi cây bụi).
Đối với tầng thảm mục: Thu toàn bộ lượng thảm mục có tại OTC 1m2, sử dụng sàng để loại bỏ đất cát có lẫn trong tầng thảm mục, cân trọng lượng, lấy 50g mẫu mang về phòng thí nghiệm để sấy khô tại 105 0C đến khối lượng không đổi, cân xác định sinh khối khô. Sau đó mẫu khô được nghiền nhỏ, đưa đi phân tích hàm lượng các-bon (trình bày chi tiết ở phần phương pháp đo đếm các-bon tầng thảm mục).
c. Phương pháp đotrữ lượng các-bon
Do VQG Ba Bể nghiêm cấm việc chặt hạ cây gỗsống, nên NCS đo trữ lượng các-bon cây gỗ sống bằng phương pháp ước tính thông qua phương trình sinh trắc và hệ số chuyển đổi của IPCC. Đối với trữ lượng các-bon tầng thảm tươi cây bụi và
các-bon tầng thảm mục tác giả sử dụng phương pháp đốt đem lại kết quả có độ chính xác cao, cụ thể như sau:
* Trữ lượng các-bon cây gỗsống trên mặt đất (CAG): Các-bon tích lũy trên mặt đất trong cây gỗ sống của rừng được xác định theo công thức của chương trình UN-REDD Việt Nam đưa ra đối với rừng lá rộng thường xanh khu vực Đông Bắc Việt Nam năm 2012.
Công thức tính sinh khối trên mặt đất [UN-REDD, 2012]:
AGB = 0,1142*D2,4451
[2]
Trong đó: - AGB: là sinh khốitrên mặt đất
- D: đường kính cây tại vị trí cách mặt đất 1,3m
Từ sinh khối cây cá lẻ, tính toán tổng sinh khối cho toàn bộ cây trong ô mẫu và cho toàn khu vực nghiên cứu.
Tính trữ lượng các-bon dựa trên sinh khối rừng:
Trữ lượng các-bon thân gỗ trên mặt đất= sinh khối * 0,47 [3] [IPCC, 2006]
Trong đó: - Sinh khối (tấn khô /ha)’
- 0,47 hệ số các-bon mặc định theo IPCC
* Trữ lượng các-bon dưới mặt đất (CBG): Để xác định trữ lượng các-bon dưới mặt đất luận án đã sử dụng hệ số chuyển đổi giữa sinh khối trên mặt đất và sinh khối dưới mặt đất đối với rừng mưa nhiệt đới được đưa ra trong hướng dẫn ước tính sinh khối dưới mặt đất cho Việt Namtại "Cẩm nang ngành lâm nghiệp - chương hấp thụ các-bon" của Bộ NNPTNT [Bộ NPTNT, 2006]. Như vậy, để ước tính sinh khối dưới mặt đất tác giả đã áp dụng hệ số 0,2 theo công thứcbên dưới:
Sinh khối dưới mặt đất (BGB) = Sinh khối trên mặt đất * 0,20 [4]
Trữ lượng các-bon dưới mặt đất (CBG) = Sinh khối dưới mặt đất *0,47 [5]
* Trữ lượng các-bon tầng thảm tươi cây bụi (Ctt,cb) và tầng thảm mục (Ctm): Trữ lượng các-bon tầng thảm tươi, cây bụi và tầng thảm mục có giá trị không lớn, nên trong các nghiên cứu về điều tra trữ lượng rừng, 2 tầng này thường bị bỏ qua. Tuy nhiên, để ước tính trữ lượng các-bon rừng tại VQG Ba Bể một cách chính xác và đầy đủ nhất có thể, luận án vẫn tiến hành phân tích xác định trữ lượng các- bon tại 2 tầng nàyở 45 OTC thứ cấp, mỗi ô có kích thước 1 m2 theo hướng dẫn đo đếm trữ lượng các-bon rừng bằng phương pháp chặt hạ của chương trình UN - REDD Việt Nam (2012). Bao gồm các bước sau:
- Xác định sinh khối tươi: Cân toàn bộ thảm tươicây bụi (thân, cành, lá rễ tầng thảm tươi cây bụi) hoặc toàn bộ thảm mục thu hoạch tại OTC 1 m2 để xác định sinh khối tươi của tầng thảm tươi cây bụi hoặc tầng thảm mục. Để lấy được tối đa khối lượng tầng thảm mục, tác giả đã sử dụng sàng và rây mắt lưới nhỏ 0,2 mm để giữ lại các vật liệu thảm mục trong OTC 1m2. Cân xác định sinh khối tươi.
- Xác định sinh khối khô: Lấy 100 gam mẫu tươi tầng thảm tươi cây bụi hoặc tầng thảm mục đem về phòng thí nghiệm sấy khô ở 1050C đến khối lượng không đổi, đem cân để xác định sinh khối khô của thảm tươi cây bụi và thảm mục của mẫu, ghi chép số liệu vào Phụ lục 1, biểu mẫu 2.
- Nghiền mẫu: Mẫu sau khi sấy khô được nghiền nhỏ bằng máy xay và máy nghiền bi hành tinh đến khi đạt kích thước bột mịn.
- Phân tích mẫu xác định trữ lượng các-bon hấp thụ tại tầng thảm tươi cây bụi (Ctt,cb) và các-bon hấp thụ tại tầng thảm mục (Ctm): Sử dụng máy phân tích các-bon Lego CHN2000 để đo. Khi chế độ phân tích được chọn, mẫu từ khay sẽ rơi xuống buồng đốt tại nhiệt độ 900 - 10000C, và chuyển hóa mẫu thành CO2. Khí này sẽ đi qua tế bào hồng ngoại để xác định lượng các-bon có trong mẫu [UN- REDD Việt Nam, 2012].
c. Lượng hóa giá trịhấp thụvà lưu trữ các-bon tại VQG Ba Bể
Trữ lượng các-bon tích lũy tại VQG Ba Bể (Gc) = CAG + CBG + Ctt,cb + Ctm [6]
Giá trị các-bon tích lũy tại VQG Ba Bể (đồng) = Gc * Pc* T [7]
Trong đó:
Gc: Tổng trữ lượng các-bon tích lũy(tấn)được quy đổi về năm 2017 Pc: Giá bán các-bon trên thị trường (USD/tấn)
T: Tỷ giá đôla Mỹ trên thị trường (năm 2017 và 2020).
Do chưa đủ nguồn lực để xác định hệ số tăng trưởng rừng tại VQG Ba Bể, nên luận án sử dụng hệ số tăng trưởng rừng do ICRAF (2011) và Viện điều tra Quy hoạch rừng (2010) công bố đểtính lượng các-bon hấp thụ hàng năm tại VQG Ba Bể:
Trữ lượngcác-bon hấp thụ hàng năm tại VQG Ba Bể =∑i1ki∗Si [8]
Trong đó:
ki: hệ số hấp thụ các-bon theo mức độ tăng trưởngrừnghàng năm theo trạng thái rừng thứ i (i từ 1 đến 3 tương ứng với trạng thái rừng giàu, rừng trung bình và rừng nghèo, phục hồi) [ICRAF, 2011 và Viện điều tra Quy hoạch rừng, 2010] (tấn CO2e/ha/năm).
Si: diện tích phân theotrạng thái rừng thứ i (ha)
2.3.2.2. Phương pháp lượng hóa giá trị dịch vụ bảo vệ cảnh quan (dịch vụ du lịch) (GT2)
Tác giả đã lựa chọn phương pháp chi phí du lịchđể đánh giá, vì đây là phương pháp khá phổ biến và hiệu quả trong việc đánh giá các loại hàng hóa, dịch vụ phi thị trường. Ý tưởng về phương pháp này bắt nguồn từ Harold Hotelling năm 1947 và được Clawson và Knetsch phát triển chính thức vào năm 1966 [Phạm Khánh Nam, 2005a]. Gồm các bước sau:
a. Chọn địa điểm: VQG Ba Bể
b. Phân chia vùng: Do du khách từ nhiều khu vực khác nhau đến VQG Ba Bể, nên tác giả đã tiến hành khảo sát phỏng vấn ngẫu nhiên 118 khách du lịch (số lượng mẫu phiếu khảo sát được tính theo công thức Godden (2004) được trình bày bên dưới). Trong đó có 100 du khách trong nước và 18 du khách quốc tế đến thăm quan nghỉ dưỡng tại VQG Ba Bể, trong đợt khảo sát tháng 5/2017 (mẫu bảng hỏi được trình bày tại Phụ lục 2. Biểu mẫu số 1).
Việc phân vùng xuất phátdựa theo khoảng cách từ nơi xuất phát tới địa điểm du lịch của du khách. Vì vậy tác giả đã căn cứ vào địa điểm xuất phát của khách du lịch lấy tâm là VQG Ba Bể để phân chia khách du lịch thành 5 vùng, trình bày tại Bảng 2.2. Cơ sở tính toán phân vùng đảm bảo tính liên tục và phù hợp. Trong đó, vùng 5 là khách Quốc tế. Vì theo số liệu khảo sát thực tế và từ Ban quản lý khu du lịch Ba Bể, lượng khách quốc tế đến Ba Bể chủ yếu là khách Châu Âu với số lượng không hề nhỏ.
Bảng 2. 2. Vùng phân chia theo nguồn gốc khách du lịch Vùng
Khoảng cách (km)
Tỉnh, thành phố Dân số theo vùng
1 100 Bắc Kạn, Thái Nguyên, Cao Bằng 2.113.700
2 200 Tuyên Quang, Hà Nội, Bắc Giang, Bắc Ninh,
Hà Giang, Lạng Sơn 12.695.100
3 400 Hòa Bình, Quảng Ninh, Hải Phòng, Ninh
Bình, Thanh hóa, Sơn La 9.815.300
4 > 500 Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa
Thiên Huế 5.795.400
5 >1000 Khách quốc tế chủ yếu đến từ châu Âu 742.073.853 [Nguồn: Tổng cục thống kê, 2017; Dân số thế giới, 2017]
c. Lấy mẫu: cỡ mẫu được xác định theo công thức của Godden (2004) với tổng lượng khách du lịch > 50.000:
Trong đó: [9] [Godden, 2004]
Z: tham số thể hiện mức độ tin cậy: Z= 1,645 với độ tin cậy 90%;Z=1,96 với độ tin cậy 95%; Z= 2,576 với độ tin cậy 99%. Luận án chọn Z =1,96 tương ứng độ tin cậy 95% vừa đảm báo có ý nghĩa cao về mặt toán học vừa đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế.
P:là xác suất đưa ra 1 lựa chọn. Để kết quả khách quan, luận án sử dụng giá trị trung bình giả định là 0,5.
C: là sai số biên, chọn là 0,09.
Số lượng du khách đến với VQG trung bình năm 2017: số lượng du khách đếnvới VQG Ba Bể là 61.287 lượtngười.
Sau khi tính toán, xác định cỡ mẫu n* = 118.
d. Tính tỷ lệ khách du lịch cho từng vùng
Tỷ lệ du lịch trên 1000 dân ở mỗi vùng được tính theo công thức bên dưới VR = Lượng khách vùng i
Dân số vùng i (1000 người) [10]
e. Ước tính chi phí du lịch: Là chi phí mà khách du lịch bỏ ra để đến địa điểm thăm quan. Nó bao gồm 3 loại chi phí chủ yếu sau : chi phí đi lại; chi phí thời gian (hay còn gọi là chi phí cơ hội) và chi phí tại điểm du lịch.
e1. Chi phí đi lại bao gồm vé xe, xăng dầu để đi đến điểm du lịch. Du khách có thể đi bằng xe máy, ô tô hoặc máy bay kết hợp với ô tô (đối với khách quốc tế).
- Đối với xe máy chi phí đi lại bao gồm:
Cm= (Cxăng + CKhấu hao + CBảo hiểm +Cdầu xe, bảo dưỡng)*D*2 [11]
Trong đó: Cm: chi phí đi lạibằng xe máy
Cxăng: Chi phí nhiên liệu, giả sử xe máy chạy trung bình 2 lít xăng/100 km;
giá 1 lít xăng A92 là: 18.140 đồng/lít; Cxăng = 363 đồng/km. [Petrolimex, 2017]
CKhấu hao: Chi phí khấu hao tài sản, giá trị xe máy thông thường 20 triệu đồng, tỷ lệ khấu hao tài sản 5%, trên một năm ứng với 1 triệu đồng/năm và 1 năm đi được khoảng 10.000 km vậy mức khấu hao là CKhấu hao= 100 đồng/km.
CBảo hiểm: Tiền bảo hiểm xe máy lấy mức trung bình 60.000 đồng/năm, 1 năm đi 10.000 Km. Vậy CBảo hiểm = 6 đồng/km [Công ty bảo hiểm Bảo Việt, 2017].
Cdầu xe: Chi phí thay dầu 100.000 đồng/hộp, chạy được khoảng 1.000 km nên chi phí dầu máy là 100 đồng/km. Chi phí bảo dưỡng 500.000 đồng/ lần. Một năm bảo dưỡng 1 lần, chi phí bảo dưỡng = 50 đồng/km [Trung tâm bảo dưỡng Hon Đa, 2017].
D: khoảng cách của khách du lịch đến VQG Ba Bể.
Vậy Cm = (363+100+6+100 + 50)*D*2 = 1.238*D (đồng/km)
- Đối với ô tô và thuê xe theo đoàn: Những du khách ở vùng 2 trở đi chủ yếu đi theo nhóm hoặc gia đình, phương tiện chủ yếu là ô tô khách hoặc thuê xe đi theo nhóm. Xa nữa thì đi máy bay kết hợp ôtô. Do không có số liệuvề tỷ lệ du khách đi xe riêng, nên để đơn giản tác giả đã giả định tất cả khách từ vùng 2 trở đi đều đi xe khách. Chính vì vậy, chi phí đi lại của du khách từ vùng 2 trở điđều tính theo giá xe khách. Đơn giá được trình bày tại Bảng 2.3.
Bảng 2. 3. Giá vé ô tô khách hoặc máy bay tới VQG Ba Bể
Vùng Giá xe*(VNĐ) Ghi chú
1 50.000 Giá vé xe khách Thái nguyên - Bắc Kạn 2 175.000 Giá vé xe khách Mỹ Đình - Ba Bể
3 400.000
Khách thường kết hợp đi 2 điểm nên chi phí đến VQG Ba Bể được chia đều cho 2 điểm = 200.000 (VNĐ)Ba Bể - Bản Giốc
4 660.000
Thường kết hợp đi nhiều điểm 2-3 điểm; nên mức chi phí được chia đều cho 3 điểm = 220.000 (VNĐ)Ba Bể - Bản Giốc - Đồng Văn
5 18.690.000
Chủ yếu là khách châu Âu sang du lịch tại Việt Nam, bằng máy bay, xe khách và thuê xe máy;
thường đi nhiều điểm như: Ba Bể, Hà Giang, Hạ Long, Đà Nẵng, Nha Trang, nên mức chi phí đi lại sẽ được chia cho 5 điểm = 3.738.000 (VNĐ) (Ghi chú : * Giá vé được tính theo thời điểm điều tra năm 2017và năm 2020
không có sự biến động)
- Đối với khách đi bằng máy bay: Chủ yếu khách vùng 5 sẽ đi bằng máy bay, kết hợp với ôtô. Tuy nhiên những khách này thường đi nhiều điểm du lịch. Vì vậy, chi phí đi lại sẽ bằng tổng tiền vé chia cho số điểm du lịch.
e2. Chi phí thời gian di chuyển và ở lại Ba Bể (chi phí cơ hội)
Chi phí về thời gian di chuyển được coi là chi phí cơ hội do du khách đi du lịch đã mất thời gian làm việc tạo thu nhập. Chi phí cơ hội được tính qua ngày công lao động trung bình theo vùng. Khách du lịch trong nước đến VQG Ba Bể thường nghỉ lại từ 0,5 - 1 ngày; trong khi đó khách du lịch nước ngoài đến VQG Ba Bể thường ở 2 - 3 ngày.
e3. Chi phí tại địa điểm du lịch
Bao gồm vé vào cổng, vé tại các điểm du lịch, vé thuyền đi trên hồ; chi phí ăn uống; chi phí cho nhà nghỉ và chi phí khác tại VQG.
f. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến cầu du lịch.
g. Xây dựng đường cầu: hàm cầu về du lịch tại VQG Ba Bể được giả định tuyến tính theo phương trình VR = a* TC + b [12]
Trong đó : - VR là tỷ lệ du lịch /1000 dân
- TC là chi phí du lịch của du khách trong 1 lần du lịch
- a : hệ số ước lượng - b : hệ số chặn
h. Ước lượng thặng dư tiêu dùng:
Giá trị giải trí tại VQG Ba Bể được đánh giá là tổng diện tích phần nằm dưới
đường cầu (Hình 2.2) và mứcgiá sẵn lòng trả của du khách để bảo vệ VQG Ba Bể.
2.3.2.3. Phương pháp lượng hóa giá trị dịch vụ bảo tồn đa dạng sinh học (GT3) Do dịch vụ bảo tồn ĐDSH chưa có giá trên thị trường nên tác giả đã sử dụng phương pháp chi phí thay thế [Dixon, 1990] để xác định giá trị của dịch vụ bảo tồn ĐDSH. Coi chi phí dùng để duy trì, bảo vệ ĐDSHtại VQG Ba Bể chính là giá trị tối thiểu của ĐDSH tại VQG Ba Bể. Bởi vì, nếu không có nguồn đầu tư duy trì bảo vệ VQG Ba Bể thì các giá trị ĐDSH cũng không tồn tại do sự tàn phá của lâm tặc và sự khai thác trái phép của người dân.Nguồn kinh phí dùng để duy trì, bảo vệ VQG Ba Bể có thể đến từ ngân sách Nhà nước và các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức quốc tế quan tâm tới sự tồn tại và phát triển của VQG Ba Bể. Công thức tính giá trị dịch vụ ĐDSHnhư sau:
Chi phí
Lượng khách
V2 V1
P2 P1
Hình 2. 2. Đường cầu giải trí