Vai trò của hệ sinh thái rừng - hồ tại Vườn Quốc gia Ba Bể đối với các giá trị dịch vụ môi trường rừng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giá trị và khả năng chi trả dịch vụ môi trường rừng tại vườn quốc gia ba bể, tỉnh bắc kạn (Trang 73 - 80)

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. C ơ sở khoa học phân tích, đánh giá dịch vụ môi trường rừng Vườn Quốc g ia

3.1.2. Vai trò của hệ sinh thái rừng - hồ tại Vườn Quốc gia Ba Bể đối với các giá trị dịch vụ môi trường rừng

3.1.1.1. Điều hòa khí hậu

Rừng có khả năng điều hòa nhiệt độ và khí hậu, hấp thụ bụi và các chất ô nhiễm trong không khí [TEEB, 2010]. VQG Ba Bể với diện tích vùng lõi 10.048 ha, trong đó diện tích rừng tự nhiên tại vùng lõi chiếm 99,6% diện tích đất có rừng và độ che phủ rừng đạt 75,6%, chủ yếu là rừng giàu và rừng trung bình [Ban quản lý VQG Ba Bể, 2017]. Do đó, không khí khu vực VQG Ba Bể luôn thoáng mát dễ chịu, thu hút được du khách tới nghỉ dưỡng. Theo số liệu quan trắc của Sở TNMT tỉnh Bắc Kạn (2019), cho thấy cường độ tiếng ồn và nồng độ các chất ô nhiễm trong môi trường không khí tại các vị trí quan trắc đều có giá trị nhỏ hơn nhiều so vớigiới hạn cho phép theo quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng không khí xung quanh - QCVN 05:2013/BTNMT và quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về tiếng ồn - QCVN 26:2010/BTNMT. Cụ thể, bụi tổng số dao động từ 0,13 - 0,24 mg/m3; CO từ 1,8 - 2,4 mg/m3; SO2: từ 0,1 - 0,19 mg/m3 , NO2 từ 0,018 - 0,035 mg/m3 và tiếng ồn dao động từ 55 - 69 dAB [Sở TNMT tỉnh Bắc Kạn, 2019]. Để có được chất lượng không khí như trên có vai trò không nhỏ của HST rừng và hồ tại VQG Ba Bể. Đối với các khu vực không có HST rừng và hồ, hàm lượng các chất ô nhiễm trong không khí thường cao hơn thậm chí ngay cả những khu vực có HST rừng nhưng

không có hồ nước lớn như khu vực VQG Cúc Phương huyện Nho Quan tỉnh Ninh Bình cho thấy hàm lượng các thông số gây ô nhiễm có trong không khí như bụi (0,25 mg/m3 - 0,34 mg/m3), CO (3,23 mg/m3 - 3,56 mg/m3) NO2 (0,03 mg/m3 - 0,07 mg/m3) [Sở TNMT tỉnh Ninh Bình, 2018] đềucao hơn so với khu vực VQG Ba Bể.

Điều này cho thấy vai trò rất lớn của việc điều hòa chất lượng không khí của HST rừng và hồ tại khu vực VQG Ba Bể. Đây cũng chính là một trong những sức hút của VQG Ba Bể đối với du khách đến VQG Ba Bể là để hưởng chất lượng không khí trong lành.

3.1.1.2. Lưu trữ và hấp thụ các-bon rừng

HST rừng với thành phần chính là thực vật, đóng vai trò quan trọng trong việc hấp thụ và lưu trữ các-bon rừng nhờ quá trình quang hợp của cây xanh. Hàng năm, HST rừng tại huyện Ba Bể có khả năng lưu trữ và hấp thụ 0,49 - 1,34 tấn CO2e/ha/năm tương ứng với rừng gỗ chưa có trữ lượng và rừng giàu [Cao Trường Sơn, 2019]. VQG Ba Bể với 7.724,8 ha đất có rừng, chủ yếu là rừng giàu và rừng trung bình nên khả năng lưu trữ và hấp thụ các-bon rừng là không hề nhỏ. Việc tính toán trữ lượng các-bon rừng được hấp thụ và lưu giữ tại VQG được trình bày chi tiếttại mục 3.2.1.

3.1.1.3. Điều tiết và duy trì nguồn nước

Rừng là bể chứa, là máy lọc, là van điều chỉnh phần lớn lượng nước mưa rơi xuống bề mặt đất [FAO, 2013]. Thảm thực vật rừng có khả năng điều hòa dòng chảy mặt, giữ lại nước khi trời mưa và cung cấp nước khi không có mưa, cũng như giảm lượng bốc hơi nước và giữ độ ẩm cho đất. Do đó HST rừng VQG Ba Bể cũng có khả năng điều hòa dòng chảy mặt tạikhu vực: cung cấp nguồn nước dồi dào cho lưu vực sông Năng, sông chợLèng, suối Tả Han, Pó Lù, hồ Ba Bểvà các hoạt động sinh hoạt sản xuất của người dân.... Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khi tình trạng phá rừng diễn ra sẽ làm gia tăng dòng chảy mặt và giảm mực nước ngầm tại khu vực [Bùi Xuân Dũng, 2017]. Như vậy, có thể thấy rừng có vai trò quan trọng trong việc điều tiết và duy trì nguồn nước tại khu vực VQG. Sự khác biệt về tuổi cây, loài cây, loại đất, kiểu thời tiết sẽ ảnh hưởng tới chất lượng nguồn nước, chúng tương tác với nhau trong một quy trình phức tạp và cuối cùng cho phép rừng tạo ra nguồn nước với chất lượng đáng tin cậy [Hogarth, 2013]. Điều này cũng được minh chứng qua kết quả đo và phân tích chất lượng môi trường nước mặt khu vực VQG Ba Bể còn khá tốt. Tất cả các chỉ tiêu quan trắc tại hồ Ba Bể đều thấp hơn nhiều so với Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng môi trường nước mặt - QCVN 08:MT 2015/BTNMT- cột A1 dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt. Cụ thể BOD5 dao

động từ 3 - 5 mg/l, COD dao động từ 4 - 9 mg/l, TSS dao động từ 4 - 8 mg/l [Sở TNMT tỉnh Bắc Kạn, 2019]; Điều này cho thấy vai trò và chức năng lọc nước của HST rừng và hồtại VQG Ba Bể. Tuy nhiên, tại các vị trí lấy mẫu càng xa rừng, chất lượng nước càng có dấu hiệu suy giảm, đặc biệt là nước sông Năng khu vực thị trấn chợ Rã (cách VQG Ba Bể 25 km) với thông số BOD5, COD, TSS và độ đục tăng mạnh. Độ đục tại hồ Ba Bể là 3 NTU nhưng tại cầu Tin Đồn - chợ Rã là 80 NTU;

BOD5 nước hồ Ba Bể là 3 mg/l tăng lên 15 mg/l nước sông Năng tại chợ Rã, TSS có hàm lượng là 6 mg/l tại khu vực hồ Ba Bể tăng lên 63 mg/l tại khu vực nước sông Năng ở cầu Tin Đồn - chợ Rã [Sở TNMT tỉnh Bắc Kạn, 2019]. Do khu vực chợ Rã dân cư tập trung đông, nước sông Năng chịu sự tác động bởi các hoạt động sinh hoạt và sản xuất của con người. Hơn nữa, khu vực chợ Rã cách VQG khoảng 25km, nên vai trò của HST rừng đến chức năng lọc và điều tiết nguồn nước đã giảm so với ở hồ Ba Bể.

3.1.1.4. Bảo tồn đa dạng sinh học

ĐDSH ngày càng được công nhận là một trong những nền tảng tạo nên HST khỏe mạnh [FAO, 2013]. Mất ĐDSH do hành động của con người có khả năng làm giảm các tương tác ở mức độ đa dạng văn hóa [Pearce, 2001; Schneiders, 2012] và gây ra hậu quả nghiêm trọng cho con người và HST. VQG Ba Bể là nơi sinh sống của 1.102 loài động vật và hơn 1.782 loài thực vật [Sở TNMT tỉnh Bắc Kạn, 2015] đem lại giá trị ĐDSH cao. Trong đó có nhiều loài động thực vật quý hiếm nằm trong sách đỏ của Việt Nam, Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) và Nghị định 160/2013/NĐ-CP về tiêu chí xác định loài và chế độ quản lý loài thuộc danh mục quý hiếm ưu tiên bảo vệ. Số lượng các loài quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng cần bảo tồn trong HST VQG Ba Bể được trình bày tại Bảng 3.1. Như vậy, trong tổng số 3.657 loài động thực vật đang sinh trưởng tại VQG Ba Bể thì có đến 217 loài quý hiếm cần phải bảo tồn.

Bảng 3. 1. Số lượng các loài quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng cần bảo vệ

STT Tên loài

Số lượng loài hiện có

tại VQG

Số lượng loài cần bảo tồn

Tình trạng bảo tồn IUCN

2014

SĐVN 2007

NĐ 160

1 Thực vật 1792 144 52 92 16

2 Loài thú 84 31 21 27 10

3 Chim 314 9 5 9 4

4 Lưỡng cư - bò sát 69 15 4 15 1

5 Côn trùng 1091 14 14

6 Thủy sinh vật 198

7 Cá 109 4 4

Tổng 3.657 217 82 161 31

[Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Kạn, 2015]

VQB Ba Bể còn đặc trưng bởi nhiều loài đặc hữu, quý hiếm có sự phân bố hẹp như: các loài lan hài, trúc dây, cá cóc Tam Đảo, voọc đen má trắng, cầy vằn bắc... có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong công tác bảo tồn ĐDSH. Sự đặc sắc riêng về cảnh quan thiên nhiên, hệ động thực vật tại VQG Ba Bể, thu hút được sự quan tâm của du khách, các nhà khoa học và các nhà nghiên cứu trong và ngoàinước là cơ sởtạo nên giátrị dịch vụ ĐDSHVQG Ba Bể.

Ngoài giá trị của HST trên cạn, VQG Ba Bể còn chứa đựng những tiềm năng to lớn trong việc bảo tồn các HST đất ngập nước với những loài quan trọng, khu vực này còn được coi là một trong những địa điểm bảo tồn các loài chim di trú đặc sắc - khu Ramsar thứ 3 của Việt Nam.

Chính sự ĐDSH tại VQG Ba Bể đã đem lại khả năng cung cấp các dịch vụ hàng hóa của VQG Ba Bể cho con người. Các loại hàng hóa được cung cấp từ sự ĐDSH của huyện Ba Bể được trình bày tại Bảng 3.2.

Bảng 3. 2. Các loại hàng hóa được cung cấp từ giá trị ĐDSH của huyện Ba Bể Thực

vật

Công dụng

Số loài

% Sản lượng

Thực phẩm

Tổng số 79 8,69 Lấy quả củ

Rau xanh

Vật liệu Tổng số 536 58,97

Lấy gỗ 211 23,21 Trữ lượng 3.500 m3 (rừng tự nhiên 525 m3, rừng trồng 2.975 m3)

Củi đun 290 31,90 Trữ lượng 50.000 ste Dây buộc 2 0,22

Tinh dầu, nhựa

4 0,44 Nhựa thông 20 tấn, tràm 2 tấn Vật liệu

xây dựng phi gỗ

20 2,20 Luồng, vầu: 10.000 cây; tre 20.000 cây; trúc 130.000 cây, nứa 65.000 cây, song mây 15 tấn; lá dong 440.000 lá

Sợi 4 0,44 Thuốc

nhuộm

5 0,55

Thuốc 397 43,67

Nguồn gen quý

45 4,95 Động

vật

Thực phẩm

179 16,24 Thú (12),bò sát, ếch nhái (19), côn trùng (11); động vật thủy sinh (137) Thương

mại

75 6,81 Thú (10), bò sát ếch nhái (17), động vật thủy sinh(48)

Làm cảnh

23 2,09 Thú (6), bò sát, ếch nhái (12), côn trùng (5)

Thuốc 36 3,27 Thủ (10),bò sát, ếch nhái (15), côn trùng (11)

Gen quý 54 4,90 22 loài thuộc danh lục đỏ IUCN;

54 loài thuộc sách đỏ Việt Nam, 39 thuộc công ước CITES

[Nguồn: Sở TNMT tỉnh Bắc Kạn, 2015]

Theo Báo cáo điều tra ĐDSH tại VQG Ba Bể, chỉ riêng đối với khu hệ thực vật, trong số 1.782 loài có công dụng thì có 669 loài thực vật làm thuốc (42,31%

tổng giá trị sử dụng), cho gỗ có 248 loài (15,69% tổng giá trị sử dụng), làm thức ăn cho người có 152 loài (9,61% tổng giá trị sử dụng), ăn quả có 99 loài (6,26% tổng giá trị sử dụng), làm cảnh 92 loài (5,82% tổng giá trị sử dụng). Đặc biệt nhóm các công dụng khác trong 9 công dụng phân tích có 170 loài (10,75% tổng giá trị sử dụng) với các giá trị sử dụng: uống, ăn trầu, phân xanh, bột giấy, bóng mát, thức ăn côn trùng, trồng làm hàng rào, bảo vệ đê, đốt than, giá thể trồng nấm,... [UBND tỉnh Bắc Kạn, 2017]. Sự ĐDSH tại VQG Ba Bể sẽ đem lại giá trị lớn trong phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo và phát triển bền vững của người dân địa phương.

3.1.1.5. Bảo vệ đất chống xói mòn

Xói mòn là hiện tượng bào mòn lớp đất bề mặt dưới tác động của nước hoặc gió. Hàng năm trên thế giới có từ 5 - 7 triệu ha đất mất khả năng sản xuất do xói mòn đất [Hà, 2012]. Mức độ xói mòn đất có thể dao động từ 10 tấn/ha (xói mòn nhẹ) đến 80 tấn /ha (xói mòn trung bình) và >150 tấn/ha (xói mòn cực kỳ nghiêm trọng) [Montgomery, 2007]. TạiViệt Nam,có sự biến động lớn về lượng đất mất đi

do xói mòn ở những vùng khác nhau. Điều này phụ thuộc nhiều vào loại hình sử dụng đất, đặc điểm thảm thực vật phủ, chiều cao địa hình, độ dốc địa hình, trong đó yếu tố thảm thực vật rừng là yếu tố quan trọng để xác định mức độ bền vững để chống xói mòn. Khu vực đất canh tác nông nghiệp và rừng ở Vĩnh Phúc tốc độ xói mòn dao động khoảng 16,3 - 172,2 g/m2/năm [Mai, 2013] trong khi đó ở Hòa Bình, xói mòn từ 14- 150 g/m2/năm, xói mòn từ đất trồng sắn ở Sơn La có thểđạt 1.700 g/m2/ năm [Mai, 2013].

Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng lượng đất xói mòn tỷ lệ nghịch với phần trăm độ che phủ mặt đất, khi kiểm tra các trận mưa nhân tạo. Gomi và cộng sự (2008) đã phát hiện lượng đất xói mòn ít hơn khi tăng tỷ lệ che phủ của cây bụi [Gomi, 2008]. Dòng chảy bề mặt của đất có cây bụi che phủ lớn hơn gấp 5 lần so với đất rừng, lượng đất xói mòn của đất có cây bụi che phủ lớn hơn 2,5 lần so với đất có rừng che phủ (Bùi Xuân Dũng, 2017). Dòng chảy mặt và lượng đất xói mòn trong điều kiện che phủ cây bụi lớn hơn rừng chủ yếu là do khả năng giữ lại nước trên tán và lượng nước thấm cho đất rừng lớn hơn so với cây bụi.

VQG Ba Bể có địa hình đồi núi, độ dốc lớn, sông suối nhiều với khí hậu nhiệt đới ẩm mưa nhiều, nên mức độ xói mòn đất cũng tác động đáng kể đến hoạt động canh tác của người dân. Tuy nhiên, cũng nhờ thảm thực vật rừng tại VQG Ba Bể với tán lá to và rộng góp phần giữ lại nước trên lá, không rơi vào đất, tiêu hao năng lượng của hạt mưa, giảm lực va đập lên mặt đất, làm hạn chế xói mòn đất.

Thảm thực vật rừng cũng góp phần giảm tốc độ nước chảy tràn và cắt dòng chảy.

Nó không chỉ làm giảm tốc độ dòng chảy theo độ dốc, mà còn có khuynh hướng ngăn chặn sự tích lũy nước quá nhanh. Đây chính là tác dụng cắt dòng chảy của thảm thực vật. Đối với HST rừng già tại VQG Ba Bể thì khả năng cắt dòng chảy càng lớn. Rễ cây cũng có ảnh hưởng đến cấu trúc đất, tạo ra độ bền, khả năng giữ nước và các hoạt động sinh học trong đất. Bên cạnh đó, tầng thảm mục rừng tại VQG Ba Bể cũng đóng vai trò như một tấm thảm khổng lồ, lưu giữ lượng nước nhất định hạn chế sự hình thành dòng chảy mặt giảmlũ lụt và xói mòn đất. Điều này cho thấy vai trò đặc biệt quan trọng của HST rừng tại VQG Ba Bể đối với mức độ xói mòn đất tại khu vực.

3.1.1.6. Cung cấp gỗ, củi và lâm sản ngoài gỗ

HST rừng tại VQG Ba Bể tồn tại bao gồm rừng giàu (2.234,3 ha), rừng trung bình (2.522,4 ha), rừng nghèo và rừng phục hồi (622,6 ha) với tốc độ tăng trưởng về gỗ hàng năm dao động từ 10 - 250 m3/ha tùy thuộc vào từng loại rừng khác nhau [Ban quản lýVQG Ba Bể, 2017] nên khả năng cung cấp gỗ củi của VQG Ba Bể khá

lớn. Bên cạnh đó, người dân còn vào rừng khai thác củi, lâm sản ngoài gỗ như măng, mật ong, rau rừng, cây thuốc, mật ong, song mây, đánh bắt cá trên hồ, sông suối… để bổ sung nhu cầu thực phẩm cần thiết hàng ngày cho gia đình. Theo Cao Trường Sơn (2019), các hộ dân tham gia điều trađều khai thác ít nhấtmột sản phẩm rừng tại huyện Ba Bể. Trong đó, các loại lâm sản phổ biến được khai thác, sử dụng gồm: củi; rau, măng và gỗ với tỷ lệ khai thác, sử dụng lần lượt là 76,17%; 33,59%

và 21,48% [Cao Trường Sơn, 2019]. Như vậy HST rừng có vai trò không nhỏ đối với cuộc sống của người dân tại VQG Ba Bể.

3.1.1.7. Bảo tồn văn hóa bản địa

VQG Ba Bể là một trong những VQG có số lượng dân cư sinh sống xen kẽ trong VQG đông nhất trên toàn quốc, với 5 dân tộc anh em sinh sống lâu đời tại các bản làng phân bố từ trên núi cao đến thung lũng hoặc ven sông suối và mang đậm nét văn hóa vùng cao. Người dân sống dựa vào rừng, khai thác các sản phẩm rừng để duy trì và phát triển cuộc sống như khai thác gỗ củi để làm nhà, vật liệu đun nấu, khai thác lâm sản ngoài gỗ để làm thức ăn, thuốc chữa bệnh... đồng thời cũng ra sức chăm sóc và bảo vệ rừng thông qua các kiến thức bản địa được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, bao gồm những giá trị vật chất, văn hóa, tinh thần như các di tích lịch sử, di tích văn hóa, các công trình kiến trúc, các nghề thủ công truyền thống, ẩm thực, các lễ hội hàng năm, những kiến thức quý báu trong việc thu hái và sử dụng cây thuốc tự nhiên, những kinh nghiệm trong việc thích ứng thiên tai, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên...Cũng chính nhờ có rừng mà các cộng đồng dân tộc nơi đây tiếp tục duy trì cuộc sống của mình, đồng thời bảo tồn, gìn giữ văn hóa dân tộc.

Tóm lại, với sự tương tác giữa hệ sinh thái rừng và hồ tại VQG Ba Bể đã đem lại nhiều giá trị đặc thù cho VQG Ba Bể và cuộc sống của người dân địa phương, bao gồm các giá trị về điều hòa khí hậu, hấp thụ và lưu giữ các-bon rừng, điều tiết và duy trì nguồn nước, giá trị bảo tồn ĐDSH và bảo vệcảnh quan đẹp, bảo vệ đất hạn chế xói mòn...

3.1.2. Các DVMT rừngtại Vườn Quốc giaBa Bể

DVMT mang tính chất đặc thù cho từng đối tượng nghiên cứu. Trong trường hợp VQG Ba Bể, DVMTR mang tính đặc thù do sự kết hợp của tất cảcác yếu tố tự nhiên và xã hội, sự đa dạng về địa hình vàthảm thực vật rừng; sự kết hợp giữa HST trên cạn và dưới nước,sự ĐDSH cao, đặc điểm văn hóa của nhiều dân tộc trong khu vực hình thành nên các DVMTR tại VQG Ba Bểbao gồm:

* Các loại DVMTR tại VQG Ba Bể theo quy định tại Luật Lâm nghiệp và Nghị định 156/2018/NĐ-CP:

- Hấp thụ và lưu giữ các-bon của rừng; giảm phát thải khí nhà kính từ hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, quản lý rừng bền vững, tăng trưởng xanh.

- Bảo vệ, duy trì vẻ đẹp cảnh quan tự nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học hệ sinh thái rừng cho kinh doanh dịch vụ du lịch.

- Điều tiết, duy trì nguồn nước cho sản xuất và đời sống xã hội.

- Bảo vệ đất, hạn chế xói mòn và bồi lắng lòng hồ, lòng sông, lòng suối.

- Cung ứng bãi đẻ, nguồn thức ăn, con giống tự nhiên, nguồn nước từ rừng và các yếu tố từ môi trường, hệ sinh thái rừng để nuôi trồng thủy sản.

- Bảo vệ đất hạn chế xói mòn.

* Các loại DVMTR tại VQG Ba Bể chưa được quy định tại Luật Lâm nghiệp và Nghị định 156/2018/NĐ-CP:

- Dịch vụ cung cấpgỗ, củi và lâm sản ngoài gỗ.

- Dịch vụ nuôi trồng và đánh bắt cá trên hồ và trên các lưu vực sông tại khu vực VQG Ba Bể.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giá trị và khả năng chi trả dịch vụ môi trường rừng tại vườn quốc gia ba bể, tỉnh bắc kạn (Trang 73 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)