Giá trị điều tiết và duy trì nguồn nước

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giá trị và khả năng chi trả dịch vụ môi trường rừng tại vườn quốc gia ba bể, tỉnh bắc kạn (Trang 106 - 112)

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.2. G iá trị dịch vụ môi trường rừng Vườn Quốc gia Ba Bể

3.2.4. Giá trị điều tiết và duy trì nguồn nước

Giá trị điều tiết và duy trì nguồn nước của VQG Ba Bể được thể hiện qua việc điều tiết và duy trì nguồn nước phục vụ sinh hoạt, sản xuất công nghiệp, thủy điện, nuôi trồng thủy sản áp dụng các công thức tính toán từ 13 đến 17 như đã trình bày tại chương 2, xác định được giá trị của từng loại dịch vụ điều tiết và duy trì nguồn nước cho các mục đích khác nhau:

3.2.4.1. Giá trị điều tiết và duy trì nguồn nước phục vụ hoạt động sinh hoạt Giá trị điều tiết và duy trì nguồn nước của VQG Ba đối với lưu vực sông Năng để phục vụ nước sinh hoạt cho người dân, thông qua chi phí thay thế bằng đơn giá mua nước từ nhà máy nước theo công thức [16] tại chương 2. Kết quả trình bày tại Bảng 3.25.

Bảng 3. 25. Giá trị của dịch vụđiều tiết và duy trì nguồn nước phục vụ sinh hoạt của VQG Ba Bể đối với lưu vực sông Năng

Thông số Đơn vị Lượng Thành tiền

(tỷđồng/năm) Dân số lưu vực sông Năng Người 97.847

12,36- 18,54 Định mức sử dụng nước theo

TCXDVN 33:2006 (áp dụng cho khu vực nông thôn)

lít/người/ngày đêm 40 -60

Giá bán nước sạch đồng/lít 8,650

Như vậy, VQG Ba Bể đã cung cấp dịch vụ điều tiết và duy trì nguồn nước phục vụ hoạt động sinh hoạt của người dân ở lưu vực sông Năng dao động từ 12,36 tỷ đồng/năm đến 18,54 tỷ đồng/năm.

3.2.4.2. Giá trị điều tiết và duy trì nguồn nước phục vụ sản xuất thủy điện HST rừng khu vực VQG Ba Bể có vai trò quan trọng trong việc điều tiết và duy trì nguồn nước lưu vực sông Năng, có tổng diện tích lưu vực là 2.293 km2 bắt nguồn từ huyện Pắc Nặm, tỉnh Bắc Kạn, chảy qua hồ Ba Bể rồi đổ vào đập thủy

điện Tuyên Quang (trước đây gọi là thủy điện Na Hang) và thủy điện Chiêm hóa, tỉnh Tuyên Quang. Ba Bể đóng góp khoảng 15% nước cho thủy điện Tuyên Quang [ICRAF, 2011], với công suất khoảng 1.360 triệu kwh/năm [Công ty Thủy điện Tuyên Quang, 2019], sản lượng điện do nguồn nước từ VQG Ba Bể đóng góp là 204 triệu kwh/năm. Thủy điện Chiêm hóa với diện tích lưu vực là 15.310 km2, sản lượng điện thương phẩm là 198,6 triệu kwh [Nhà máy Thủy điện Chiêm Hóa, 2019].

Khi không có nguồn thủy điện,người dân phải mua máy phát điện chạy bằng xăng để tạo ra điện phục vụ sinh hoạt và sản xuất. Như vậy chi phí người dân phải bỏ ra để chạy máy phát điện bằng tiền muaxăng được trình bày tại Bảng 3.26.

Bảng 3. 26. Chi phí sản xuất điện bằng máy phát điện chạy xăng STT Tên nhà máy Sản lượngđiện

(triệu kwh/năm)

Định mức tiêu thụ xăng

(lít/kwh)

Đơn giá (đồng/lít)

Thành tiền (triệu đồng) 1 Công ty sản

xuất thủy điện Tuyên Quang

204 0,2625 13.590 727.745

2 Nhà máy thủy

điện Chiêm Hóa 194 0,2625 13.590 692.071

Tổng 416 1.419.815

Dựa vào phương pháp chi phí cơ hội giữa sản xuất thủy điện và nhiệt điện (điện chạy bằng máy phát) theo công thức [16] chương 2, giá trị điều tiết và duy trì nguồn nước phục vụ sản xuất thủy điện được trình bày tại Bảng 3.27.

Bảng 3. 27. Giá trị điều tiết và duy trì nguồn nước phục vụ sản xuất thủy điện của HST rừng tại VQG Ba Bể

STT Thông số Đơn vị Lượng

1 Sản lượng điện triệu kwh/năm 416

2 Chi phí sản xuất điệnchạy bằng máy phát đồng/kwh 3.567

3 Chi phí thủy điện* đồng/kwh 1.727

Giá trị nguồn nước cho thủy điện triệu đồng 765.440 (Ghi chú*: Chi phí sản xuất điện của Công ty thủy điện Tuyên Quang 2019)

Theo kết quả tính toán tại Bảng 3.27, giá trị điều tiết và duy trì nguồn nước phục vụ sản xuất thủy điện đạt từ 765,44 tỷ đồng/năm, giá trị này lớn hơn nhiều so với nghiên cứu của Cao Trường Sơn (2019) khi lượng hóa giá trị dịch vụ điều tiết

nguồn nước phục vụ sản xuất thủy điện theo Nghị định 99/2010/NĐ-CP chỉ đạt 2,4 tỷ đồng/năm. Tại khu vực nghiên cứu của luận án, Công ty thủy điện Tuyên Quang và Nhà máy thủy điện Chiêm Hóađang chi trả với mức giá 36 đồng/kwh điện.Mức giá này được Nhà nước quy định và đã cân nhắc nhiều yếu tố như: giá trị DVMTR, khả năng chi trả của bên sử dụng dịch vụ, mức độ ổn định của xã hội khi đưa chi phí DVMTR vào giá thành sản phẩm... Chính vì vậy, mức giá chi trả sẽ thấp hơn kết quả nghiên cứu của tác giả về giá trị điều tiết nguồn nước phục vụ sản xuất thủy điện là 1.840 đồng/kwh điện.Kết quả này cũng lớn hơn nhiều so với kết quả nghiên cứu của Vương Văn Quỳnh (2011) cho rằng giá trị điều tiết nguồn nước của rừng để phục vụ sản xuất thủy điện ở Tây Bắc khoảng 100 đồng/kwh điện.

Như vậy, phương pháp lượng giá ảnh hưởng rất lớn tới giá trị DVMTR.

Trong hoàn cảnh hiện nay, chưa có 1 phương pháp thống nhất để lượng hóa giá trị DVMTR vì vậy cần phải lựa chọn các phương pháp lượng giá sao cho phù hợp với mục đích, đối tượng và khu vực nghiên cứu cụ thể. Việc chọn phương pháp lượng giá không phù hợp có thể dẫn tới sự đánh giá không đúng về giá trị của DVMTR đó, làm ảnh hưởng đến thái độ của người dân trong việc bảo vệ DVMTR và dẫn tới việc chi trả DVMTR không đúng với giá trị bảo vệ DVMTR đó.

3.2.4.3. Giá trị điều tiết và duy trì nguồn nước phục vụ sản xuất công nghiệp VQG Ba Bể có vai trò trongviệc điều tiết và duy trì nguồn nước cho lưu vực sông Năng. Theo khảo sát thực tế thì có 4 cơ sở sản xuất công nghiệp có sử dụng nguồn nước từ lưu vực sông Năng với tổng lượng nước là 163.700 m3/năm (chi tiết tại Bảng 3.28). Nếu không có nguồn nước từ lưu vực sông Năng, các Công ty này sẽ phải chịu chi phí mua nước từ Công ty cổ phần cấp thoát nước Bắc Kạn và chi phí lắp đặt đường ống. Theo đơn giá quy định của UBND tỉnh Bắc Kạn giá nước là 12.500 đồng/m3 đối với các khách hàng sử dụng trên 30m3/tháng. Khoảng cách trung bình từ Công ty cổ phần cấp thoát nước Bắc Kạn đến các nhà máy là 50 km, đơn giá ống C1, ꬿ 21 là 7.800 đồng/m [Công ty nhựa Tiền Phong, 2019]. Hoặc phải tốn chi phí khai thác nước ngầm, mặc dù nguồn nước ngầm này cũng được hình thành một phần từ sự giữ nước của rừng, nếu không có rừng, nguồn nước ngầm cũng bị hạn chế về trữ lượng. Tác giảlượng hóagiá trịđiều tiết và duy trì nguồn nước phục vụ sản xuất công nghiệp theo hình thức mua nước từ Công tycổ phầncấp thoát nước Bắc Kạn, với chi phí được tính theo công thức [19]. Với khối lượng công việc lắp đặt đường ống đến các nhà máy là như trên cần 30 - 50 ngày công để thi công lắp đặt đường ống cho mỗi nhà máy. Kết quả được trình bày tại Bảng 3.28.

Bảng 3. 28. Các cơ sở khai thác nguồn nước phục vụ sản xuất công nghiệp

T T

Cơ sở sản xuất công

nghiệp

Lượng sử dụng

a (m3/năm)

Đơn giá b (đồng/m3)

Chi phí tiền nước (C1=a*b)

(triệu đồng)

Chi phí vật liệu (C2) (triệu đồng)

Chi phí nhân công (C3)

(triệu đồng)

Thành tiền (C1+C2+

C3) (triệu đồng) 1

Công ty Kim loại màu Bắc Kạn

10.500 12.500 131,3 195 7,2 333,5

2

Mỏ Chì kẽm Pù Quéng, chợ Đồn

7.200 12.500

90,0 117 5,0 212,0

3

Công ty cổ phần khoáng sản Bắc Kạn

6.000 12.500 75,0

54,6 2,2 131,8

4

Xưởng tuyển nổi chì kẽm Khau Bo Po, Công ty Hoàng Nam (Chợ Đồn)

140.000 12.500 1.750,0 101,4 4,3 1855,7

Tổng 163.700 2.046,3 468,0 18,7 2533,0

Tổng chi phí (∑C1 +C2+C3) (triệu đồng) 2.533,0 Theo kết quả tính toán tại Bảng 3.28, lượng nước cung cấp cho hoạt động sản xuất công nghiệp của VQG Ba Bể là 2,533 tỷ đồng/năm. Tương đương với 15.473 đồng/m3 nước. Đây sẽ là cơ sở để đưa ra mức chi trả DVMTR đối với dịch vụ điều tiết và duy trì nguồn nước phục vụ cho hoạt động sản xuất công nghiệp là 252.090 đồng/ha rừng.

3.2.4.4. Giá trị điều tiết và duy trì nguồn nước phục vụ nuôi trồng thủy sản nước lạnh

Trong phạm vi luận án, tác giả sẽ lượng hóa giá trị này thông qua phương pháp chi phí thay thế. Nếu không có nguồn nước từ núi cao chảy xuống, các cơ sở nuôi cá nước lạnh phải sử dụng hệ thống làm mát nước để duy trì nhiệt độ phù hợp với tập tính của cá nước lạnh. Như vậy giá trị nguồn nước lạnh ở đây được tính bằng chi phí mua máy làm lạnh nước (Tmay) và chi phí vận hành thiết bị (Tvh) bao gồm tiền điện và tiền nhân công.

Theo số liệu của đơn vị cung cấp máy làm lạnh nước Chiller phục vụ nuôi cá công nghiệp [Nguyễn Anh Trung, 2018] với bể nuôi dung tích 3.000 m3, kích thước dài x rộng x sâu =50 x 40x1,5 m, nhiệt độ từ 250C xuống 150C thì chi phí tính theo công thức [19, 20] như sau:

- Nhiệt lượng chênh lệch cơ bản 100C chạy trong 4 giờ:

Q lạnh = 4200*(25-15)*3.000*1/3600/4 = 8750 Kw lạnh - Lấy hệ số dự trữ chiller 10% vậyQ lạnh chilller = 9625 kw lạnh

Chiller giải nhiệt nước 330 tấn x 9 cụm (mỗi cụm 1124,2 kw lạnh).

Bơm nước từ hồ 3.000m3 qua tấm PHE sẽ sử dụng hệ thống bơm 4 giờ, với lưu lượng 750 m3 cho hệ thống bơm nước, chọn 9 bơm 20 phút cột áp 15m, lưu lượng 150 m3/h.

Bơm nước lạnh từ chiller qua tấm PHE, chọn bơm 3 pha 380V 50hz cột áp 15m, lưu lượng 250m3/h.

Chí phí để sản xuất ra lượng nước lạnh cần phục vụ hoạt động nuôi trồng thủy sản nước lạnh trình bày tại bảng 3.29.

Bảng 3. 29. Chi phí để sản xuất ra lượng nước lạnh phục vụ nuôi trồng thủy sản

STT Thông số Đơn vị Lượng Chi phí sản

xuất nước lạnh (tỷ đồng/năm)

1 Số lượng máy bơm Cái 9

26,276

2 Thời gian bơm Giờ 24

3 Công suất máy làm lạnh Kwh 240

4 Đơn giá điện* Đồng/kwh 1536

5 Thời gian hoạt động trong năm Ngày 330 6 Chi phí mua máy đã khấu hao

theo năm Triệu đồng/năm 100 26,376

(Ghi chú: *Biểu giá điện 3 pha sản xuất áp dụng năm 2020)

Với công suất máy như trên số tiền mua máy là 1 tỷ đồng chạy trong 10 năm, vậy chi phí khấu hao máy trung bình trong 1 năm là 100 triệu đồng/năm.

Giá trị điều tiết và duy trì của nguồn nước để cung cấpcho trang trại nuôi cá nước lạnh với quy mô 3000 m3/ngày tại khu vựcVQG Ba Bể được tính bằng chi phí sản xuất ra nguồn nước lạnh đó là 26,376 tỷ đồng/năm tương đương khoảng 26.643 đồng/m3 nước lạnh. Mức giá trị này cao hơn một số dự án thí điểm về chi trả dịch vụ điều tiết và duy trì nguồn nước để nuôi trồng thủy sản nước lạnh do UBND tỉnh Lào Cai quy định 20.000 đồng/m3/năm [UBND tỉnh Lào Cai, 2017] nhưng có giá trị tương đồng với nghiên cứu của Trần Thị Thu Hà và cộng sự năm 2017 dao động từ 26.250 đồng/m3/năm - 77.190 đồng/m3/năm [Trần Thị Thu Hà, 2017]. Điều này cho thấy, mức tiền chi trả DVMTR vẫn thấp hơn giá trị của DVMTR, đây cũng chính là một trong những nguyên nhân chưa thực sự thuhút được người dân tham gia bảo vệ rừng, duy trì phát triển các DVMTR do số tiền chi trả thấp hơn nhiều so với giá trị của DVMTR đem lại và công sức của người dân chăm sóc bảo vệ và duy trì DVMTR. Trên cơ sở xác định các giá trị điều tiết và duy trì nguồn nước phục vụ các mục đích sinh hoạt, công nghiệp, nuôi trồng thủy sản nước lạnh, giá trị tài nguyên nước, được thể hiện tại Bảng 3.30.

Bảng 3. 30. Tổng giá trị dịch vụ điều tiết và duy trì nguồn nước tại VQG Ba Bể

Mục đích Đơn vị Thành tiền

Phục vụ sinh hoạt tỷ đồng/năm 12,36 - 18,54

Sản xuất thủy điện tỷ đồng/năm 765,44

Sản xuất công nghiệp tỷ đồng/năm 2,53

Nuôi trồng thủy sản nước lạnh tỷ đồng/năm 26,38

Tổng tỷ đồng/năm 806,71 - 812,89

Như vậy tổng giá trị điều tiết và duy trì nguồn nước tại khu vực VQG Ba Bể dao động khoảng 806,71 - 812,89 tỷ đồng/năm. Trong đó giá trị điều tiết và duy trì nguồn nước phục vụ cho thủy điện là lớn nhất đạt 765,44 tỷ đồng/năm tiếp đó làđiều tiết và duy trì nguồn nước phục vụ nuôi trồng thủy sản nước lạnh 26,38 tỷ đồng/năm và phục vụsinh hoạt đạt từ 12,36 - 18,54 tỷ đồng/ năm;giá trị trong lĩnh vực sản xuất công nghiệplà thấp nhấtđạt 2,53tỷ đồng/năm.

So với kết quả nghiên cứu tại HST rừng ở lưu vực Sông Chảy, Yên Bái là 14,8 - 18,1 tỷ đồng [Vũ Tấn Phương, 2009] thì giá trị điều tiết nước của HST rừng VQG Ba Bể lớn hơn rất nhiều lần. Điều này phụ thuộc vàorấtnhiều yếu tố nhưdiện

tích rừng, loại rừng, đặc điểm địa hình, diện tích của lưu vực, ngoài ra phương pháp lượng giá, thời điểm lượng giá khác nhau, cũng dẫn tới sự khác biệt về kết quả lượng hóa giá trị DVMTR.

Kết quả nghiên cứu giá trị điều tiết và duy trì nguồn nước tại VQG Ba Bể sẽ góp phần củng cố và hoàn thiện thêm cơ sở khoa học cho việc thực hiện chi trả DVMTR tại đây, là tiền đề để xác định thêm các đối tượng hưởng lợi từ dịch vụ điều tiết và duy trì nguồn nước, mức chi trả phù hợp với giá trị DVMTR và công sức của người dân tham gia bảo vệ và phát triển rừng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giá trị và khả năng chi trả dịch vụ môi trường rừng tại vườn quốc gia ba bể, tỉnh bắc kạn (Trang 106 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)