CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.3. T ổng quan khu vực nghiên cứu
1.3.1. Điều kiện tự nhiên
* Vị trí địa lý:VQG Ba Bể cách Hà Nội 250 km về phía Bắc, thuộc địa bàn xã Nam Mẫu, một phần xã Khang Ninh, Cao Thượng, Cao Trĩ, Quảng Khê, Hoàng Trĩ huyện Ba Bể, và 1 phần xã Nam Cường huyện chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn.Vườn có toạ độ địa lý: 22023’10’’ - 22028’55’’ độ vĩ Bắc và 105032’50’’ - 105041’45’’ độ kinh Đông.
Phía Bắc giáp xã Cao Thượng;
Phía Đông giáp xã Khang Ninh, Cao Trĩ;
Phía Nam giáp xã Quảng Khê;
Phía Tây giáp xã Nam Cường, Xuân Lạc (Huyện ChợĐồn- Bắc Kạn), xã Đà Vĩ (Huyện Na Hang - Tuyên Quang).
Tổng diện tích tự nhiên của Vườn là 10.048 ha. Trong đó, theo quy hoạch bảo tồn phát triển rừng bền vững VQG Ba Bểđến năm 2020 vùng lõi VQG Ba Bể bao gồm: phân khu bảo vệ nghiêm ngặt là 3.967,4 ha; phân khu phục hồi sinh thái là 5.374,8 ha; phân khu hành chính - dịch vụ: 46,8 ha; vùng đệm trong: 659 ha. Tổng diện tích vùng đệm ngoài VQG Ba Bể đến năm 2020 là: 25.309 ha [Ban quản lý VQG Ba Bể, 2017].
Vị trí VQG Ba Bể trình bày tại Hình 1.7
Hình 1.7. Bản đồ vị trí VQG Ba Bể
* Địa hình: VQG Ba Bể là một phức hệ gồm hồ, sông suối, núi đá vôi từ dốc vừa đến dốc đứng, xen giữa núi đá vôi có nhiều núi đất tạo nên cảnh quan đa dạng và phong phú. Trung tâm Vườn là hồ Ba Bể, có cấu tạo khá đặc biệt, thắt ở giữa, và phình ra ở hai đầu, quanh hồ là những vách đá dựng đứng, với độ sâu của hồ bình quân từ 15-35 m [Phạm Khả Tỳ, 2005]. Trên hồ Ba Bể có các đảo đá vôi nhỏ như An Mã, Pò Gia Nải, Khẩu Cúm tạo nên cảnh sắc hữu tình [Ban quản lý VQG Ba Bể, 2017].
* Khí hậu: VQG Ba Bể nằm trong tiểu vùng khí hậu Đông Bắc Việt Nam.
Nhiệt độ trung bình năm là 22oC. Lượng mưa trung bình năm là 1.378 mm. Độ ẩm tương đối trung bình năm là 83,3%, số ngày mưa phùn trung bình năm là 33,3 ngày và số ngày có giông mưa trung bình năm tại Chợ Rã là 41,2 ngày [UBND huyện Ba Bể, 2019a].
Chất lượng môi trường không khí tại khu vực VQG Ba Bể cũng được duy trì nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 05:2013/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng môi trường không khí xung quanh và QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn (Bảng 1.3)
Bảng 1. 3. Chấtlượng không khí tại khu vực VQG Ba Bể
TT
Chỉ tiêu Vị trí*
Tiếng ồn (dBA)
CO (mg/m3)
NO2
(mg/m3)
SO2
(mg/m3)
Bụi lơ lửng (mg/m3) Đợt 1 Đợt 2 Đợt 1 Đợt2 Đợt 1 Đợt 2 Đợt 1 Đợt 2 Đợt 1 Đợt 2 1 KKBB-1 61,3 66,2 2,18 2,15 0,035 0,032 0,105 0,170 0,241 0,228 2 KKBB-2 68 68,9 2,36 1,79 0,029 0,023 0,137 0,151 0,185 0,152 3 KKBB-3 55 57,2 1,82 1,81 0,018 0,019 0,186 0,152 0,135 0,148
QCVN
05:2013/BTNMT - 30 0,20 0,35 0,3
QCVN
26:2010/BTNMT 70 - - - -
[Nguồn: Sở TNMT tỉnh Bắc Kạn, 2019]
* Thuỷ văn: VQG Ba Bể có nguồn tài nguyên nước khá dồi dào, Vườn nằm ở hạ lưu sông Tà Lèng gồm 3 con sông Chợ Lèng, suối Pó Lù, Tả Han chảy vào hồ Ba Bể. Tổng lưu vực là 420 km2, tổng lưu lượng là 859 m3/s. Bên cạnh đó, VQG Ba Bể nằm ở thượng nguồn lưu vực sông Năng, còn góp phần điều tiết và duy trì nguồn nước lưu vực sông Năng, chảy qua động Puông, thác Đầu Đẳng và đổ vào sông Gâm (ở Na Hang, Tuyên Quang), là nguồn cung cấp nước sinh hoạt, sản xuất của người dân và thủy điện Tuyên Quang, thủy điện Chiêm Hóa.
Hồ Ba Bể là hồ nước ngọt tự nhiên có diện tích gần 500 ha, tốc độ dòng chảy là 0,5 m/s. Nước hồ trong xanh quanh năm, ước tính hồ chứa 8-9 triệu m3. Hồ có chức năng phân lũ cho sông Năng, sông Gâm.
Về mùa lũ, mực nước hồ có thể dao động lên xuống từ 2,5 - 3 m so với bình thường. Hồ có độ sâu trung bình từ 20 - 25 m, nơi sâu nhất là 35 m, nơi nông nhất từ 5 - 10m. Đáy hồ không bằng phẳng mà có nhiều núi ngầm, hang động.
* Đặc điểm thổ nhưỡng và hiện trạng sử dụng đất: Sự hình thành và phát
triển đất thổ nhưỡng tại VQG Ba Bể chịu ảnh hưởng chi phối của yếu tố đá mẹ, chế độ khí hậu nóng ẩm mưa nhiều, hệ thống thủy văn phong phú, trải qua thời gian phát triển lâu dài. Khu vực VQG Ba Bể hiện có 4 nhóm đất chính, bao gồm: nhóm đất phù sa, nhóm đất đỏ vàng, nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi, nhóm đất thung lũng [Phạm Hương Giang, 2015]. Trong đó, nhóm đất đỏ vàng chiếm diện tích lớn nhất với thành phần từ cơ giới nhẹ đến cơ giới nặng. Tiếp đến là nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi có hàm lượng hữu cơ cao, màu xám sẫm sang nâu sẫm và nâu vàng. Nhóm đất phù sa có đặc tính phân lớp, có thành phần cơ giới nhẹ, độ phì thấp; hình thành ở lưu vực sông Năng và sông Chợ Lèng. Nhóm đất thung lũng có diện tích nhỏ, phụ thuộc vào thành phần đất đá của các đồi núi xung quanh [UBND huyện Ba Bể, 2019a].
Tổng diện tích đất tại khu vực vùng lõi VQG là 10.048 ha.Trong đó: đất lâm nghiệp là 9.026,0 ha chiếm 89,82%,đất sản xuất nông nghiệp chỉ chiếm gần 4,96% là 497,9 ha, đất phi nông - lâm nghiệp là 524,1 ha chiếm 5,21% [BQL VQG Ba Bể, 2017].
Trong đất lâm nghiệp, diện tích đất có rừng là 7.724,8 ha. Rừng tự nhiên chiếm 99,6% đất có rừng, độ che phủ rừng đạt 75,6%, chủ yếu là rừng giàu và rừng trung bình. Rừng trên núi đá chiếm 28,3%, còn lại là rừng nghèo, rừng phục hồi, rừng hỗn giao, rừng tre nứa chiếm 10% diện tích đất có rừng. Rừng trồng có diện tích nhỏ khoảng 28,1 ha, phần lớn là rừng tre nứa; rừng trồng cây đặc sản bản địa như Lát hoa, Lim xanh, quế... chỉ khoảng 5,1 ha. Đất chưa có rừng khoảng 1.301,2 ha [Ban quản lý VQG Ba Bể, 2017].
* ĐDSH: VQG Ba Bể được biết đến với mức độ ĐDSH cao. Trong đó mức độ ĐDSH thể hiện ở đủ các cấp độ từ đa dạng HST, đến đa dạng loài và đa dạng gen.
Đa dạng HST tại VQG Ba Bể bao gồm HST rừng tự nhiên trên núi đá và núi đất, khu đất ngập nước Ramsa, ngoài ra còn có HST rừng trồng, HST đất nông nghiệp và HST khu dân cư.
Đa dạng về thành phần loài, báo cáo điều tra ĐDSH của tỉnh Bắc Kạn, đã xác định được 1.792 loài thực vật, thuộc 723 chi, 189 họ, 70 bộ, 12 lớp và 6 ngành thực vật bậc cao có mạch; 84 loài thú, 314 loài chim, 26 loài lưỡng cư, 43 loài bò sát, 1.091 loài côn trùng, 284 loài thủy sinh vật và khu hệ cá là 109 loài [Sở TNMT tỉnh Bắc Kạn, 2015]. VQG Ba Bể cũng là nơi sinh sống của nhiều loại động thực vật đặc hữu, quý hiếm như: Voọc mũi hếch, Voọc đen má trắng, Vạc hoa, cá Cóc Tam Đảo... [UBND tỉnh Bắc Kạn, 2017].