Kiểm định độ tin cậy của thang đo

Một phần của tài liệu Phân tích và đề xuất các giải pháp nâng cao sự hài lòng của cán bộ quản lý công ty tnhh samsung electronics việt nam (Trang 57 - 60)

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA CÁN BỘ QUẢN LÝ CÔNG

2.2. PHÂN TÍCH MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA CÁN BỘ QUẢN LÝ SEV

2.2.1. Giới thiệu về cuộc điều tra

2.2.1.3. Kiểm định độ tin cậy của thang đo

Trên thực tế, có rất nhiều nhân tố tác động đến sự hài lòng của nhân viên với công ty ở mức độ, cường độ và hình thức khác nhau. Những tác động này có thể là tác động trực tiếp hay tác động gián tiếp và có nhiều tác động chúng ta khó có thể nhận biết đƣợc. Để xác minh độ tin cậy của thang đo, ta cần làm các nghiên cứu liên quan đến nó, một số phương án như sau:

+ Nghiên cứu định tính

Mục đích nhằm khám phá các yếu tố cấu thành sự hài lòng của nhân viên; hiệu chỉnh các thang đo về sự hài lòng và sự trung thành của các nghiên cứu đã thực hiện cho phù hợp với điều kiện đặc thù lao động của Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam bằng cách xây dựng bảng câu hỏi.

Tổ chức thảo luận nhóm

Qua phân tích lý thuyết, tác giả lựa chọn mô hình của tiến sỹ Nguyễn Thị Kim Dung để nghiên cứu sự hài lòng của người lao động. Từ đó tác giả xây dựng thang đo nháp đo lường sự hài lòng và lòng trung thành của nhân viên. Tuy nhiên để phù hợp với môi trường làm việc thực tế, tác giả đã tham khảo một số lãnh đạo và một số nhân viên làm việc lâu năm để điều chỉnh mô hình và thang đo của T.s Nguyễn Thị Kim Dung cho phù hợp.

Thành phần tham gia thảo luận: gồm 7 người là phó, trưởng phòng làm việc tại các phòng khác nhau của công ty (sau đây gọi là Nhóm thảo luận). Nội dung cuộc thảo luận:

- Giới thiệu mục đích, ý nghĩa của cuộc thảo luận. Định nghĩa các khái niệm cơ bản: sự hài lòng và lòng trung thành.

- Sử dụng các câu hỏi mở và đề nghị nhóm thảo luận cho ý kiến để khám phá các thành phần của sự hài lòng và lòng trung thành của nhân viên.

- Giới thiệu các thành phần đo lường sự hài lòng theo mô hình động viên của tiến sỹ Nguyễn Thị Kim Dung để các thành viên của nhóm thảo luận điều chỉnh, bổ sung.

- Giới thiệu thang đo các thành phần của sự hài lòng và lòng trung thành do tác giả xây dựng dựa trên mô hình 7 yếu tố động viên của tiến sỹ Nguyễn Thị Kim Dung và xin ý kiến đóng góp điều chỉnh bổ sung của nhóm thảo luận.

Kết quả thảo luận:

Về cơ bản, nhóm thảo luận nhất trí với mô hình các thành phần đo lường sự hài lòng của cán bộ quản lý do tác giả đề xuất. Về tên gọi các yếu tố động viên, nhóm thảo luận thống nhất đề nghị thực hiện một số hiệu chỉnh sau đây:

Kết hợp hai yếu tố Tiền lương và Phúc lợi thành yếu tố Đãi ngộ; Kết hợp hai yếu tố Đồng nghiệp và Điều kiện làm việc thành yếu tố Môi trường làm việc. Thêm vào mô hình một yếu tố: Đánh giá.

Kết quả của nghiên cứu định tính là cơ sở để tác giả thiết kế Bảng phỏng vấn chính thức (Phụ lục) dùng để nghiên cứu định lƣợng. Thang đo đƣợc xây dựng theo hình thức đo lường do Rennis Likert (1932) giới thiệu, đo theo 5 bậc theo đó bậc 5 tương ứng với mức độ hoàn toàn đồng ý và bậc 1 tương ứng với mức độ rất không đồng ý.

+ Nghiên cứu định lƣợng

Mục đích nhằm kiểm định mô hình lý thuyết đã đề nghị, kiểm định các giả thuyết, các mối quan hệ được giả định trong phần nghiên cứu định tính, đo lường mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố cấu thành sự hài lòng đến lòng trung thành của nhân viên; ảnh hưởng của các đặc điểm cá nhân đến sự hài lòng và lòng trung thành của nhân viên.

Nghiên cứu định lƣợng đƣợc thực hiện thông qua một cuộc khảo sát trực tiếp theo bảng phỏng vấn trên mẫu là một số cán bộ quản lý tiêu biểu. Dựa trên kết quả khảo sát sẽ tìm hiểu và giải quyết các vấn đề nêu ra.

Một phần của tài liệu Phân tích và đề xuất các giải pháp nâng cao sự hài lòng của cán bộ quản lý công ty tnhh samsung electronics việt nam (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)