CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA CÁN BỘ QUẢN LÝ CÔNG
2.2. PHÂN TÍCH MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA CÁN BỘ QUẢN LÝ SEV
2.2.3. Các đặc điểm cá nhân ảnh hưởng đến sự hài lòng của cán bộ quản lý
Bảng 2.16. So sánh sự hài lòng theo trình độ
Total Mean Đại học Thạc sĩ
Về công việc 3.27 3.15 3.28
Về môi trường làm việc 3.26 3.02 3.27
Bảng 2.16 thể hiện sự khác nhau về điểm trung bình giữa các nhóm cán bộ quản lý có trình độ khác nhau: trình độ đại học, và thạc sĩ. Sự hài lòng của cán bộ quản lý ở có sự chênh lệch về công việc và môi trường công việc. Về cơ bản, cán bộ quản lý có trình độ thạc sĩ có điểm trung bình tốt hơn về công việc và môi trường làm việc. Rõ ràng, khi có cấp bậc học tốt hơn, họ sẽ thích nghi với công việc và môi trường làm việc tốt hơn, ngoài ra kinh nghiệm giúp họ hiểu môi trường làm việc và yêu công việc hơn.
2.2.3.2. Ảnh hưởng của vị trí công việc
Bảng 2.17. So sánh sự hài lòng theo vị trí công việc
Total Mean Phó
phòng
Trưởng
phòng Trưởng phòng cấp cao
Về đãi ngộ 3.36 3.45 3.28 3.52
Đánh giá 3.25 3.34 3.2 3
Sự hài lòng chung 3.18 3.42 3.23 3.09
Bảng 2.17 thể hiện sự khác nhau giữa các nhóm cán bộ có vị trí công việc khác nhau về sự hài lòng đối với công việc và lãnh đạo. Các yếu tố có sự khác biệt là về yếu đố đãi ngộ, đánh giá và sự hài lòng chung. Về yếu tố đãi ngộ, cấp bậc trưởng phòng hiện tại có mức hài lòng thấp nhất (3.28) thấp hơn đối với cấp độ phó phòng ( 3.45) và trưởng phòng cấp cao ( 3.52) . Lý do là nhiều phó phòng hiện nay mới được bổ nhiệm và có mức thu nhập có sự thay đổi lớn, và tuổi đời trẻ hơn nên cảm thấy hài lòng hơn.
Với trưởng phòng thì nhiều người đã làm việc lâu năm và chưa có sự thay đổi nhiều về mặt thu nhập. Trưởng phòng cấp cao được nhiều đãi ngộ đặc thù nên có sự hài lòng cao hơn về thu nhập. Cùng với đó, với yếu tố đánh giá thì trưởng phòng cấp cao được đánh giá là thấp nhất (3) do khả năng thăng tiến quá ít và mức độ yêu cầu công việc rất cao. Cấp độ phó phòng vẫn được đánh giá cao nhất ( 3.42) do tuổi đời trẻ và thường đƣợcc thăng tiến nhanh, cơ hội rộng mở hơn. Tổng quan sự hài lòng chung thì hiện tại nhân viên cấp phó phòng (3.42) được đánh gia cao nhất, sau đó lần lượt là Trưởng phòng và Trưởng phòng cấp cao. Do các yếu tố chức vụ đặc thù nên cấp độ phó phòng sẽ có nhiều điều kiện phát triển và đƣợc thể hiện là yêu thích công việc hơn.
2.2.3.3. Ảnh hưởng của độ tuổi
Bảng 2.18. So sánh sự hài lòng theo độ tuổi
Total Dưới 30 Từ 30 đến 35 Từ 36 đến 40 Lớn hơn 40
Về công việc 3.66 3.29 3.08 3
Đánh giá 3.78 3.39 2.82 3
Bảng 2.18 thể hiện sự khác nhau về mức độ hài lòng công việc và đánh giá giữa các nhóm có độ tuổi khác nhau. Nhìn chung không có sự nhiều sự khác biệt về mức độ hài lòng này giữa các độ tuổi, nhƣng có thể thấy đƣợc rằng ở độ tuổi cao hơn thì mức độ hài lòng về công việc cũng nhƣ đánh giá là thấp hơn. Điều này có thể thấy đƣợc phần lớn là do áp lực công việc lớn tại môi trường nhà máy sản xuất như ở SEV, dẫn đến những người cao tuổi hơn sẽ cảm thấy khó khăn với việc tiếp tục cường độ hơn.
2.2.3.4. Ảnh hưởng của giới tính
Bảng 2.19. So sánh sự hài lòng theo giới tính
Total Mean Nam Nữ
Về đãi ngộ 3.36 3.1 3.46
Đánh giá 3.25 3.05 3.27
Bảng 2.19 chỉ ra sự khác nhau về mức độ hài lòng với chính sách đãi ngộ và đánh giá hai nhóm nhân viên phân theo giới tính nam và nữ. Về cơ bản, sự hài lòng của hai nhóm không có nhiều sự khác biệt, tuy nhiên với cấp bậc quản lý thì nữ nhân viên đƣợc đánh giá là hài lòng hơn do vấn đề ƣu tiên công việc tại doanh nghiệp, đồng thời phụ nữ dễ cảm thấy hài lòng với thu nhập hơn, cũng đƣợc ƣu ái trong vấn đề đánh giá hơn.
2.2.3.5. Ảnh hưởng của thâm niên
Bảng 2.20. So sánh sự hài lòng theo thâm niên
Total Mean Dưới 3 Trên 3 năm & Trên 6 năm & >= 9 năm
năm dưới 6 năm dưới 9 năm
Về đào tạo 3.33 3.59 3.39 3.22 2.99
Sự hài lòng chung 3.18 3.5 3.1 3.28 4
Bảng 2.24 lại chỉ ra rằng sự hài lòng về đào tạo và hài lòng chung có sự khác biệt giữa các nhóm có thâm niên khác nhau tuy sự khác nhau này là không nhiều, mean thay đổi từ 2.99 đến 3.59. Và nhóm cán bộ quản lý có thâm niên trên 9 năm là ít hài lòng nhất về đào tạo so với nhóm cán bộ cảm thấy hài lòng nhất là dưới 3 năm do việc đào tạo còn ới lạ. Về sự hài lòng chung, cán bộ quản lý có thâm niên từ 3 năm đến 6 năm đang cảm thấy ít hài lòng hơn, chủ yếu vì thời điểm này là thời điểm họ chƣa có bứt phá về mặt công việc và có thể có những tác động về vấn đề thay đổi môi trường.
Sau khi qua mức này thì sự hài lòng chung tăng lên (3.28 và 4) do cán bộ quản lý đã cảm thấy quen thuộc và xác định lâu dài với công ty