Phân tích cơ cấu tài sản

Một phần của tài liệu Phân tích và xây dựng biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Dệt may Thygesen Việt Nam (Trang 52 - 58)

2.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHIÍNH TẠI CÔNG TY TNHH DỆT MAY

2.2.2. Phân t ích tình hình tài chính qua cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn

2.2.2.1. Phân tích cơ cấu tài sản

Các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu tài sản cho thấy sự biến động các bộ phận cấu thành tổng tài sản của công ty nhằm thấy được sự phân bổ các loại tài sản trong quá trình sản xuất kinh doanh, các tài sản này được tài trợ bởi các nguồn nào, có hợp lý không.

Dựa vào số liệu của Bảng cân đối kế toán , ta tính được các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu tài sản của Công ty cổ phần thông tin và quốc tế Việt Nam như sau: Từ số liệu tính toán ở bảng trên cho ta thấy:

Tỷ suất TSLĐ trên tổng tài sản của cả 2 năm đều lớn hơn nhiều so với tỷ suất TSCĐ trên tổng tài sản.

Bảng 2.9. Bảng chỉ tiêu cơ cấu tài sản

Chỉ tiêu ĐVT 31/12/2010 31/12/2011 Chênh lệch % 1. Tài sản ngắn hạn Đồng 13,673,364,119 22,799,019,644 9,925,655,525 72.59%

2. Tài sản dài hạn Đồng 8,534,971,915 8,394,498,841 -140,473,074 -1.65%

3. Tổng tài sản Đồng 22,208,276,034 31,193,518,485 8,985,242,451 40.46%

4. Tỷ suất TSLĐ

trên tổng tài sản(1/3) % 61.57% 73.09% 11.52% 18.71%

5. Tỷ suất TSCĐ trên tổng tài sản (2/3)

% 38.43% 26.91% -11.52% -29.98%

Cơ cấu tài sản của công ty chưa hợp lý: TSNH chiểm tỷ trọng lớn, điều này ảnh hưởng đến gia tăng lợi nhuận. Tuy cơ cấu tài sản có sự biến động trong năm 2011, tỷ suất TSCĐ trên tổng tài sản năm 2011 giảm (năm 2010 và năm 2011 chênh lệch 11,52%). Điều đó chứng tỏ trình độ cơ khí hoá và tự động hoá thấp, năng suất lao động không cao, chi phí tăng, làm ảnh hưởng tới lợi nhuận.

Trong cơ cấu tài sản năm 2011, cứ 100 đồng tài sản trong sản xuất kinh doanh có 26.91 đồng đầu tư vào TSCĐ ( giảm 11,52 đồng với tỷ lệ tương ứng 25,98%) và còn lại 73,09% đầu tư vào TSLĐ. Trong năm 2011 công ty đó giảm 140,473,074 đồng đầu tư vào tài sản cố định so với năm 2010, trong khi đó số vốn lưu động tăng lên 9,925,655,525 đồng.Trong những năm tới công ty cần chú trọng để đầu tư vào tài sản cố định hơn, đầu tư để mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh.

Trong lĩnh vực kinh doanh của công ty thì việc tăng số vốn lưu động là điều hợp lý trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên nếu không chú trọng đến đầu tư vào

suất, chất lượng kỹ thuật, mỹ thuật của sản phẩm, chi phí tăng dẫn đến ảnh hưởng tiến độ kéo dài thời gian. Mặc dù vậy, qua phân tích sức sinh lợi trên tài cố định của công ty vẫn có hiệu quả chứng tỏ công ty đó sử dụng tốt tài sản cố định.

Để có thể thấy sự biến động của tổng tài sản cũng như từng loại tài sản trong năm 2010 và năm 2011 của công ty cổ phần có ảnh hưởng như thế nào tới các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu vốn ta tiến hành phân tích cơ cấu tài sản thông qua Bảng cân đối kế toán của hai năm 2010- 2011.

• Phân tích cơ cấu tài sản của Công ty TNHH Dệt may Thygesen Việt Nam: Phân tích cơ cấu tài sản cho ta thấy khái quát tình hình sử dụng tài sản tại công ty.

Để tiến hành phân tích cơ cấu tài sản ta căn cứvào số liệu của Bảng cân đối kế toán năm - 2010 & 2011 của công ty .

Nhìn vào số liệu ở bảng 2.9 ta thấy: Giá trị tổng tài sản tăng từ 22,208,276,034 đồng vào năm 2010 lên 31,193,518,485 đồng vào năm 2011.

Đi sâu nghiên cứu sự biến động phần Tài sản ta thấy tài sản ngắn hạn tăng 9,925,655,525 đồng với tỷ lệ tăng tương ứng 72.59%, mà tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản(73.09% của năm 2011). Tài sản ngắn hạn tăng một phần cũng là do vốn bằng tiền tăng 1,157,087,730 đồng tăng 12.4 lần so với năm 2010.

Trong đó tiền mặt tại quỹ và tiền gửi ngân hàng năm 2011 đều tăng so với năm 2010, tiền mặt tại quỹ trung bình chiếm 0,7% tổng vốn bằng tiền còn lại tiền gửi ngân hàng chiếm 99,25%.

Việc dự trữ sẵn nguồn tiền chứng tỏ sức mạnh về vốn bằng tiền của công ty, thể hiện khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, khả năng thanh toán nợ tức thời công ty là rất tốt và công ty luôn ở thế chủ động về vốn . Nhưng sự dư thừa về vốn lưu động sẽ ảnh hưởng tới việc tận dụng cơ hội trong kinh doanh. Vì vậy công ty cần xác định một mức dự trữ vốn bằng tiền phù hợp hơn, làm sao vừa đáp ứng kịp thời cho nhu cầu về vốn vừa giảm thiểu rủi ro cho mức dự trữ như rủi ro lãi suất, tỷ giá ... .

Một nguyên nhân nữa cũng làm cho TSNH tăng lên là do hàng hóa, vật tư tồn kho của công ty năm 2011 tăng. Theo bảng cấn đối kế toán ta thấy hàng tồn kho năm 2011 tăng 11,418,627,015 đồng tương ứng 645.91%. Đây là một mức tăng quá lớn làm cho hàng tồn kho trong năm 2010 chiếm 7.96% thì sang năm 2011 chiếm đến

42.27% trong tổng tài sản. Việc khoản mục hàng tồn kho tăng mạnh có thể nói việc lưu thông hàng hóa của công ty chậm,việc năm 2011 vòng quay hàng tồn kho giảm điều này chúng ta có thể nhìn thấy từ chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho của công ty giảm 62.47% so với năm 2010 như đã phân tích ở trên. Mà việc hàng tồn kho nhiều sẽ làm cho công ty bị ứ đọng vốn. Do vậy, công ty cũng cần xem xét lại hàng tồn kho của công ty vì hàng tồn kho quá lớn, không nên để vốn ứ đọng trong hàng tồn kho nhiều như vậy, và đây là một sự tăng đột biến nên các nhà quản lý cần phải quan tâm hơn đến chính sách bán hàng và quản lý hàng tồn kho.

Xét các khoản phải thu ngắn hạn, thấy năm 2011 giảm so với năm 2010 và giảm 3,405,806,203 đồng tương ứng 69.7% . Điều này có nghĩa là có thể công ty đã có những biện pháp thu nợ tốt và vốn bị khách hàng chiếm dụng đã giảm đi, nhưng nhìn lại từ phần trên về hàng tồn kho thì ta có thể thấy nguyên nhân sau xa của việc khoản phải thu giảm là công ty sản xuất ra không bán được hàng dẫn đến lượng hàng tồn kho lớn như đã nói ở trên. Do vậy, công ty cần phải xem xét đến chính sách bán hàng và chính sách thu hồi nợ của công ty, nếu chính sách bán hàng chưa đạt hiệu quả thì cần có những biện pháp như khuyến mãi, giảm giá để tiêu thụ nhanh lượng hàng tồn. Nếu chính sách thu nợ của công ty chưa hợp lý, chưa hiệu quả thì công ty cần phải đưa ra những chính sách thu hồi nợ hợp lý hơn nữa, cụ thể như đưa ra những chính sách thưởng hợp lý cho cán bộ nhân viên thu hồi công nợ…

Phần tài sản cố định giảm 140,473,074 đồng vì tính luỹ kế của hao mòn tài sản, trong khi đó thời gian vừa qua công ty không đầu tư thêm vào tài sản cố định,các công trình xay dựng cơ bản dở dang vẫn chưa hoàn thành bàn giao.

Vậy, qua phần đánh giá về sự biến động của Tổng tài sản và từng loại tài sản cho thấy công ty chưa chú trọng đầu tư vào đổi mới máy móc, trang thiết bị mới để nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó ta cũng thấy năm 2011 công ty đã để số dư vốn bằng tiền tương đối lớn, đây là loại tài sản có khả năng thanh khoản cao nhất nhưng lại là loại tài sản không có khả năng sinh lời hoặc nếu có thì rất thấp, vì thế công ty cũng cần phải xác định mức dự trữ phù hợp với nhu cầu thực tế của công ty, để tránh tình trạng thừa thiếu tiền làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.

Và hiện nay lượng hàng tồn kho của công ty quá lớn và tăng quá nhiều, gây ảnh hưởng

đến tình hình tài chính của công ty, do đó công ty cần có chính sách bán hàng phù hợp để thiêu thụ nhanh lượng hàng này. Tuy vậy, nhìn chung cũng có thể thấy việc phân bổ vốn của công ty là tương đối hợp lý , đây là dấu hiệu tốt công ty cần phải phát huy trong những năm tiếp theo.

Bảng 2.10. Bảng tổng hợp phân tích cơ cấu tài sản của Công ty TNHH Dệt may Thygesen Việt Nam năm 2010,2011

Năm

Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2011 So sánh 2011 với 2010

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

A: TSLĐ và ĐTNH 13,673,364,119 61,57 22,799,019,644 73,08 9,125,655,525 66.74%

I. Tiền 93,387,916 0,12 1,250,475,646 4,01 1,157,087,730 1239.01%

II. ĐTTCNH 0

III. Các khoản phải thu 11,256,778,682 50,68 7,850,972,479 25,17 -3,405,806,203 -30.26%

IV. Hàng tồn kho 1,767,830,549 7,96 13,186,457,564 42,27 11,418,627,015 645.91%

V. TSLĐ khác 555,306,972 2,5 511,113,955 1,63 -44,193,017 -7.96%

VI. Chi phí sự nghiệp 0

B. TSCĐ và ĐTDH 8,534,971,915 38,43 8,394,498,841 26,92 -140,473,074 -1.65%

I. TSCĐ 8,450,151 38,05 8,309,677,841 26,94 8,301,227,690 98237.63%

II. ĐTTCDH 0

III. Chi phí XDCBDD 84,821,000 0,38 84,821,000 0,27 0 0.00%

IV. Ký cược dài hạn 0

Tổng tài sản 22,208,276,034 100 31,193,518,485 100 8,985,242,451 40.46%

Một phần của tài liệu Phân tích và xây dựng biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Dệt may Thygesen Việt Nam (Trang 52 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)