2.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHIÍNH TẠI CÔNG TY TNHH DỆT MAY
2.2.4 Các chỉ tiêu tài chính
Bảng 2.15.Bảng tổng hợp chỉ tiêu tài chính của Công ty TNHH Dệt may Thygesen Việt Nam năm 2010 và 2011
Chỉ tiêu Công thức Năm Năm Chênh lệch
2010 2011 Mức Tỷ lệ
1. Cơ cấu tài sản và nguồn vốn
** Bố trí cơ cấu tài sản
Tỷ số cơ cấu TSLĐ Tài sản ngắn hạn
61.57 73.08 11.51 19%
Tổng tài sản Tỷ số cơ cấu TSCĐ Tài sản dài hạn
38.43 26.92 -11.51 -30%
Tổng tài sản
** Bố trí cơ cấu nguồn vốn
Tỷ suất tài trợ Vốn chủ sở hữu
13.67 9.90 -3.77 -28%
Tổng nguồn vốn
2. Khả năng thanh toán KNTT hiện thời Tài sản lưu động
0,72 0,85 0,13 26,67%
Tổng nợ ngắn hạn KNTT nhanh Tài sản LĐ- HTK
0,59 0,34 -0,25 86,84%
Tổng nợ ngắn hạn KNTT tức thời Vốn bằng tiền
0,005 0,05 0,045 300%
Tổng nợ ngắn hạn
3. Khả năng quản lý tài sản Vòng quay HTK Doanh thu
25.95 4.56 -21.39 -82%
Hàng tồn kho Vòng quay TSCĐ Doanh thu
5.38 7.17 1.79 33%
Tài sản cố định
4. Khả năng sinh lời Tỷ suất LN trên DT (
ROS)
Lợi nhuận
4.30% 4.68% 0.38% 8.74%
Doanh thu Tỷ suất LN trên
TTSbq ( ROA)
Lợi nhuận
8.89% 9.03% 0.14% 1.57%
Tổng TSbq Tỷ suất thu hồi vốn (
ROE)
Lợi nhuận
65.01% 92.74% 27.74% 42.66%
Vốn CSHbq
Nhận xét:
Nhìn vào bảng tổng hợp các chỉ tiêu tài chính năm 2010 và năm 2011 ta thấy:
Tỷ số cơ cấu tài sản lưu động năm 2011 tăng từ 61.57% lên 73.08 % năm 2010 tương ứng với tỷ lệ 19% nhưng ngược lại tỷ số cơ cấu tài sản cố định lại giảm từ 38.43 năm 2010 xuống đến 26.92 năm 2011 với tỷ lệ (-30%).
Tỷ số cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp qua hai năm không có biến động lớn chỉ giảm 3.77 với tỷ lệ 28%. Nhưng đây là một tỷ lệ quá nhỏ nên công ty cần có các biện pháp để làm tăng nguồn vốn CSH của mình lên.
Khả năng thanh toán ngắn hạn: Có thể thấy khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp là chưa ổn với hệ số thanh toán hiện thời là 0.85 lần.
Nguồn tài sản lưu động của công ty chưa thể đảm bảo trang trải đầy đủ các khoản nợ khi đến hạn, điều này sẽ ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của công ty. Nếu đầu tư nhiều vào tài sản lưu động sẽ không tốt vì dư thừa thường không tạo thêm doanh thu.
Nhưng nếu đầu tư ít quá sẽ thiếu nguồn vốn lưu động để tham gia vào quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Công ty nên có biện pháp để làm gia tăng hệ số thanh toán hiện thời thêm nữa.
Khả năng thanh toán nhanh:Thể hiện quan hệ giữa các loại tài sản lưu động có khả năng chuyển nhanh thành tiền để thanh toán nợ ngắn hạn với nợ ngắn hạn. Đây là một tiêu chuẩn đánh giá khắt khe hơn đối với khả năng chi trả các khoản nợ ngắn hạn so với hệ số thanh toán ngắn hạn. Hệ số này của công ty trong hai năm qua là thấp (năm 2010 là 0.59 lần, năm 2011 là 0.34 lần) đó phản ánh một tình hình tài chính chưa tốt của công ty về khả năng thanh toán nhanh các khoản nợ đến hạn.
Khả năng thanh toán tức thời: Với hệ số năm 2011 là 0,05 hệ số này chứng minh cho khả năng thanh toán chưa được tốt lắm nhưng mặt khác lại thể hiện sự hiệu quả trong việc sử dụng nguồn lực tài chính.
Khả năng quản lý tài sản: Các hệ số của chỉ tiêu này tương đối khả quan tăng đều qua các năm, điều này đó chứng minh được cách quản lý tài sản của công ty là tốt.
Vậy công ty cần chú ý và phát huy để có kết quả tốt hơn.
Khả năng sinh lời: Đánh giá hiệu quả tổng hợp về hoạt động của công ty sau một thời gian hoạt động kinh doanh. Tỷ lệ sinh lợi trong năm 2011 đều tăng so với
năm 2010, mức sinh lợi mà công ty đạt được sau mỗi niên độ kinh doanh của công ty cao cũng là đánh giá trạng thái tài chính công ty hàng năm. Song chúng có một ý nghĩa quan trọng và vì thế chúng luôn được quan tâm đặc biệt giữa các chủ thể khác nhau:
Các chủ thể đều mong muốn hệ số này luôn tăng cao và duy trì ở mức ổn định, đủ bù đắp rủi ro. Chỉ tiêu này cho phép xác định số lãi thu được trên doanh thu, tài sản và một nguồn vốn mà chủ sở hữu đó đưa vào sản xuất kinh doanh trong kỳ.
2.3. Đánh giá phân tích tài chính tại công ty
Qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu thực tế PTTC tại Công ty TNHH Dệt may Thygesen Việt Nam, em có đánh giá về những kết quả đạt được và một số hạn chế còn tồn tại trong nội dung PTTC tại đơn vị như sau:
2.3.1. Những kết quả đạt được:
► Công ty hoạt động trong ngành dệt may. Nên nghiệp vụ kế toán rất phức tạp, tuy nhiên công ty luôn chú trọng đến công tác PTTC. Vì vậy, hoạt động PTTC ngày càng được quan tâm và chú trọng hơn nữa. Các kết quả của công tác PTTC đã được sử dụng hiệu quả, phục vụ một cách thiết thực cho việc ra quyết định điều hành sản xuất của Ban giám đốc.
► Đội ngũ cán bộ thực hiện hoạt động PTTC DN, đều là những cán bộ có trình độ chuyên môn cao, vốn kinh nghiệm tích luỹ lớn. Và đều là những thành viên gắn bó rất lâu dài với công ty, chính vì vậy công tác phân tích được tiến hành hết sức cẩn thận.
Những đánh giá đưa ra hết sức xát thực, và có sự chuẩn hoá cao
► Trước năm 2009, đội ngũ phân tích chưa thấy rõ tầm quan trọng của việc phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được bộ phận kế toán lập, như là điều kiện bắt buộc để đối phó với cơ quan chức năng nhà nước. Chưa thực sự là nguồn thông tin để cán bộ phân tích sử dụng. Từ năm 2009 trở lại đây báo cáo lưu chuyển tiền tệ đã được đưa vào trong công tác PTTC. Việc làm này đã giúp đánh giá một cách hiệu quả hơn.
► Những năm trước, công việc PTTC được tiến hành rất thô sơ và thủ công. Cán bộ phân tích phải tính tay các chỉ tiêu, rồi bằng kinh nghiệm của mình để đưa ra những đánh giá và nhận xét. Chính vì vậy, số chỉ tiêu đưa ra còn hạn chế và chưa thể đánh giá một cách tổng thể. Từ năm 2010, công ty đã xây dựng được phần mềm phân tích riêng.
Các cán bộ không cần mất quá nhiều thời gian để đưa ra những chỉ số. Các chỉ số đưa ra đa dạng hơn, giúp cán bộ phân tích theo nhiều chiều huớng khác nhau
► Những năm trước, phương pháp so sánh chủ yếu là so sánh theo chiều dọc và chiều ngang. Chính vì vậy, mới chỉ đánh giá được sự biến động qua các năm. Nhưng tới năm 2011, bô phận phân tích đã hoàn thành xong dữ liệu chuẩn hoá của công ty. Bằng cách tổng hợp toàn bộ dữ liệu của các đơn vị cùng công ty. Rồi từ đó tính toán và đưa ra chỉ số trung bình, làm thước đo đối chiếu với chỉ số được tính ra của công ty.