MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Phân tích và xây dựng biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Dệt may Thygesen Việt Nam (Trang 86 - 89)

Qua quá trình nghiên cứu hoạt động PTTC tại Công ty TNHH Dệt may Thygesen Việt Nam, hoạt động PTTC đã được TCT quan tâm và triển khai từ rất sớm.

Thông tin từ hoạt động PTTC là cơ sở để lãnh đạo công ty đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh, từ đó nhìn ra những điểm mạnh để phát triển, điểm yếu để khắc phục, thời cơ để nắm bắt, và thách thức để đối đầu. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả mà đội ngũ phân tích làm được vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định. Những hạn chế đó một mặt là do sự chủ quan của nội tại bên trong TCT, mặt khác là do những yếu tố khách quan chung của môi trường kinh tế, mức độ phát triển xã hội… và chính sách quản lý của Nhà nước, cơ quan chủ quản….

Để khắc phục được những hạn chế đó, nhằm hoàn thiện nội dung PTTC của TCT theo các giải pháp nêu trên, tác giả có một số kiến nghị với nhà nước, Bộ Tài Chính và Bộ công nghiệp Việt Nam như sau:

3.4.1. Kiến nghị với Nhà nước và Chính phủ:

- Về phía Nhà nước cần hoàn thiện chế độ kế toán, chuẩn mực kế toán, chuẩn mực kiểm toán và chính sách pháp luật. Để phù hợp với sự phát triển nền kinh tế trong quá trình hội nhập, phù hợp với các chuẩn mực quốc tế và giúp các DN hoà nhập với sự thay đổi đó, thì Nhà nước phải không ngừng hoàn thiện kịp thời hệ thống kế toán và các chuẩn mực kế toán, kiểm toán VN. Chế độ kế toán mới phải đảm bảo giải quyết các hoạt động kinh tế mới đã hoặc sẽ phát sinh trong tương lai, nhằm phản ảnh đầy đủ các thông tin TCDN. Cùng với đó là vấn đề thông tin kế toán càng được kiểm toán thì càng đáng tin cậy, do vậy Nhà nước nên có những chính sách về kiểm toán như khuyến khích hoặc bắt buộc đối với từng loại hình DN. Có những quy định về giá trị pháp lý của báo cáo tài chính đã kiểm toán. Và cuối cùng cần nghiên cứu và khuyến khích các DN đăng ký bổ sung các mẫu báo cáo tài chính mở trong khuôn khổ pháp luật và chuẩn mực. Nhà nước nên chấp nhận những mẫu báo cáo tài chính của DN nhưng phải đảm bảo những tiêu chuẩn như: Phù hợp với chuẩn mực kế toán hiện hành;

Trình bầy đầy đủ thông tin bắt buộc;Trình bầy những thông tin phù hợp với nhu cầu quản lý của công ty; Những thông tin bắt buộc có thể trình bầy dưới dạng chi tiết phù

hợp với yêu cầu quản lý của công ty. Ngoài ra cũng cần tiếp thu những ý kiến phản hồi từ phía DN trong quá trình hoàn thiện chế độ kế toán và các chuẩn mực kế toán mới.

- Chính sách hỗ trợ DN về PTTC cũng cần được cụ thể hoá thành các văn bản hướng dẫn đối với các ngành, các cấp. Nhà nước nên khuyên khích, tạo điều kiện cho các tổ chức tư vấn tài chính phát triển

- Mặc dù nhà nước đã cung cấp hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành, tuy nhiên mới chỉ đưa ra một số chỉ tiêu cơ bản như: hệ số khả năng thanh toán nhanh, ROA, ROE, EPS… chứ chưa thực sự đầy đủ, kịp thời và chính xác. Vì vậy nhà nước cần hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành . Bên cạnh chỉ tiêu trung bình ngành, nhà nước cần thiết lập trang web chung, để các DN có thể tra cứu các DN khác là đối thủ cạnh tranh của mình, hoặc các đối tác có liên quan đến công ty. Việc làm này sẽ giúp các DN có thể đối chiếu và rút ra những kinh nghiệm từ các DN khác

- Phát triển kinh tế thị trưòng tài chính trong nước, khuyến khích DN tham gia.

Hiện nay ở nước ta, thị trường chứng khoán đã ra đời đánhdấu bằng việc đi vào hoạt động của Trung tâm giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh ngày 20/7/2000. Đây thực sự là một điều tốt để các DN nâng cac hiệu quả hoạt động kinh doanh và có thể huy động vốn thông qua nhiều hình thức khác nhau, Tuy nhiên, Nhà nước cần nhanh chóng hoàn thiện hệ thống pháp lý, cơ chế, chính sách… để thị trường chứng khoán nói riêng và thị trường tài chính nói chung ngày càng phát triển. Đồng thời, Nhà nước cũng phải có những chính sách khuyến khích các DN tham gia thị trường chứng khoán để có điều kiện thực hiện công tác PTTC một cách thường xuyên hơn, nhằm đảm bảo tình hình tài chính lành mạnh, thu hút vốn vào DN. Thông qua hệ thống ngân hàng thương mại , các tổ chức tín dụng, các công ty tài chính, các quỹ đầu tư… thị trường vốn nước ta sẽ dần hoà nhập với thị trường trong khu vực, tạo điều kiện cho DN có thể tự huy đọng vốn thông qua các hìmh thức phát trái phiếu, cổ phiếu, góp vốn liên doanh… để mở rộng hoạt động SXKD.

3.4.2. Kiến nghị với cơ quan quản lý cấp trên:

Bộ tài chính và các ngành, các cấp có liên quan cần có sự phối hợp để mở các khoá đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên ngihệp vụ phân tích hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động PTTC nói riêng cho các cán bộ chuyên môn của các DN. Hiện nay, Bộ mới chỉ đạo thường xuyên mở các lớp tập huấn về nghiệp vụ kế toán, nghiệp vụ PTTC chưa thực sự được quan tâm đúng mức. Vì vậy, định kỳ Bộ tài chính nên

mời các chuyên gia giỏi, hoặc các chuyên gia nước ngoài có kinh nghiệm để hướng dẫn cách xây dựng và tính toán các chỉ tiêutài chính quan trọng trong nôi dung PTTC DN. Hiện nay hầu hết các cán bộ phân tích đều bằng kiến thức của mình, tự tìm hiểu và đưa ra bảng công thức cho DN mình. Nên, nếu kiến thức của cán bộ chưa vững, việc xây dựng công thức chưa chính xác sẽ làm cho kết quả phân tích sai lệch. Việc Bộ tài chính đưa ra những hệ thống công thức chuẩn sẽ tạo điều kiện cho hoạt động PTTC tại các DN đi vào nề nếp, kết quả phân tích sát thực, toàn diện và do đó làm cho thông tin thu được từ kết quả phân tích ngày càng trở nên quan trọng và cần thiết đối với người sử dụng.

Bộ tài chính ban hành các văn bản hướng dẫn kịp thời, cụ thể và rõ ràng

Sau mỗi lần sửa đổi, bổ sung các chính sách, chế độ về thuế, Nhà nước đưa ra những văn bản đã sửa đổi, bổ sung đó. Để các DN kịp thời nắm bắt, hiểu rõ hơn thông tin nội dung sửa đổi, Bộ tài chính phải có văn bản hướng dẫn kịp thời, cụ thể, rõ ràng.

Các văn bản phải có đầy đủ pháp lý, phải được trình bày rõ ràng, dễ hiểu để các DN có thể theo đúng quy định mới đặt ra.

Xây dựng hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành: Hiện nay Tổng cục thống kê là cơ quan quản lý Nhà nước về công tác thống kê trong toàn bộ nền kinh tế, tuy nhiên vẫn chưa đưa ra được chỉ tiêu trung bình ngành làm tham chiếu cho các DN. Do vậy, việc đánh giá và phân tích các chỉ tiêu tài chính tại DN còn thiếu sự so sánh với các DN trong cùng lĩnh vực và chỉ tiêu trung bình của ngành, những nhận xét của các nhà phân tích vẫn mang tính chất cảm tính dựa vào kiến thức và kinh nghiệm của bản thân.

3.4.3. Kiến nghi với Bộ Công Nghiệp Việt Nam:

Xây dựng quy chế quản lý tài chính chặt chẽ, rõ ràng và có sự kiểm tra, hướng dẫn thực hiện tại các đơn vị trực thuộc. Định kỳ tiến hành kiểm toán nội bộ đối với các Công ty thành viên để đảm bảo sự minh bạch trong các báo cáo tài chính, nâng cao chất lượng cung cấp thông tin của các báo cáo tài chính đã được kiểm toán.

Xây dựng hệ thống định mức chung của ngành về các chỉ tiêu PTTC, để trên cơ sở đó làm căn cứ, chuẩn mực cho các đơn vị đánh giá chính xác tình hình tài chính của đơn vị mình và có sự so sánh tương quan với các DN hoạt động trong cùng một ngành.

Thường xuyên tổ chức các khoá huấn luyện, đào tạo nghiệp vụ PTTC DN. Tổ chức các buổi hội thảo, chia sẻ kinh nghiệm giữa các thành viên trong Tập đoàn điện lực để góp phân nâng cao năng lực và trình độ chuyên môn cho toàn bộ công nhân viên nói chung và cán bộ làm công tác PTTC nói riêng.

Một phần của tài liệu Phân tích và xây dựng biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Dệt may Thygesen Việt Nam (Trang 86 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)