2.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHIÍNH TẠI CÔNG TY TNHH DỆT MAY
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế
Hoạt động PTTC còn rất nhiều hạn chế cần khắc phục như đã trình bày tại mục trên. Nguyên nhân của những hạn chế đó có từ nội tại DN và bên ngoài DN. Sau đây, tác giả đưa ra một số nguyên nhân chính khiến cho nội dung PTTC DN tại Công ty TNHH Dệt may Thygesen Việt Namchưa được hoàn thiên:
► Nguyên nhân chủ quan
■ Các nhà quản lý có thể lợi dụng nguyên tắc kế toán để chủ động tạo ra các tỷ số tài chính như ý muốn của mình khiến cho việc phân tích báo cáo tài chính không còn là công cụ đánh giá khách quan.
■ Đội ngũ PTTC hiện nay vẫn kiêm nhiệm cả nghiệp vụ kế toán, chưa thành lập được bộ phận chuyên trách chuyên môn về PTTC. Các cán bộ phân tích không có nhiều thời gian để tham gia các khoá học tập huấn của Bộ Tài chính, trung tâm giáo dục của các trường đại học chuyên ngành, chưa kịp thời tiếp nhận những thay đổi chính sách kế toán và chuẩn mực kế toán mới.
■Hệ thống thông tin sử dụng trong phân tích còn chưa đầy đủ, chủ yếu dựa vào số liệu trên Bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh và so sánh giữa các năm với nhau mà chưa có sự so sánh với các công ty cùng ngành, số liệu trung bình ngành….Các thông tin về tình hình kinh tế - xã hội trong nước và thế giới, thông tin về các chính sách của Nhà nước, về xu hướng phát triển chung của ngành, thông tin về các đối thủ cạnh tranh, các đối tác gần như chưa được cập nhật và phổ biến.
■ Chưa sử dụng phương pháp phân tích hiện đại
Phương pháp công ty sử dụng là phương pháp truyền thống: so sánh và tỷ lệ.
Chính vì vậy, cán bộ phân tích sẽ ít bị vấp váp trong công tác phân tích. Nhưng hoạt động phân tích tại công ty chủ yếu dừng lại ở việc phân tích các chỉ tiêu đơn lẻ rời rạc, chắp vá, chưa hình thành một chuỗi sự kiện có liên quan đến nhau. Phương pháp Dupont là phương pháp phân tích sự tác động tương hỗ giữa các tỷ số tài chính, biến một chỉ tiêu tổng hợp thành một hàm số của một loạt các biến số. Như vậy, do công ty chưa sử dụng phương pháp này nên hệ thống các chỉ tiêu của hoạt động phân tích chưa được đồng bộ và thống nhất.
Phương pháp đồ thị là một phương pháp tiến hành không mấy phức tạp, mà hiệu quả của nó đem lại rất cao. Sử dụng phương pháp này có thể đưa ra một sự đánh giá dễ hiểu, dễ cảm nhận bằng trực quan. Phương pháp này đã được rất nhiều DN sử dụng, nhưng tại Công ty TNHH Dệt may Thygesen Việt Nam, phương pháp này vẫn còn quá mới mẻ và chưa đưa vào sử dụng.
■ Hệ thống các chỉ tiêu đã được bổ xung qua các năm, nhưng cho đến thời điểm 2009 thì hệ thống các chỉ tiêu chưa thực sự đầy đủ:
- Việc phân tích báo cáo kết quả kinh doanh mới chỉ phân tích sự biến động theo chiều dọc và chiều ngang. Chưa phân tích được sự tác động của các nhân tố với nhau. Ví dụ, tác động tổng hợp lên LN là sự tổng hợp của tác động của các nhân tố: tác động do DT bán hàngtăng, tác động do % lãi gộp, tác động do % chi phí bán hàng, tác động do % chi phí quản lý.
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ mới được phân tích hết sức sơ sài. Mới chỉ phân tích được mối quan hệ giữa các dòng ngân lưu. Chưa phân tích khả năng thanh toán từ ngân lưu ròng hoạt động kinh doanh. Bao gồm các chỉ tiêu: Khả năng chia LN, khả năng thanh toán nợ dài hạn đến hạn, khả năng thanh toán nợ vay ngắn hạn.
- Các chỉ tiêu tài chính vẫn còn thiếu rất nhiều:
+ Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán: hệ số vòng quay khoản phải thu, Tốc độ luân chuyển hàng tồn kho, Phân tích rủi ro về khả năng thanh toán dài hạn.
+ Nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lời: Hệ số vòng quay vốn, tỷ suất sinh lời trên vốn cổ phần thường (ROCE), thu nhập trên mỗi cổ phiếu thường (EPS).
+ Chưathấy được sức mạnh tác dụng của đòn bẩy tài chính. Khi nhìn vào tỷ số này chủ nợ có thể nhìn thấy được tỷ lệ góp vốn của chủ DN để có thể an tâm cho các món vay. Về phía DN khi huy động vốn bằng cách vay nợ, chủ DN sẽ được lợi mà vẫn nắm được quyền điều khiển DN. Khi DN tạo ra được LN trên tiền vay nhiều hơn so với tiền lãi phải trả thì phần LN dành cho các chủ sở hữu sẽ gia tăng.
■ Do bộ phận phân tích của công ty chưa được tổ chức thành một phòng chức năng độc lập mà vẫn nằm trong Phòng tài chính – kế toán nên các điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật cũng có phần hạn hẹp. Nhiều thiết bị trong công ty được trang bị từ những năm trước và đã trở nên cũ kỹ, lạc hậu, thường xuyên trục trặc. Điều kiện cơ sở vật chất kém, không tương xứng với quy mô của công ty nên công tác phân tích tài chính cũng gặp khó khăn. Các phương tiện, công cụ phân tích còn thiếu thốn, cán bộ
phân tích chủ yếu thực hiện công việc một cách thủ công, tính toán đơn guản chứ chưa nắm được và chưa có điều kiện ứng dụng các kỹ thuật phân tíchphức tạp. Vì vậy, chất lượng của Công tác phân tích chưa cao.
■ Mức độ tin cậy của các số liệu trên báo cáo tài chính không cao, kể cả các báo cáo tài chính đã qua kiểm toán nên kết quả phân tích và đánh giá tình hình tài chính công ty thông qua phân tích BCTC thường chỉ có giá trị tham khảo hơn là phản ánh thực trạng.
► Nguyên nhân khách quan
■Hệ thống văn bản pháp qui thường xuyên thay đổi, chưa có qui định bắt buộc về công tác PTTC ở DN
■ Phân tích dựa trên các tỷ số tài chính phụ thuộc lớn vào tính chính xác của các báo cáo tài chính. Điều này bị ảnh hưởng lớn bởi các nguyên tắc kế toán. Tuy nhiên nguyên tắc và thực hành kế toán lại có thể khác nhau giữa các công ty, các ngành, các quốc gia và trong các thời kỳ khác nhau. Do đó các nguyên tắc thực hành kế toán có thể làm sai lệch và làm mất đi ý nghĩa của các tỷ số tài chính.
■ Hiện nay ở nước ta vẫn chưa có số liệu thống kê về hệ thống các chỉ tiêu trung bình ngành. Điều này làm giảm đi phần nào ý nghĩa trong việc đánh giá tình hình tài chính tại công ty.
■Năm 2011 và năm 2010 là năm có nhiều biến động về kinh tế do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu diễn ra vào cuối năm 2011. Tác động của cuộc khủng hoảng đã đẩy lạm phát tăng cao và đó cũng là nguyên nhân dẫn đến những thông tin tài chính được ghi nhận trên báo cáo tài chính có độ chính xác chưa cao, việc phân tích trở nên sai lệch.
■ Sự phát triển của công nghệ thông tin có vai trò hết sức quan trọng đối với công tác phân tích tài chính. Tuy nhiên, trên thực tế nước ta công nghệ thông tin chưa thực sự là công cụ đắc lực cho hoạt động phân tích tài chính tại các DN. Chưa xây
để các thành viên trao đổi kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm. Những thông tin tra cứu trên mạng tính chuẩn xác chưa cao.
■Hiên nay vẫn chưa có sự thống nhất và đồng bộ về công thức của một số chỉ tiêu trong các sách, tài liệu về phân tích Báo cáo tài chính. Điều này làm cho việc so sánh số liệu được phân tích giữa các nguồn khác nhau tiềm ẩn nhiều rủi ro.
■ Việc tổ chức hội nghị phân tích để nhìn nhận, đánh giá điểm tốt, điểm yếu để rút kinh nghiệm và đưa ra các giải pháp… chưa được thực hiện.
.
CHƯƠNG 3