2.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHIÍNH TẠI CÔNG TY TNHH DỆT MAY
2.2.2. Phân t ích tình hình tài chính qua cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn
2.2.2.2. Phân tích cơ cấu nguồn vốn
* Các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu nguồn vốn
Các chỉ tiêu này được dùng để đo lường phần vốn góp của chủ sở hữu doanh nghiệp so với phần tài trợ của các chủ nợ đối với doanh nghiệp và có ý nghĩa quan trọng trong phân tích tài chính. Bởi lẽ các chủ nợ nhìn vào vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp để thấy được mức độ tin tưởng vào sự đảm bảo cho các món nợ, nếu chủ sở hữu chỉ đóng góp một ỷ lệ nhỏ trong tổng số vốn thì rủi ro trong sản xuất kinh doanh chủ yếu do các chủ nợ gánh chịu.
Bảng 2.11. Bảng chỉ tiêu cơ cấu nguồn vốn
Chỉ tiêu ĐVT 31/12/ 2010 31/12/ 2011 Chênh lệch % 1. Nợ phải trả Đồng 19,147,940,544 28,102,120,940 8,954,180,396 46.76%
2. Vốn chủ sở hữu Đồng 3,036,335,520 3,091,397,545 55,062,025 1.81%
3. Tổng nguồn vốn Đồng 22,208,276,034 31,193,518,485 8,985,242,451 40.46%
4. Hệ số nợ (1/3) % 86.22% 90.09% 3.87% 0.04
5. Hệ số vốn chủ sở
hữu(2/3) % 13.67% 9.91% -3.76% - 0.28
Hệ số nợ và hệ số vốn chủ sở hữu là hai hệ số quan trọng phản ánh cơ cấu nguồn vốn. Nhìn vào bảng trên ta thấy, năm 2011 tỷ lệ nợ tăng lên từ 86.22% đến 90.09%. Để hiểu kỹ hơn ta xem xét tình hình nợ phải trả cũng như tình hình tăng giảm nguồn vốn chủ sở hữu của công ty TNHH Dệt May Thgesen Việt Nam
• Phân tích cơcấu nguồn vốn của công ty TNHH Dệt may Thygesen Việt Nam Phân tích cơ cấu nguồn vốn cho ta thấy khái quát nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp. Căn cứ vào số liệu của Bảng cân đối kế toán năm 2010 và năm 2011 của công ty ta lập bảng phântích tổng hợp cơ cấu nguồn vốn của công ty.
Bảng 2.12. Bảng tổng hợp phân tích cơ cấu nguồn vốn của công ty TNHH Dệt may Thygesen Việt Nam năm 2010, 2011
Năm Năm 2010 Năm 2011 So sánh năm 2010
với 2011 Chỉ tiêu Số tiền (đ) % Số tiền (đ) % Số tiền (đ) % A. Nợ phải trả 19,147,940,544 86.21 28,102,120,940 90.08 8,954,180,426 146.76 I. Nợ ngắn hạn 18,934,940,511 85.26 26,590,266,440 85.24 7,655,325,929 140.48 1. Vay ngắn hạn 13,432,859,907 60.48 17,741,468,269 56.88 4,308,608,362 132.07
2. Nợ dài hạn đến hạn
3. Phải trả cho
người bán 743,479,281 3.35 585,633,157 1.88 -157,846,061 -78.76 4. Người mua trả
tiền trước 2,240,138,011 8.34 5,855,107,884 18.77 3,614,969,873 161.4 5. Thuế và các
khoản phải nộp 1,851,307,059 8.34 1,166,595,064 3.74 -684,711,995 -63
6. Phải trả CNV 91,543,368 0.29 91,543,368 100
7. Phải trả nội bộ 760,737,629 3.02 1,088,120,176 3.49 417,382,447 162.2 8. Phải trả phải
nộp khác -3,581,399 -0.01 61,798,622 0.19 65,380,021 1726
II. Nợ dài hạn 1,274,854,500 4.09 1,274,854,500 100
1. Nợ dài dạn 134,854,500 0.44 134,854,500 100
2. Vay dài hạn 1,140,000,000 3.65 1,140,000,000
III. Nợ khác 237,000,000 1.07 237,000,000 0.76 0 0
Chi phí trả trước 237,000,000 1.07 237,000,000 0.76 0 0
B. Nguồn vốn
chủ sở hữu 3,036,335,520 13.67 3,091,397,545 9.9 55,062,025 101.8 I. Nguồn vốn
kinh doanh 3,036,335,520 13,67 3,091,397,545 9,9 55,062,025 101.8 1. Nguồn vốn quỹ 3,137,004,815 14,12 3,137,114,815 10,5 110
2. Quỹ ĐTPT 26,914,623 0,12 26,914,623 0,09 0 0
3. Lãi chưa phân phối 0 0 149,407,025 0,47 149,407,025 100
4. Quỹ khen
thưởng phúc lợi -177,693,918 -0,8 -272,038,918 -0,87 -94,345,000
5.Nguồn vốn ĐTXDCB 50,000,000 0,22 50,000,000 0,16 0 0
II. Nguồn kinh phí
Tổng nguồn vốn 22,208,276,034 100 31,193,518,485 100 8,985,242,451 140.45 Qua số liệu ở bảng trên ta thấy: Nguồn vốn năm 2011 tăng 8,985,242,451 đồng so với năm 2010 tương ứng với tỷ lệ tăng 40.45% điều này phản ánh nguồn vốn tài trợ cho sản xuất kinh doanh của công ty đã được chú trọng.
Cụ thể : Nợ phải trả tăng 8,954,180,426 đồng (tăng 46.76%) Vốn chủ sở hữu tăng 55,062,025 đồng ( tăng 1,8%)
Nợ phải trả tăng chủ yếu là do khoản vay và nợ ngắn hạn tăng 7,655,325,929 đồng tương ứng tỷ lệ tăng 40.48% mà khoản mục này chiếm 85.24% trong tổng nguồn vốn. Nợ phải người bán trả giảm 157,846,061 đồng tương ứng tỷ lệ giảm 78.76% điều này chứng tỏ công ty không hề chiếm dụng vốn của khách hàng tự chủ động nguồn vốn - đây cũng có thể nói là biểu hiện tốt trong năm qua công ty kinh doanh không gặp khó khănvề vốn, cải thiện tình hình thanh toán và kinh doanh có hiệu quả.
Vốn chủ sở hữu tăng là do các quỹ tăng, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tăng, vốn chủ sở hữu năm 2011 tăng 55,062,025 đồng tương ứng tỷ lệ 1,8 %, tỷ lệ tăng nhưng thấp hơn nhiều so với tỷ lệ tăng của nợ nên đã làm cho tỷ trọng tổng nguồn vốn giảm so với năm 2010(tỷ trọng chiếm 9.9% trong tổng nguồn vốn). Mặc dù tỷ trọng có giảm đi chút ít nhưng do nguồn vốn của công ty được hình thành từ vốn đầu tư của chủ sở hữu cũng khá lớn nên uy tín của đơn vị trên thị trường cao, có thế mạnh tạo sự tin tưởng cho các đối tác, các nhà đầu tư và khách hàng đối với công ty.
• Nhận xét chung
Nhìn vào bảng tóm tắt phần cơ cấu tài sản và nguồn vốn ta thấy 61,57 % là tài sản lưu động trong tổng tài sản và 38,43 % là tài sản cố định, nguồn tạm thời chiếm 90,08
% trong tổng nguồn vốn còn lại là nguồn thường xuyên chiếm tỷ trọng 9.92%. Phần tài sản lưu động chiếm tỷ trọng cao nguyên nhân chính là do các khoản phải thu ngắn hạn còn nhiều và lượng hàng tồn kho cũng tăng cao.
Ta có thể tóm tắt phần cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn của công ty tại thời điểm cuối năm 2011 như sau:
Phần nguồn vốn tạm thời của công ty chiếm có 90.08% trong tổng nguồn vốn, mà nguồn tạm thời của công ty chủ yếu là khoản vay và nợ ngắn hạn (chiếm 85.24%) vậy chứng tỏ mối quan hệ giữa công ty với Ngân hàng là rất tốt làm tăng nguồn vốn tạm thời của công ty.
Nguồn vốn thường xuyên của công ty chiếm tỷ trọng 9.92% trong tổng nguồn vốn mà chủ yếu là vốn đầu tư của chủ sở hữu. So với tỷ trọng nguồn vốn vay nợ thì tỷ trọng vốn chủ sở hữu là quá thấp, như vậy sẽ giảm tính tự chủ về mặt tài chính của công ty. Do đó, công ty cần thay đổi chính sách huy động vốn để tăng tính tự chủ về mặt tài chính, đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanhcủa công ty ổn định.
Nhu cầu vốn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng quan trọng nhất là nhân tố quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh và hiệu quả của phát triển và đầu tư. Nhu cầu về vốn phụ thuộc tốc độ luân chuyển vốn bình quân và được xác định dựa vào kỳ trước và dự kiến cho kỳ này. Như vậy ta có thể nói rằng năm 2011 mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn là tương đối hợp lý.