2.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHIÍNH TẠI CÔNG TY TNHH DỆT MAY
2.2.3. Phân tích khả năng thanh toán và tình hình công nợ
VAY DÀI HẠN 4.84%
TÀI SẢN NGẮN HẠN
61.57 %
TÀI SẢN DÀI HẠN 38.43 %
VAY NGẮN HẠN 85.25 %
VỐN CHỦ SỞ HỮU
9.92%
Sức mạnh tài chính của doanhnghiệp thể hiện ở khả năng thanh toán. Thông qua các chỉ tiêu về khả năng thanh toán mà các nhà đầu tư và người cho vay có thể nhìn nhận một cách rõ nét chất lượng công tác tài chính của doanh nghiệp, cho phép họ lựa chọn đúng trong việc ra quyết định đầu tư hay cho vay. Để tìm hiểu một cách kỹ hơn tình hình khả năng thanh toán chúng ta đánh giá trên một số chỉ tiêu tài chính sau:
Bảng 2.13. Bảng các tỷ lệ khả năng thanh toán
Chỉ tiêu Công thức tính Năm 2010 Năm 2011 Chênh lệch 1. Vốn bằng tiền 93,387,916 1,250,475,646 1,157,087,730 2. Đầu tư tài chính ngắn
hạn
3. Các khoản phải thu 11,256,778,682 7,850,972,479 -3,405,806,203 4. TSLĐ & ĐTNH 13,673,304,119 22,799,019,644 9,125,715,525 5. Nợ ngắn hạn 18,934,940,511 26,580,266,440 7,655,325,292 6. Khả năng thanh toán
hiện hành 6=4/5
Tài sản lưu động
0,72 0,85 0,13
Tổng nợ NH 7. Khả năng thanh toán
nhanh 7 = (1+2+3)/5
TSLĐ – HTK
0,59 0,34 -0,25
Tổng nợ ngắn hạn 8. Khả năng thanh toán
vốn bằng tiền 8 = 1/5
Vốn bằng tiền
0,005 0,05 0,045
Tổng nợ ngắn hạn
* Tỷ số khả năng thanh toán hiện hành - tỷ số khả năng thanh toán hiện hành thể hiện mức độ đảm bảo của TSLĐ với tổng nợ ngắn hạn. Tỷ số này của công ty đều nhỏ hơn 1 chứng tỏtài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn của công ty không đủ khả năng để thanh toán các khoản nợ, vì một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo 0.72 đồng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn năm 2010 và 0.85 đồng đối với năm 2011. Mặc dù tỷ số này đang có xu hướng tăng lên trong năm 2011nhưng vẫn nhỏ hơn mức tiêu chuẩn, nó phản ánh một tình hình tài chính chưa mạnh, công ty chưa đủ năng lực tài chính để có thể trang trải các khoản nợ ngắn hạn khi đến hạn. Hơn nữa trong cơ cấu nguồn vốn của công ty thì nợ ngắn hạn lại chiếm tỷ lệ quá lớn (85.24%). Do đó, công ty cần có chính sách trong quản lý tài sản và nguồn vốn để đảm bảo tình hình tài chính của công ty.
Tỷ số thực tế của công ty cho thấy sự cân đối về cơ cấu vốn của công ty là tài sản ngắn hạn so với nợ ngắn hạn, tài sản ngắn hạn chiếm 61,57 % trong tổng tài sản còn nợ ngắn hạn chiếm có 85.24% trong tổng nguồn vốn. Tỷ số này là sẽ gây khó khăn cho công ty trong khả năng thanh toán. Tuy nhiên, tỷ số này có xu hướng tăng cũng làm cho sự cân đối về vốn hơn và cho thấy sự quản lý vốn tốt, linh hoạt.
* Tỷ số khả năng thanh toán nhanh – Tỷ số này phản ánh mức độ đảm bảo trả các khoản nợ ngắn hạn. Tuy nhiên để đánh giá một cách chặt chẽ hơn khả năng thanh toán các khoản nợ tới hạn và quá hạn, chúng ta phải xem xét khả năng thanh toán nhanh củacông ty bởi trong tài sản lưu động thì hàng tồn kho là loại có thể chuyển đổi thành tiền để thanh toán các khoản nợ đó. Tỷ số khả năng thanh toán nhanh nhỏ hơn tương đối so với tỷ số thanh toán hiện hành cho thấy công ty dự trữ một lượng hàng tồn kho không lớn, nhưng vẫn đảm bảo được khả năng thanh toán nhanh vì tỷ số là 0,59 năm 2010 và 0,34 năm 2011 tuy nhiên tỷ số này của 2 năm tương chưa phải là cao , tỷ số này giảm hơn so với năm 2010 là 0,25% .
* Tỷ số khả năng thanh toán tức thời - Để đánh giá sát sao hơn khả năng thanh toán của công ty còn có thể sử dụng chỉ tiêu khả năng thanh toán tức thời để nắm được khả năng về tiền mặt, các loại tài sản có thể chuyển ngay thành tiền để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Nhìn vào số liệu trên cho ta thấy, tỷ số khả năng thanh toán tức thời của công ty tương đối thấp vì vốn bằng tiền chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ trong tổng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn (chiếm 4,01% năm 2011), tỷ số này luôn thấp qua những năm gần đây – chính vì tỷ số này thấp làm cho tăng hiệu quả sử dụng vốn, đồng tiền luôn luôn biến động quay vòng tác động tốt đến vòng quay của quá trình sản xuất kinh doanh. Tỷ số này còn tăng hơn ở năm 2011 là 0.05 lần so với năm 2010 là 0.005 lần, tuy nhiên đây vẫn là dấu hiệu chưa tốt vì khả năng thanh toán các khoản nợ tức thời chưa đạt tiếu chuẩn.
2.2.3.2. Phân tích tình hình công nợ
Phân tích tình hình công nợ để đánh giá tính hợp lý mối quan hệ giữa các khoản phải thu và các khoản phải trả và xem xét quản lý công nợ không để cho khách hàng lợi dụng chiếm dụng vốn một cách công khai và hợp lý. Ta đánh giá tình hình công nợ theo một số chỉ tiêu sau. Hai chỉ tiêu phản ánh trên bảng ta thấy hệ số công nợ của công ty đã giảm, năm 2010 tỷ lệ là 59% đến năm 2011 giảm xuống là 28% sự chênh
lệch khá lớn. Từ những chỉ tiêu trên có thể nói hệ số công nợ của công ty là hợp lý và đang có xu hướng giảm xuống là tôt , công ty không bị khách hàng chiếm dụng vốn mà công ty cũng không chiếm dụng vốn của các nhà cung cấp. Tuy nhiên, xem xét lại phân tích phan đầu về cơ cấutài sản và nguồn vốn ta thấy tỷ số này giảm xuống là do các khoản phải thu giảm xuống (giảm 30.26%) trong khi các khoản phải trả tăng lên 46.76%. Khoản phải thu giảm xuống là do công ty một phần có chính sách thu hồi nợ tốt, một phần cũng là do công ty không bán được hàng để lượng hàng tồn kho tăng cao.
Khoản nợ phải trả tăng lên là do vay ngắn hạn để bổ sung vốn lưu động.
Bảng 2.14. Bảng chỉ tiêu phân tích tình hình công nợ
STT Chỉ tiêu Công thức tính 2010 2011
1 Hệ số công nợ Các khoản phải thu
0.59 0.28
Các khoản phải trả 2 Kỳ thu nợ Khoản phải thu x 360
88.33 46.96 Doanh thu
Kỳ thu nợ của công ty với hệ số giảm từ 88.33% của năm 2010 xuống 46.96%
của năm 2011 chứng tỏ công ty cũng có những chính sách thu hồi công nợ nhưng nhìn sâu xa của vấn đề thì chưa thật sự hiệu quả sự giảm này là do các khoản phải thu giảm do công ty không bán được nhiều hàng vẫn để lượng hàng tồn trong kho lớn, trong khi đó doanh thu cũng chỉ tăng nhẹ 31.19%
*Nhận xét chung:
Tình hình và khả năng thanh toán của công ty phản ánh rõ nét chất lượng của công tác tài chính. Nếu hoạt động tài chính tốt thì công ty ít công nợ, khả năng thanh toán dồi dào, không có sự chiếm dụng vốn lẫn nhau, các khoản công nợ phải thu, phải trả không bị dây dưa kéo dài.
Qua phân tích tình hình thanh toán và tình hình công nợ của Công ty TNHH Dệt may Thygesen Việt Nam cho ta thấy tình hình tài chính của công ty chưa thật vững vàng, với khả năng thanh toán của công ty như vậy sẽ không thể trang trải được các khoản nợ phát sinh. Do đó, công ty cần xem xét điều chỉnh chính sách bán hàng và quản lý vốn để có thể đảm bảo được hoạt động ổn định.