Giải pháp cơ cấu nguồn vốn tại Công ty Thygesen Việt Nam

Một phần của tài liệu Phân tích và xây dựng biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Dệt may Thygesen Việt Nam (Trang 78 - 81)

3.3. Biện pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty

3.3.2. Giải pháp cơ cấu nguồn vốn tại Công ty Thygesen Việt Nam

a) Lý do: Sau khi phân tích tình hình tài chính của Công ty Thygesen Việt Nam ở chương 2, chúng ta có thể thấy khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn của Công ty là chưa ổn với khả năng thanh toán hiện thời là 0.85 lần. Nguồn tài sản lưu động của công ty chưa thể đảm bảo trang trải đầy đủ các khoản nợ khi đến hạn, điều này sẽ ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của công ty. Nếu đầu tư nhiều vào tài sản lưu động sẽ không tốt vì dư thừa thường không tạo thêm doanh thu. Nhưng nếu đầu tư ít quá sẽ thiếu nguồn vốn lưu động để tham gia vào quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Công ty nên có biện pháp để làm gia tăng hệ số thanh toán hiện thời thêm nữa.

b) Cơ sở: Công ty Thygesen Việt Nam là một công ty con của tập đoàn TF A/S của Đan Mạch. Do vậy nguồn vốn của chủ sở hữu rất đa dạng và phong phú.

Mặt khác hoạt động kinh doanh của công ty Thygesen đang đi đúng hướng với doanh thu và lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước. Nhận thức được vấn đề này nên lãnh đạo công ty đã mạnh dạn tăng vốn chủ sở hữu thêm vào công

VAY DÀI HẠN 3.7%

TÀI SẢN NGẮN HẠN

66.43 %

TÀI SẢN DÀI HẠN 33.57 %

VAY NGẮN HẠN 78 %

VỐN CHỦ SỞ HỮU

18.3%

ty Thygesen VN nhằm đẩy mạnh khả năng thanh toán giúp cho hoạt động kinh doanh của công ty tốt hơn.

c) Mục tiêu: Giúp cho nguồn vốn lưu động của công ty tăng lên. Nhằm đáp ứng nhanh các khoản phải thanh toán đến hạn

d) Nội dung: Trên cơ sở phân tích thực trạng tình hình tài chính thông qua hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính, và các đề xuất hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính tại Công ty TNHH Dệt may Thygesen VN chỉ ra được thực trạng tình hình tài chính của công ty, cụ thể là cơ cấu nguồn vốn của công ty chưa hợp lý, vốn chủ sở hữu so với tổng nguồn vốn chiếm:

9.92. %, nợ phải trả so với tổng nguồn vốn chiếm 90.08%. Mặt khác nợ ngắn hạn của công ty vượt quá tài sản ngắn hạn là: 3,791,246,796 đồng. Giá trị tài sản dài hạn của công ty là 8,394,498,841 đồng trong khi đó vốn chủ sở hữu chỉ hơn 3tỷ đồng. Các khoản đầu tư dài hạn chủ yếu được tài trợ bằng nguồn vốn vay ngắn hạn (tại thời điểm 31.12.2011). Các yếu tố này làm khả năng thanh toán nợ đến hạn trong tương lai của Công ty khó khăn, thực tế nếu các đối tác cung cấp đầu vào cho công ty không cho thanh toán chậm hoặc rút ngắn thời gian trả được chậm tiền hàng, dịch vụ, việc vay vốn lưu động tại các ngân hàng thì bị chi phối bởi chính sách tín dụng của ngân hàng nhà nước, nếu ngân hàng nhà nước ban hành chính sách thắt chặt tín dụng thìdẫn đến nghi ngờ về khả năng hoạt động liên tục của công ty.

Sau khi họp với các lãnh đạo trong Công ty, nhận thấy khả năng thanh toán tức thời của Công ty Thygesen Việt Nam còn yếu kém. Tập đoàn TF A/S của Đan Mạch quyết định gia tăng vốn chủ sở hữu tại Công ty Thygesen Việt Nam thêm như sau:

Vay ngắn hạn – Tài sản ngắn hạn = 3,791,246,796 đồng Ngoài ra: Tài sản ngắn hạn bị mất là: 3.151,604,569 đồng

Như vậy Vốn chủ sở hữu cần tăng để đảm bảo khả năng thanh toán = (3,791,246,796 + 3,151,604,569)× 150%

= 10,414,277,048 đồng

Để thấy rõ sự biến động của tài sản và nguồn vốn sau khi công ty cơ cấu lại nguồn vốn kinh doanh thông quađồng thời giảm lượng hàng tồn kho và việc tăng vốn chủ sở hữu, ta xem xét bảng phân tích như sau:

Bảng 3.2b.Phân tích khái quát biến động tài sản và nguồn vốn sau khi cơ cấu lại nguồn vốn, đồng thời giảm lượng hàng tồn kho

Chỉ tiêu Trước biện

pháp Sau biện pháp Chênh

lệch

Số tiền Tỷ

trọng Số tiền Tỷ

trọng Số tiền Tỷ trọng Tài sản

ngắn hạn 22,799,019,644 73,09% 16,612,562,080 66.43%

Tài sản dài

hạn 8,394,498,841 26,91% 8,394,498,841 33.57%

Tổng TS 31,193,518,485 100% 25,007,060,921 100%

Nợ ngắn

hạn 26,590,266,440 85.24% 26,590,266,440 64.3%

Nợ dài hạn 1,274,854,599 4.09% 1,274,854,500 3.08%

Vốn chủ

sở hữu 3,091,397,545 9.9% 13,505,674,593 32.62%

Tổng

nguồn vốn 30,956,518,584 100% 41,370,795,533 100%

* Bảng tóm tắt phần cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn sau khi thực hiện biện pháp giảm lượng hàng tồn kho và tăng vốn chủ sở hữu như sau:

Việc cơ cấu lại danh mục đầu tư dài hạn, bằng cách thực hiện tăng vốn chủ sở hữu sẽ tác động tăng nguồn vốn dài hạn do tăng vốn chủ sở hữu đồng thời làm giảm nguồn vốn vay ngắn hạn do thu hồi vốn đầu tư dài hạn để trả nợ khoản vay ngắn hạn, sẽ tác động điều chỉnh cơ cấu vốn kinh doanh hợp lý, nâng cao khả năng tự chủ về tài chính của công ty.

Sau khi, thực hiện 2 biện pháp: tăng vốn chủ sở hữu và giảm lượng hàng tồn kho.

Từ bảng tóm tắt phần cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn, chúng ta có thể thấy khả năng thanh toán của Công ty đã cải thiện rõ rệt.

Một phần của tài liệu Phân tích và xây dựng biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Dệt may Thygesen Việt Nam (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)