Định nghĩa các khái niệm có liên quan

Một phần của tài liệu Supply chain involvement components effect on new product development performance of manufacturing companies in vietnam (Trang 24 - 30)

Tiếp cận nghiên cứu hoạt động quản lý phát triển sản phẩm mới trên quan điểm vận hành và tổ chức, một số khái niệm trong nghiên cứu được định nghĩa như sau : 2.2.1. Gắn kết chuỗi cung ứng

Gắn kết chuỗi cung ứng đã được đề cập trong nhiều nghiên cứu, ở đó khi nói đến gắn kết chuỗi cung ứng đồng nghĩa với hoạt động gắn kết các đối tác trong chuỗi cung ứng gồm gắn kết khách hàng và gắn kết nhà cung ứng (Ye & ctg, 2018; Lau, 2011). Trong một nghiên cứu khác về NPD, tác giả đã đưa hoạt động gắn kết nội bộ vào trong nghiên cứu hoạt động gắn kết chuỗi cung ứng (Mishra & Shah, 2009). Tuy nhiên, khái niệm gắn kết chuỗi cung ứng gồm gắn kết bên ngoài và gắn kết nội bộ doanh nghiệp được phát biểu trong nghiên cứu Feng & Wang (2013). Gắn kết bên ngoài bao gồm hoạt động gắn kết nhà cung ứng và gắn kết khách hàng. Trong khi đó, gắn kết nội bộ nói đến quá trình tương tác và giao tiếp, việc mở rộng việc chia sẻ thông tin và nguồn lực cũng như mức độ phối hợp giữa các bộ phận chức năng để đảm bảo cho dự án NPD đạt được hiệu quả cao.

2.2.2. Gắn kết khách hàng

Gắn kết khách hàng là một thành phần trong hoạt động gắn kết bên ngoài của hoạt động gắn kết chuỗi cung ứng. Bảng 2.2. bên dưới nhận diện một số định nghĩa từ các nghiên cứu khác nhau về CI.

Bảng 2.2. Định nghĩa gắn kết khách hàng

Tác giả Giống nhau Khác nhau (Lundkvist &

Yakhlef, 2004)

Gắn kết khách hàng sẽ mang lại cho doanh nghiệp thông tin, tri thức.

Gắn kết khách hàng dẫn đến làm rút ngắn thời gian phản hồi giữa nhà sản xuất và khách hàng.

(Chen &

Paulraj, 2004)

Khách hàng tham gia vào toàn bộ quá trình hợp tác trong phát triển sản phẩm cho đến khi hoàn thành quá trình NPD.

(Lagrosen, 2005)

Gắn kết khách hàng thể hiện ở nhiều mức độ của mối quan hệ hợp tác với khách hàng.

(Mishra & Shah, 2009),

(Feng & Wang, 2013)

Nhấn mạnh đến những đối tượng khách hàng quan trọng tham gia vào quá trình NPD. Gắn kết được nhấn mạnh cả về thời gian lẫn mức độ gắn kết của khách hàng.

Nguồn: Tổng hợp bởi tác giả, 2019

Gắn kết khách hàng là sự tham gia trực tiếp của khách hàng ở các bước thiết kế và phát triển sản phẩm mới. CI cũng bao gồm hoạt động khách hàng tham gia giải quyết vấn đề và hợp tác để phát triển mẫu sản phẩm cuối cùng với nhà sản xuất (Lau, 2011), (Feng, Sun, & Zhang, 2010). Ngoài ra theo (Chen & Paulraj, 2004), CI cho rằng khách hàng được tham gia trong hầu hết các giai đoạn của quá trình NPD từ quá trình thiết kết sản phẩm, quá trình kỹ thuật (engineering) và vận hành sản xuất. Gắn kết khách hàng được nói đến là cách để đạt được những thông tin và nguồn lực cốt lõi từ những khách hàng quan trọng thông qua sự tham gia của khách hàng vào các hoạt động phát triển sản phẩm mới (Mishra & Shah, 2009), (Feng & Wang, 2013) cũng như tham gia vào các hoạt động cải tiến liên tục của doanh nghiệp (Feng & ctg, 2010). Trong phạm vi luận văn, gắn kết khách hàng góp phần làm tăng hiệu quả vận hành của hoạt động NPD. Khái niệm gắn kết khách hàng được định nghĩa quá trình của doanh nghiệp nhằm đưa khách hàng tham tham gia vào hoạt động phát triển sản phẩm và các chương trình cải tiến liên tục của doanh nghiệp nhằm đạt được những thông tin và nguồn lực quan trọng giúp cải thiện kết quả hoạt động phát triển sản phẩm mới của doanh nghiệp (Mishra & Shah, 2009; Feng & ctg, 2010; Feng &

Wang, 2013.

2.2.3. Gắn kết nhà cung ứng.

Mối quan hệ giữa SI và NPD đã được đề cập từ những năm 1980 bởi Imai, Nonaka & Takeuchi (1985) ; Takeuchi & Nonaka (1986) với nghiên cứu tập trung chủ yếu trong ngành công nghiệp ô tô. Cho đến nay nghiên cứu trong phạm vi này đã được thực hiện trong nhiều bối cảnh khác nhau. Do đó định nghĩa về SI được nhiều học giả đưa ra. Gắn kết nhà cung cấp, ở đó một trách nhiệm phù hợp được đưa ra cho nhà cung ứng trong suốt quá trình thực hiện NPD và cải tiến kết quả NPD thông qua chia sẻ chi phí, thông tin công nghệ cũng như năng lực đổi mới (Liker & ctg, 1996).

Ban đầu Dowlatshahi (1998) cho rằng SI liên quan đến việc tích hợp năng lực (capabilities) của nhà cung ứng để nhà cung ứng có thể đóng góp trong những dự án NPD.

Ngoài ra, một số quan điểm xem SI gắn với thông tin mà nhà cung ứng cung cấp và sự tham gia của nhà cung cấp trong việc ra quyết định (Handfield & ctg, 1999).

Hay SI là nhiệm vụ mà nhà cung ứng có thể thực hiện thay mặt khách hàng và trách

nhiệm của họ để phát triển một phần quy trình hay dịch vụ (Wynstra & ctg, 2008). SI được nói đến là cách để đạt được những thông tin và nguồn lực cốt lõi từ những nhà cung cấp quan trọng thông qua sự tham gia của nhà cung cấp vào các hoạt động phát triển sản phẩm mới (Mishra & Shah, 2009) cũng như tham gia vào các hoạt động cải tiến liên tục của doanh nghiệp (Feng & ctg, 2010), (Feng & Wang, 2013). Bảng 2.3 bên dưới tổng hợp lại một số điểm giống và khác nhau về định nghĩa gắn kết nhà cung cấp theo một số nghiên cứu.

Bảng 2.3. Tổng hợp định nghĩa SI đã được đề xuất trong một số nghiên cứu.

Tác giả Giống nhau Khác nhau

(Liker & ctg, 1996), (Dowlatshahi, 1998)

Gắn kết nhà cung ứng giúp cung cấp thông tin cho quá trình NPD. Giúp đảm bảo nguồn lực và năng lực cho quá trình NPD mà nhà sản bị giới hạn.

Đề cập đến trách nhiệm của nhà cung ứng trong suốt quá trình thực hiện NPD thông qua chia sẻ chi phí, thông tin công nghệ cũng như năng lực đổi mới

(Ragatz, Handfield, &

Scannell, 1997)

(Handfield & ctg, 1999) (Petersen & ctg, 2005), (Duysters, 2004)

(Chen & Paulraj, 2004),

Nhấn mạnh đến sự tham gia của nhà cung ứng trong tất cả các giai đoạn của NPD:

Thiết kế, thực hiện và sản xuất

(Mishra & Shah, 2009), (Feng & Wang, 2013), (Salvador & Villena, 2013)

Nhấn mạnh đến chia sẽ thông tin và tham gia giải quyết các vấn đề phát sinh trong hoạt động NPD. Nhấn mạnh đến tham gia của nhà cung cấp trong giai đoạn đầu (early stage) của hoạt động NPD của doanh nghiệp.

Nguồn: Tổng hợp bởi tác giả, 2019

Trong phạm vi luận văn này, SI giúp tăng cường năng lực vận hành của tổ chức, cải thiện kết quả NPD. Khái niệm gắn kết nhà cung cấp được định nghĩa là hoạt động của doanh nghiệp nhằm đưa nhà cung cấp quan trọng tham gia vào trong dự án phát triển sản phẩm và các chương trình cải tiến liên tục của doanh nghiệp nhằm đạt được những thông tin và nguồn lực quan trọng giúp cải thiện kết quả hoạt động phát triển sản phẩm mới trong doanh nghiệp. (Mishra & Shah, 2009; Feng &

ctg, 2010; Feng & Wang, 2013)

2.2.4. Gắn kết nội bộ.

Phát triển sản phẩm mới là hoạt động phức tạp, do đó doanh nghiệp luôn tập hợp mọi nguồn lực để thực hiện NPD một cách có hiệu quả. Nguồn lực nội bộ của doanh nghiệp đến từ các bộ phận chức năng trong doanh nghiệp cũng như sự tương tác giữa chúng để tạo mang lại hiệu quả trong hoạt động của doanh nghiệp. Do đó, gắn kết nội bộ doanh nghiệp hay hợp tác trong nội bộ được định nghĩa là sự hợp tác, hiện diện và đóng góp của bộ phận marketing, nghiên cứu phát triển (R&D) và những bộ phận khác trong doanh nghiệp đến quá trình đổi mới sản phẩm (Luca & Atuahene- gima, 2007). Khi nghiên cứu hoạt động nội bộ tác động đến NPD, một số khái niệm như tích hợp, hợp tác, tương tác trong nội bộ đều dùng để mô tả về hiệu quả của trong hoạt động nội bộ của doanh nghiệp. Theo Schuit (2014), có hai cách tiếp cận đến quá trình tích hợp nội bộ: 1) Tiếp cận trên quan điểm về hành vi đề cập đến mức độ chia sẻ thông tin giữa các thành viên trong tổ chức ; 2)Tiếp cận dựa trên thái độ trong hợp tác nội bộ chú trọng đến mức độ sẵn lòng để hợp tác và tham gia của của các bộ phận chức năng để đạt được kết quả tốt hơn. Cách tiếp cận theo hướng hành vi cho cái nhìn toàn diện hơn về hoạt động tích hợp nội bộ của doanh nghiêp.

Do đó, trong phạm vi luận văn gắn kết nội bộ được hiểu là quá trình giao tiếp, tương tác, chia sẻ thông tin và nguồn lực cũng như mức độ hợp tác giữa các bộ phận chức năng khác nhau trong một dự án phát triển sản phẩm mới nhằm đạt được hiệu quả trong hoạt động phát triển sản phẩm của doanh nghiệp (Mishra & Shah, 2009.

Bảng 2.4. Định nghĩa về gắn kết nội bộ

Tác giả Điểm giống nhau Điểm khác nhau

(Luca & Atuahene-gima, 2007), (Song & Parry, 1992), (Mishra & Shah, 2009)

Nói đến sự tương tác giữa các bộ phận chức năng trong tổ chức hổ trợ quá trình NPD.

Nhấn mạnh đến mức độ tương tác, chia sẻ thông tin giữa các thành viên trong tổ chức.

(Kahn, 1996)

Nhấn mạnh đến thái độ sẵn lòng để hợp tác của các thành viên trong nội bộ.

Nguồn: Tổng hợp bởi tác giả, 2019

2.2.5. Cơ chế tích hợp tri thức

Tri thức được xem như là một nguồn lực của doanh nghiệp, tri thức trong một doanh nghiệp có được từ nhiều đối tác trong chuỗi cung ứng của doanh nghiệp. Quản

lý và sử dụng tri thức ẩn chưa bao giờ là dễ dàng với doanh nghiệp. Phát triển sản phẩm của doanh nghiệp yêu cầu có sự tổng hợp nhiều nguồn lực tri thức khác nhau.

Do đó, khái niệm tích hợp tri thức sử dụng để mô tả mạng lưới đổi mới sản phẩm, nó yêu cầu có sự hợp nhất và kết hợp tri thức từ nhiều nguồn khác nhau mà ở đó nguồn tri thức thì đa dạng, phân tán và không đồng nhất (Boer, Bosch, & Volberda, 1999).

Theo Mohannak (2013), tích hợp tri thức là tất cả hoạt động của doanh nghiệp nhằm nhận diện và sử dụng tri thức từ bên trong lẫn bên ngoài doanh nghiệp. Một số tác giả khác xem tích hợp tri thức là một quá trình chuyển giao tri thức (Brown & Eisenhardt, 1995). Tổng kết của Haddad & Bozdogan (2009) cho rằng tích hợp tri thức là quá trình chuyển giao tri thức từ nhiều nguồn khác nhau trong mạng lưới tổ chức đến những bộ phận cần đến chúng, kết hợp nguồn tri thức mới với nguồn tri thực hiện hữu, để thực hiện những nhiệm vụ phức tạp và giải quyết những vấn đề trọng tâm.

Bảng 2.5 bên dưới tổng hợp định nghĩa KIM từ một số nghiên cứu.

Trong luận văn này, khái niệm cơ chế tích hợp tri thức được định nghĩa là một quá trình chính thức để thực hiện các hoạt động như chia sẻ thông tin, thực hiện nghiên cứu về dự án, tổng kết tri thức, để đạt được tri thức và sáng tạo nên tri thức mới cho tổ chức (Luca & Atuahene-gima, 2007; Zahra, Ireland, & Hitt, 2000; Zahra

&Nielsen, 2002).

Bảng 2.5. Một số định nghĩa về khái niệm KIM

Nghiên cứu Giống nhau Khác nhau

Boer & ctg (1999),

Nguồn tri thức từ bên trong lẫn bên ngoài

Nhấn mạnh sự kết hợp tri thức (Rosell, Lakemond, & Melander,

2017),

(Luca & Atuahene-gima, 2007), (Zahra, Ireland & Hitt, 2000), (Zahra

& Nielsen, 2002)

Nhấn mạnh cả hai hoạt động kết hợp tri thức và chia sẻ tri thức

(Brown & Eisenhardt, 1995) Xem tích hợp tri thức là quá trình chuyển giao tri thức.

Nguồn: Tổng hợp bởi tác giả, 2019

2.2.6. Kết quả phát triển sản phẩm mới

Phát triển sản phẩm mới là thuật ngữ dùng để mô tả quá trình hoàn thành và đưa sản phẩm mới hay dịch vụ mới ra thị trường. Sản phẩm mới có thể được hiểu

khác nhau theo các đối tượng khác nhau. Crawford & Benedetto (2011), đưa ra các khái niệm để hiểu rõ về sản phẩm mới bao gồm các dạng sau đây:

- Là một sản phẩm hoàn toàn mới trên thế giới.

- Sản phẩm mới với doanh nghiệp, nhưng không mới với thị trường - Sản phẩm bổ sung với các sản phẩm hiện tại.

- Sản phẩm được cải tiến trên cơ sở sản phẩm đã có.

- Tái định vị lại sản phẩm.

- Giảm chi phí cho sản phẩm.

Như đã đề cập, nghiên cứu về NPD có phạm vi rộng, phụ thuộc vào mỗi trường phái nghiên cứu khác nhau sẽ có đo lường khác nhau về hiệu quả của NPD.

Nghiên cứu Krishnan & Ulrich (2001) đưa ra 3 nhóm đo lường chính về hiệu quả NPD gồm: 1) Thứ nhất đo lường về hiệu quả tài chính như thị phần, lợi nhuận; 2) Thứ hai, đo lường về hiệu quả về mặt kỷ thuật, tính đổi mới của sản phẩm; 3)Thứ ba, đo lường về hiệu suất trong NPD như hiệu quả về mặt chi phí, mức độ dịch vụ khách hàng, thời gian cũng như sự dụng tối đa năng lực của doanh nghiệp. Trong nghiên cứu trước đó của Brown & Eisenhardt, (1995) cũng đưa ba nhóm đo lường đối với hiệu quả NPD gồm hiệu quả về hiệu quả về mặt tài chính của sản phẩm, hiệu quả trong giao tiếp của dự án NPD và đo lường hiệu quả của quá trình thực hiện NPD.

Nghiên cứu Griffin & Page (1993) đã tổng hợp nên 16 tiêu chí quan trọng để đánh giá sự thành công của NPD được phân thành bốn nhóm gồm: 1) Đo lường mức độ chấp nhận của khách hàng; 2) Đo lường hiệu quả về mặt tài chính; 3) Đo lường ở cấp độ sản phẩm; 4) đo lường ở mức độ doanh nghiệp. Hình 2.1 mô hình hóa bốn nhóm đo lường thành công NPD.

Nguồn:Chuyển ngữ từ (Griffin & Page, 1993) Hình 2.1. Khung đo lường thành công NPD

Định nghĩa thành công của NPD thay đổi phụ thuộc vào quan điểm và trường phái nghiên cứu cũng như các cấp độ khác nhau của biến số quan sát như cấp độ dự án, cấp độ chương trình hay hay cấp độ của toàn doanh nghiệp. Do đó, nó làm phức tạp việc sử dụng thang đo đo lường sự thành công (Bùi & ctg , 2013).

Trên quan điểm về vận hành, kết quả phát triển sản phẩm mới được đo lường thông qua các chỉ số phi tài chính ở cấp độ sản phẩm nhằm đánh giá mức độ đạt được mục tiêu của doanh nghiệp về đáp ứng nhu cầu khách hàng, tính đổi mới, chất lượng cũng như thời gian thực hiện phát triển sản phẩm mới. Kết quả phát triển sản phẩm mới này nhấn mạnh đến hiệu quả của quá trình thực hiện hoạt động phát triển sản phẩm mới (Yang & Zhang, 2018; Najafi Tavani & ctg, 2013; Langerak, Hultink,

& Robben, 2004).

Một phần của tài liệu Supply chain involvement components effect on new product development performance of manufacturing companies in vietnam (Trang 24 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)