Nghiên cứu định lượng sơ bộ

Một phần của tài liệu Supply chain involvement components effect on new product development performance of manufacturing companies in vietnam (Trang 65 - 68)

3. CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.4. Kết quả nghiên cứu sơ bộ

3.4.2. Nghiên cứu định lượng sơ bộ

Nghiên cứu định lượng sơ bộ thang đo để đánh giá độ tin cậy và giá trị của thang đo. Phương pháp Cronbach’s Alpha dùng để đánh giá độ tin cậy của thang đo.

Phương pháp phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis-EFA) giúp đánh giá hai loại giá trị quan trọng của thang đo là giá trị hội tụ và giá trị phân biệt.

Kết quả nghiên cứu định lượng sơ bộ dựa trên 100 mẫu khảo sát hợp lệ thông qua khảo sát bằng bảng khảo sát định lượng sơ bộ (Phụ lục 5).

3.4.2.1. Thang đo gắn kết khách hàng

Thang đo gắn kết khách hàng gồm 5 biến quan sát được mã hóa từ CI1 đến CI5. Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo là 0.731 (>0.6). Hệ số tương quan biến tổng dao động từ 0.443 đến 0.598 (> 0.3). Cronbach’s Alpha khi loại biến có giá trị từ 0.645 đến 0.703 (tất cả điều nhỏ hơn Crobach’s Alpha tổng). Kết quả EFA: KMO

= 0.698 (>0.5), Hệ Sig. = 0.000 (<0.05), trích được một nhân tố tại Eigenvalues = 2.43 với tổng phương sai trích Cumulative = 36.291%. Hệ số tải nhân tố dao động từ 525 đến 0.751 (>0.5). (Phụ lục 6 và Phụ lục 7).

3.4.2.2. Thang đo gắn kết nhà cung cấp

Thang đo gắn kết nhà cung cấp gồm 5 biến quan sát được mã hóa từ SI1 đến SI5. Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo là 0.814 (> 0.6). Hệ số tương quan biến tổng dao động từ 0.535 đến 0.622 (>0.3). Hệ số Cronbach’s Alpha khi loại biến có giá trị từ 0.763 đến 0.798 (tất cả điều nhỏ hơn Cronbach’s Alpha tổng).

Kết quả EFA: KMO = 0.751 (>0.5), hệ Sig. = 0.000 (<0.05), trích được một nhân tố tại Eigenvalues = 2.875, với tổng phương sai trích Cumulative = 47.036%.

Hệ số tải nhân tố dao động từ 0.600 đến 0.745 (Phụ lục 6 và Phụ lục 7).

3.4.2.3. Thang đo gắn kết nội bộ

Thang đo gắn kết nội bộ gồm 4 biến quan sát được mã hóa từ II1 đến II4. Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo là 0.853 (>0.6). Hệ số tương quan biến tổng dao động từ 0.660 đến 0.743 (>0.3). Cronbach’s Alpha khi loại biến điều nhỏ hơn Cronbach’s Alpha tổng.

Kết quả EFA: KMO = 0.776 (>0.5); Sig. = 0.000 (<0.05), trích được một nhân tố tại Eigenvalues = 2.789 với tổng phương sai trích Cumulative = 59.808 % (>50%).

Hệ số tải nhân tố dao động từ 0.725 đến 0.835 (> 0.5) (Phụ lục 6 và Phụ lục 7).

3.4.2.4. Thang đo cơ chế tích hợp tri thức

Thang đo cơ chế tích hợp tri thức gồm 6 biến quan sát được mã hóa từ KIM1 đến KIM6. Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo bằng 0.810 (>0.6), hệ số tương

quan biến tổng dao động từ 0.434 đến 0.736 (>0.3). Cronbach’s alpha khi loại biến có giá trị điều nhỏ hơn Cronbach’s Alpha tổng.

Kết quả phân tích EFA: KMO = 0.768 (>0.5); Sig. = 0.000 (<0.05), trích được một nhân tố tại Eigenvalues = 3.158, với tổng phương sai trích Cumulative = 44.011

%. Hệ số tải nhân tố dao động từ 0.492 đến 0.808 (Phụ lục 6 và Phụ lục 7).

3.4.2.5. Thang đo kết quả phát triển sản phẩm mới.

Thang đo kết quả phát triển sản phẩm mới gồm 5 biến quan sát được mã hóa từ NPDP1 đến NPDP6. Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo là 0.829 (>0.6). Hệ số tương quan biến tổng dao động từ 0.550 đến 0.710 (> 0.3).

Kết quả EFA: KMO = 0.820 (>0.5), Sig. = 0.000 (<0.05), trích được một nhân tố tại Eigenvalues = 3.058, với tổng phương sai trích Cumulative = 51.824% (>50%).

Hệ số tải nhân tố dao động từ 0.600 đến 0.782 (> 0.5) (Phụ lục 6 và Phụ lục 7).

Nhận xét: Kết quả định sơ bộ thang đo với cỡ mẫu 100 cho thấy các hệ số Cronbach’s Alpha của tất cả các thang đo điều lớn hơn 0.6. Tuy nhiên khi phân tích EFA cho từng thang đo thì chỉ có duy nhất biến quan sát KIM6 của thang đo KIM có hệ số tải nhân tố là 0.492 (<0.5). Tuy nhiên giá trị hệ số tải nhân tố này gần với giá trị 0.5 và với số lượng mẫu 200 thì hệ số tải nhân tố > 0.4 vẫn đảm bảo giá trị (Hair

& ctg, 2014) để đảm bảo nội dung thì thang đo KIM vẫn giữ nguyên biến quan sát KIM6 cho phân tích định lượng tiếp theo.

Tóm tắt chương 3

Chương 3 đã trình bày quy trình nghiên cứu tổng quát để đạt được các mục tiêu nghiên cứu đề ra. Nghiên cứu định tính thực hiện bằng cách phỏng vấn sâu 7 chuyên gia là các cấp quản lý ở các doanh nghiệp nhằm điều chỉnh thang đo cho phù hợp với đối tượng khảo sát. Kết quả định tính sơ bộ vẫn giữ nguyên 25 biến quan sát cho 5 nhân tố nghiên cứu theo mô hình đề xuất. Nghiên cứu định lượng sơ bộ dựa trên thu thập 100 mẫu hợp lệ. Kết quả đánh giá sợ bộ thang đo bằng phân tích hệ số Cronbach’s Alpha và phân tích EFA bằng phần mềm SPSS 20 thì xác định được biến quan sát với mã KIM6 có hệ số tải 0.492 (< 0.5), tuy nhiên giá trị gần bằng với mức chấp nhận, để đảm bảo giá trị nội dung khi nghiên cứu chính thức với cỡ mẫu lớn hơn thì biến quan sát KIM6 vẫn được giữ lại. Thang đo định lượng chính thức gồm 25 biến quan sát với 5 nhân tố sẽ tiếp tục được khảo sát để phân tích định lượng chính thức.

Một phần của tài liệu Supply chain involvement components effect on new product development performance of manufacturing companies in vietnam (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)