4. CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Mô tả đặc điểm mẫu khảo sát
4.1.1. Thu thập và làm sạch dữ liệu
Kết quả nghiên cứu định lượng sơ bộ, bảng khảo sát chính thức vẫn giữ nguyên 25 biến quan sát cho năm khái niệm nghiên cứu. Bảng khảo sát chính thức (Phụ lục 8) được gửi đến đối tượng khảo sát làm việc trong các doanh nghiệp sản xuất gồm hai nhóm đối tượng: Một là các quản lý trong nghiệp từ cấp phó phòng, trưởng phòng, giám đốc, phó giám đốc, chủ tịch, phó chủ tịch; Hai là các trưởng nhóm dự án phát triển sản phẩm mới trong doanh nghiệp sản xuất. Khảo sát được thực hiện qua nhiều hình thức khác nhau:
1) Khảo sát thông qua ứng dụng Google biểu mẫu: liên kết google biễu mẫu được gửi đến các đáp viên dựa mối quan hệ cá nhân gồm: Đối tượng khảo sát làm việc ở các doanh nghiệp khách hàng trong lĩnh vực mà tác giả làm việc, học viên chung lớp MBA, cựu sinh viên tại khoa hóa Trường Đại học Quy Nhơn, mối quan hệ bạn bè, đồng nghiệp.
2) Khảo sát được email trực tiếp đến các đáp viên: Nội dung email bao gồm 2 tùy chọn để đáp viên có thể dễ dàng thực hiện. Khảo sát thông qua file Word đính kèm hoặc gửi đính kèm liên kết (link) Google biểu mẫu.
3) Khảo sát thông qua khảo sát trực tiếp tại phòng các lớp cao học tại Trường đại học bách khoa TP. Hồ Chí Minh dựa trên thời khóa biểu ngành trên hệ thống. Để tăng xác xuất tìm đúng các đối tượng trả lời, khảo sát tập trung vào các lớp học MBA, công nghệ thực phẩm, kỹ thuật hóa học, cơ khí, quản lý lãnh đạo.
4) Gửi thư tay trực tiếp tại cho các đáp viên tại các khu vực khác nhau trong khuôn viên trường (khu gửi xe, khu giảng đường B4, B10): Vì giới hạn thời gian vào trực tiếp các lớp học, cũng như giới hạn thời gian để các đáp viên trả lời ngay tại lớp học nên phiếu khảo sát được đính kèm thư cảm ơn (Phụ lục 8B) được thiết kế để gửi cho các đáp viên. Các đáp viên sau khi hoàn tất sẽ phản hồi bằng cách chụp ảnh hoặc scan và gửi lại cho tác giả thông qua email hoặc ứng dụng zalo, whattapp.
Thực hiện thu thập dữ liệu trong giai đoạn từ cuối tháng 8 đến tháng 10 năm 2018 tổng cộng thu về 227 mẫu khảo sát. Trong đó mẫu khảo sát trực tuyến chiếm phần lớn là 175 mẫu (khoảng 77%), khảo sát trực tiếp bằng phiếu khảo sát giấy và email chiếm 52 mẫu (23%). Mẫu 227 khảo sát được tiến hành làm sạch dữ liệu trước khi đi vào phân tích chính thức. Tiến hành loại bỏ những kết quả khảo sát không hợp lệ. Những mẫu khảo sát không hợp lệ gồm các trường hợp sau: khảo sát trùng với cùng một doanh nghiệp, không đúng đối tượng khảo sát, khảo sát có cùng một đáp án cho tất cả các câu hỏi. Ngoài ra, một số phiếu khảo sát thiếu dữ liệu sẽ được lấy giá trị trung bình và làm tròn, do rất khó để liên lạc lại với đáp viên.
Kết quả sau sau khi làm sạch và loại bỏ các điểm dị biệt trong bộ dữ liệu thì có 210 khảo sát hợp lệ. Bộ dữ liệu sẽ được thực hiện các bước phân tích tiếp theo.
4.1.2. Thống kê mẫu khảo sát
Bảng 4.1. đưa ra các thống kê về mẫu khảo sát dựa trên các đặc điểm như: theo ngành công nghiệp, quy mô doanh nghiệp (theo số lượng nhân viên), vị trí địa lý và chức vụ công tác của đáp viên, phân loại theo mức độ đổi mới của sản phẩm Phụ lục.
Thống kê theo ngành công nghiệp: Các công ty được khảo sát được phân thành 12 nhóm ngành khác nhau, trong đó có các 4 nhóm ngành có tỷ lệ được khảo sát cao gồm ngành hóa chất (32,9%), cơ khí chế tạo/Sản phẩm từ kim loại (11.9%), nhựa/cao su (13.8%), bao bì/in ấn (10%).
Thống kê theo quy mô doanh nghiệp: Quy mô doanh nghiệp được phân loại dựa trên số lượng nhân viên làm việc. Thống kê cho thấy tỷ lệ được phân bổ điều cho cả 3 mức độ quy mô doanh nghiệp gồm quy mô nhỏ, vừa và lớn. Trong đó quy mô siêu nhỏ chiếm tỷ lệ thấp trong mẫu khảo sát (3.8%).
Thống kê theo vị trí địa lý: các doanh nghiệp nằm chủ yếu tại hai tỉnh TP. Hồ Chí Minh (35.2%), Bình Dương (38.1%). Ngoài ra mẫu khảo sát gồm các doanh nghiệp ở tỉnh khác như Đồng Nai, Long An và các tỉnh thành khác.
Thống kê theo chức vụ công tác của đáp viên: Đáp viên chủ yếu thuộc nhóm đối tượng là trưởng nhóm dự án phát triển sản phẩm mới (48.1%), quản lý cấp Trưởng phòng/Phó phòng (37.1%).
Bảng 4.1. Thông kê mẫu khảo sát
Đặc điểm mẫu khảo sát Số lượng Tỷ lệ (%)
Thống kê theo ngành công nghiệp
Hóa chất 69 32.9
Nhựa, cao su 29 13.8
Cơ khí chế tạo/Sản phẩm từ kim loại 25 11.9
Bao bì, in ấn 21 10
Thực phẩm, thức uống 13 6.2
Vật liệu xây dựng 12 5.7
Sản phẩm từ lâm sản (mây, tre, lá) 11 5.2
Dệt, da, may, nhộm 10 4.8
Hàng tiêu dùng 6 2.9
Điện tử/Điện lạnh 3 1.4
Dược phẩm, mỹ phẩm 1 0.5
Khác 10 4.8
Tổng cộng 210 100
Quy mô doanh nghiệp (theo số lượng nhân viên)
< 10 8 3.8
Từ 10 -50 51 24.3
Từ 50 - 200 69 32.9
Từ 200 - 300 23 11.0
> 300 59 28.1
Tổng cộng 210 100
Vị trí địa lý của doanh nghiệp (tỉnh thành)
TP. Hồ Chí Minh 74 35.2
Bình Dương 80 38.1
Đồng Nai 24 11.4
Long An 11 5.2
Tỉnh khác 21 10.0
Tổng cộng 210 100
Chức vụ công tác của đáp viên
Quản lý cấp Chủ Tịch/ Phó chủ tịch 3 1.4
Quản lý cấp Giám đốc/ Phó giám đốc 28 13.3
Quản lý cấp Trưởng phòng/Phó phòng 78 37.1
Trưởng nhóm dự án phát triển sản phẩm mới 101 48.1
Tổng cộng 210 100
Bảng 4.1. Thông kê mẫu khảo sát (tiếp theo)
Đặc điểm mẫu khảo sát Số lượng Tỷ lệ (%)
Tính đổi mới của sản phẩm
Hoàn toàn mới trên thị trường doanh nghiệp đang kinh doanh 31 14.8 Sản phẩm mới với doanh nghiệp, nhưng không mới với thị trường 78 37.1 Sản phẩm cải tiến từ sản phẩm hiện có của doanh nghiệp 101 48.1
Tổng cộng 210 100
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả, 2019 Thống kê theo mức độ đổi mới của sản phẩm được phát triển, phần lớn sản phẩm được cải tiến từ sản phẩm hiện có của doanh nghiệp (48.1%). Sản phẩm mới với doanh nghiệp nhưng không mới với thị trường (37.1%) và sản phẩm hoàn toàn mới chiếm 14.8%.