5. CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.2. Đóng góp của nghiên cứu
5.2.1. Đóng góp về mặt lý thuyết
Thứ nhất, các nghiên cứu tại Việt Nam trước đây tiếp cận vai trò của quản lý chuỗi cung ứng đến kết quả tổng thể của doanh nghiệp, tuy nhiên kết quả nghiên cứu trong đề tài đóng góp một sự hiểu biết mới rằng quản lý chuỗi cung ứng, cụ thể là hoạt động gắn kết khách hàng, gắn kết nhà cung ứng và gắn kết nội bộ không những tác động đến kết quả tổng thể của doanh nghiệp, mà còn tác động đến từng bộ phận phát triển sản phẩm mới trong doanh nghiệp. Từ đó, có thể mở rộng để tìm hiểu quan hệ giữa hoạt động quản lý chuỗi cung ứng với các chức năng khác trong doanh nghiệp.
Thứ hai, các nghiên cứu tiếp cận hoạt động gắn kết chuỗi cung ứng tập trung ở góc độ gắn kết với các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp (external invovement) (Feng & Zhao, 2014); (Sun et al., 2010); (Lau, 2011). Góc nhìn toàn diện về hoạt động gắn kết chuỗi cung ứng xuyên suốt chuỗi cung ứng của một doanh nghiệp, kết quả này khẳng định lại kết quả nghiên cứu trước đó của Feng & Wang (2013), Mishra
& Shah (2009). Tuy nhiên có sự khác biệt khi không tìm thấy quan hệ giữa SI và NPDP đều này giúp cho những nghiên cứu tiếp theo tìm hiểu về mối quan hệ này trong bối cảnh khác nhau như loại hình doanh nghiệp, đặt điểm ngành…
Thứ ba, dựa trên thang đo từ Yang & Zhang (2018), kết quả NPD thực hiện đo lường các chỉ số phi tài chính để đánh giá kết thực hiện NPD. Kết quả này sẽ mô tả chính xác hơn hiệu quả vận hành của doanh nghiệp trong hoạt động NPD.
Thứ tư, trên cơ sở đề xuất từ nghiên cứu Lai & ctg (2012), kết quả nghiên cứu cho thấy ngoài sự khác biệt trong mối quan hệ giữa hoạt động hợp tác nội bộ (inter- functional) với kết quả hoạt động phát triển sản phẩm thì KIM còn ảnh hưởng làm cho mối quan hệ giữa hợp tác của các doanh nghiệp (inter-organization) với kết quả NPD càng trở nên rõ rệt hơn.
5.2.2. Đóng góp về mặt quản trị thực tiễn
Kết quả kiểm định giả thuyết cho thấy rằng trong 3 thành phần của gắn kết chuỗi cung ứng thì hoạt động gắn kết nội bộ và gắn kết khách hàng đều ảnh hưởng tích cực đến kết quả phát triển sản phẩm mới trong doanh nghiệp sản xuất.
Hoạt động gắn kết nội bộ tác động đáng kể đến kết quả phát triển sản phẩm mới (β = 0.361), kết quả nghiên cứu gợi ý một số giải pháp với nhà quản lý các cấp như sau.
Trong ngắn hạn, cán bộ quản lý hoạt động NPD doanh nghiệp cần chủ động hợp tác, tương tác trao đổi với các bộ phận chức năng khác trong doanh nghiệp càng sớm càng tốt, quá trình hợp tác, tương tác cần diễn ra xuyên suốt quá trình phát triển sản phẩm mới bao gồm hoạt động lấy ý kiến các phòng ban chức năng từ ban lúc thu thập ý tưởng, gia đoạn hình phát triển mô hình và cả giai đoạn phát triển sản phẩm.
Trong dài hạn, các nhà quản lý cấp cao của doanh nghiệp cần đầu tư tương xứng nguồn lực để lên các chính sách để nâng cao hiệu quả hợp tác giữa các bộ phận trong doanh nghiệp. Xây dựng văn hóa hợp tác giữa các bộ phận trong doanh nghiệp, từ đó sẽ thúc đẩy các hoạt động NPD hay hoạt động chức năng khác, qua đo góp phần cải thiện kết quả chung của hoạt động doanh nghiệp.
Hoạt động của doanh nghiệp bao gồm nhiều bộ phận chức năng khác nhau, tuy nhiên nhiều nghiên cứu chỉ ra thành công của NPD quyết định phần lớn của bộ phận R&D, bộ phận tiếp thị, bán hàng và có sự hổ trợ của sản xuất. Do đó, nhà quản lý phát triển sản phẩm mới cần hiểu rõ vai trò của từng bộ phận chức năng để đảm bảo rằng quá trình gắn kết nội bộ trong doanh nghiệp mang lại hiệu quả, cụ thể sản phẩm được tạo ra từ bộ phận R&D phải đáp ứng được nhu cầu khách hàng (chức năng bán hàng), phù hợp với hoạt động tiếp thị của doanh nghiệp và dễ dàng trong vận hành sản xuất.
Quá trình NPD bao gồm nhiều gia đoạn khác nhau, do đó nhà quản lý cần hiểu rõ bộ phận chức năng nào sẽ cần thiết đối với giai đoạn nào của quá trình NPD, để từ đó thực hiện quá trình gắn kết nội bộ một cách hiệu quả nhất, tránh lãng phí nguồn lực và thời gian trong quá trình NPD.
Hoạt động gắn kết khách hàng ảnh hưởng tích cực đến kết quả NPD, kết quả này khẳng định lại một lần nữa vai trò quan trọng của khách hàng đối hoạt động NPD.
Từ kết quả nghiên cứu này gợi ý một số giải pháp để giúp các nhà quản lý nâng cao được kết quả NPD:
Hoạt động gắn kết khách hàng hiệu quả sẽ phụ thuộc vào quá trình quản lý khách hàng trong doanh nghiệp. Quản lý doanh nghiệp cần đầu tư nguồn lực xây
dựng những chương trình gắn kết khách hàng hiệu quả, tạo ra các mối quan hệ bền vững đối với những đối tác khách hàng quan trong. Mức độ của mối quan hệ càng tăng sẽ gia tăng mức độ tham gia của khách hàng trong doanh nghiệp. Đối với những dự án phát triển sản phẩm, những khách hàng quan trọng của doanh nghiệp cần phải được tham gia ngay từ đầu vào dự án phát triển (CI1) và thiết lập mối quan hệ chiến lược (CI2) để những thông tin, phản hồi của khách hàng đáng tin cậy hơn, tránh những hoạt động phát triển sản phẩm từ những thông tin không chính xác, làm lãng phí nguồn lực, thời gian của doanh nghiệp và mất cơ hội tạo được lợi thế cạnh tranh với đối thủ khác trên thị trường.
Đối với nhà quản lý chuỗi cung ứng, ngoài nhiệm vụ quản lý và tối ưu quy trình hoạt động của chuỗi cung ứng từ nguyên liệu đầu vào đến việc phân phối sản phẩm đến thị trường, giúp chuỗi cung ứng hoạt động hiệu quả nhất về mặt chi phí, thời gian cũng như đảm bảo được mức độ đáp ứng khác hàng. Ngoài ra, nhà quản lý chuỗi cung ứng cần xây dựng, phát triển mối quan hệ với các đối tác trong chuỗi cung ứng nhằm khái thác được các nguồn lực khác nhau giúp cho hoạt động phát triển sản phẩm mới đạt được hiệu quả hơn.
Gắn kết khách hàng hiệu quả sẽ mang lại nguồn dữ liệu có giá trị cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, dựa liệu cần được chuyển hóa vào trong các sản phẩm thông qua quá trình phát triển sản phẩm thực hiện trong nội bộ doanh nghiệp. Trong hầu hết các doanh nghiệp thì bộ phận bán hàng, tiếp thị, dịch vụ khách hàng sẽ là những bộ phần thường xuyên tiếp xúc và có mối quan hệ khách hàng. Do đó, cần chú trọng tương tác, kết hợp chặc chẻ giữa các bộ phận gồm: bộ phận phát triển sản phẩm, bộ phận tiếp thị bán hàng, dịch vụ khác hàng.
Cơ chế tích hợp tri thức làm tăng mức độ ảnh hưởng tích cực của gắn kết khách hàng, gắn kết nội bộ lên kết quả phát triển sản phẩm mới. Do đó, bên cạnh cải thiện hoạt động gắn kết nội bộ, gắn kết khách hàng thì doanh nghiệp cần chú trọng đến những hoạt động tích hợp tri thức, cụ thể luôn thực hiện ghi chép, đánh giá, phân tích các dự án phát triển sản phẩm mới thành công lẫn dự án bị thất bại để từ đó có nguồn tư liệu, nguồn tri thức mới cho hoạt động phát triển sản phẩm mới trong doanh nghiệp.
Cơ chế tích hợp tri thức bao gồm các công cụ và quá trình của doanh nghiệp để thu thập, sáng tạo và sử dụng tri thức. Tuy nhiên, chất lượng, số lượng cũng như
tính kịp thời của tri thức được sử dụng trong hoạt động phát triển sản phẩm mới còn phụ thuộc vào các yếu tố con người. Do đó, để KIM thực sự là một chất xúc tiến để mang lại hiệu quả cho quá trình NPD từ hoạt động gắn kết các đối tác trong chuỗi cung ứng, doanh nghiệp cần xây dựng KIM một cách đồng bộ, bao gồm cả nhân sự phù hợp để thực hiện tích hợp tri thức.