4. CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.2. Kiểm định thang đo bằng phân tích Cronbach’s Alpha và EFA
Như đã trình bày ở chương 3 về phương pháp xử lý và phân tích số liệu, độ tin cậy của thang đo được đánh giá qua hệ số Cronbach’s Alpha và kiểm định giá trị hội tụ và giá trị phân biệt của thang đo bằng phương pháp EFA thông qua phần mềm thống kê SPSS 20.
Phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha dựa trên tiêu chuẩn là các chỉ số Cronbach’s Alpha ≥ 0.6, hệ số tương quan biến tổng (item-total correlation) ≥ 0.3 (Thọ, 2014).
Phân tích nhân tố khám phá (EFA). So với sử dụng phương pháp trích Principal Components Analysis với phép xoay nhân tố Varimax thì phương pháp trích Principal Axis Factoring với phép xoay nhân tố Promax phản ánh cấu trúc dữ liệu chính xác hơn, nên nó thường được sử dụng để đánh giá thang đo lường (Gerbing &
Anderson, 1988 trích trong (Thọ, 2014)). Do đó, trong phạm vi nghiên cứu này sử dụng phương pháp trích Principal Axis Factoring với phép xoay Promax trong phân tích EFA. Thang đo đạt yêu cầu về độ giá trị phân biệt và giá trị khi đảm bảo các tiêu chuẩn sau: Eigenvalue ≥ 1; Hệ số tải nhân tố ≥ 0.4 với cỡ mẫu 200 (Hair & ctg, 2010); Tổng phương sai trích (Cumulative %) ≥ 50%, biến quan sát có hiệu số tải nhân tố giữa hai nhân tố phải lớn hơn 0.3 để đảm bảo giá trị phân biệt.
4.2.1. Kết quả phân tích Crobach’s Alpha.
Bảng 4.2. Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo trong mô hình nghiên cứu Nhân tố/
Biến quan sát
Trung bình thang đo nếu
loại biến
Phương sai thang đo nếu
loại biến
Tương quan biến tổng
Cronbach’s Alpha nếu loại
biến 1. Gắn kết khách hàng (CI) Cronbach’s Alpha = 0.785
CI1 16.0571 7.499 0.613 0.727
CI2 16.1524 7.718 0.597 0.733
CI3 15.9286 8.172 0.527 0.756
CI4 16.1667 7.948 0.530 0.755
CI5 16.5714 7.481 0.543 0.752
2. Gắn kết nhà cung cấp (SI) Cronbach’s Alpha = 0.811
SI1 13.9714 9.473 0.605 0.773
SI2 14.0095 10.096 0.534 0.793
SI3 13.7381 9.639 0.607 0.772
SI4 14.4286 9.270 0.608 0.772
SI5 14.2905 9.078 0.640 0.762
3. Gắn kết nội bộ (II) Cronbach’s Alpha = 0.859
II1 10.5476 6.632 0.753 0.803
II2 10.9810 5.875 0.768 0.793
II3 11.1429 6.209 0.688 0.829
II4 10.7571 7.056 0.623 0.852
4. Cơ chế tích hợp tri thức (KIM) Cronbach’s Alpha = 0.822
KIM1 18.9667 11.401 0.661 0.781
KIM2 19.3524 10.937 0.603 0.791
KIM3 19.4095 10.721 0.631 0.784
KIM4 19.2524 11.548 0.514 0.810
KIM5 19.1524 11.450 0.636 0.786
KIM6 19.3667 11.181 0.516 0.811
5. Kết quả phát triển sản phẩm mới (NPDP) Cronbach’s Alpha = 0.817
NPDP1 14.6810 4.678 0.632 0.779
NPDP2 15.0905 4.102 0.619 0.780
NPDP3 14.7190 4.471 0.657 0.769
NPDP4 14.7286 4.438 0.677 0.764
NPDP5 14.8952 4.219 0.517 0.818
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả, 2019
Mô hình nghiên cứu ảnh hưởng của các thành phần gắn kết chuỗi cung ứng ảnh hưởng đến kết quả NPD gồm thang đo gắn kết khách hàng (CI) , gắn kết nhà cung cấp (SI), gắn kết nội bộ (II), kết quả phát triển sản phẩm mới (NPDP) và thang đo biến điều tiết cơ chế tích hợp tri thức (KIM). Hệ số Cronbach's Alpha được sử dụng để đánh giá độ tin cậy thang đo. Kết quả thể hiện ở Bảng 4.2 ở trên (Phụ lục 9).
Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha theo Bảng 4.2 cho thấy tất cả 5 thang đo ứng với 5 nhân nhân tố có giá trị Cronbach’s Alpha từ 0.785 đến 0.859 điều đạt yêu cầu (>0.6). Hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát điều có giá trị lớn hơn 0.3. Đối với thang đo NPDP nhận thấy khi loại biến NPDP5 thì hệ số Cronbach’s Alpha ( 0.818) lớn hơn Cronbach’s Alpha khi chưa loại biến (0.817), tuy nhiên độ tin cậy không cải thiện đáng kể. Do đó, biến quan sát NPDP5 vẫn được giữ lại cho thang đo NPDP.
Như vậy, kết quả kiểm định thang đo bằng hệ số Cronbach's Alpha cho thấy các thành phần thang đo gồm CI, SI, II, KIM và NPDP cùng với các biến đo lường tương ứng đảm bảo độ tin cậy. Do đó, bộ thang đo sẽ được sử dụng ở các bước phân tích tiếp theo.
4.2.2. Kết quả EFA chung cho toàn bộ thang đo.
Thang đo sau khi kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha với 25 biến quan sát tương ứng với 5 nhân tố sẽ được thực hiện EFA chung cho tất cả các thang đo để kiểm định độ giá trị hội tụ và giá trị phân biệt. Phân tích EFA giúp xác định lại thành phần của thang đo và các biến quan sát tương ứng.
Kết quả EFA lần 1: Hệ số KMO = 0.793, kiểm định Bartlett có mức ý nghĩa p=0.000 chứng tỏ thang đo đủ điều kiện thực hiện EFA. Tại giá trị Eigenvalues >1.00 thì trích được 6 nhân tố (số lượng nhân tố theo mô hình lý thuyết là 5 nhân tố) với tổng phương sai trích Camulative = 54.865%. Dựa vào ma trận Pattern cho thấy hệ số tải nhân tố của biến quan sát KIM6 < 0.3, do đó biến KIM6 được loại khỏi thang đo. Thang đo sau khi loại biến KIM6 tiến hành EFA lần 2 (Phụ lục 10).
Kết quả EFA lần 2: Hệ số KMO = 0.804, kiểm định Bartlett có mức ý nghĩa p=0.000 chứng tỏ thang đo đủ điều kiện thực hiện EFA. Tại giá trị Eigenvalues >1.00 trích được 6 nhân tố (số lượng nhân tố theo mô hình lý thuyết là 5 nhân tố) với tổng phương sai trích Camulative = 55.707%. Dựa vào ma trận Pattern cho thấy biến quan
sát KIM2 được tải lên cả hai nhân tố (nhân tố 1 và nhân tố 6) có giá trị lần lược là 0.311 và 0.344. Với chênh lệch hệ số tải giữa hai nhân tố nhỏ hơn 0.3 nên không đảm bảo giá trị phân biệt, do đó biến KIM2 được loại khỏi thang đo. Thang đo sau khi loại biến KIM2 tiến hành EFA lần 3 (Phụ lục 10).
Kết quả EFA lần 3: Hệ số KMO = 0.798, kiểm định Bartlett có mức ý nghĩa p=0.000 chứng tỏ thang đo đủ điều kiện thực hiện EFA. Tại giá trị Eigenvalues >1.00 trích được 5 nhân tố (bằng với số lượng nhân tố theo mô hình lý thuyết) với tổng phương sai trích Camulative = 53.232%. Dựa vào ma trận Pattern cho thấy biến quan sát CI5 được tải lên cả hai nhân tố (nhân tố 3 và nhân tố 4) có giá trị lần lược là 0.325 và 0.595. Với chênh lệch hệ số tải giữa hai nhân tố nhỏ hơn 0.3 nên không đảm bảo giá trị phân biệt, do đó biến CI5 được loại khỏi thang đo. Thang đo sau khi loại biến CI5 tiến hành EFA lần 4 (Phụ lục 10).
Kết quả EFA lần 4: Hệ số KMO = 0.801, kiểm định Bartlett có mức ý nghĩa p=0.000 chứng tỏ thang đo đủ điều kiện thực hiện EFA. Tại giá trị Eigenvalues >1.00 trích được 5 nhân tố (bằng với số lượng nhân tố theo mô hình lý thuyết là 5 nhân tố) với tổng phương sai trích Camulative = 53.296%. Dựa vào ma trận Pattern cho thấy biến quan sát KIM3 được tải lên cả hai nhân tố (nhân tố 1 và nhân tố 5) có giá trị lần lược là 0.543 và 0.300. Với chênh lệch hệ số tải giữa hai nhân tố nhỏ hơn 0.3 nên không đảm bảo giá trị phân biệt, do đó biến KIM3 được loại khỏi thang đo. Thang đo sau khi loại biến KIM3 tiến hành EFA lần 5 (Phụ lục 10).
Kết quả EFA lần 5: Hệ số KMO = 0.787, kiểm định Bartlett có mức ý nghĩa p=0.000 chứng tỏ thang đo đủ điều kiện thực hiện EFA. Tại giá trị Eigenvalues >1.00 trích được 5 nhân tố (bằng với số lượng nhân tố theo mô hình lý thuyết) với tổng phương sai trích Camulative = 53.429%. Kết quả ma trận Pattern cho thấy chỉ có biến quan sát KIM1 có hệ số tải nhân tố là 0.468, còn lại hầu hết các biến quan sát có hệ số tải nhân tố lớn hơn 0.5 và chênh lệch hệ số tải giữa các nhân tố của các biến quan sát điều lớn hơn 0.3 nên thang đo đảm bảo giá trị hội tụ và giá trị phân biệt để thực hiện các phân tích tiếp theo. Bảng 4.3 là ma trận Pattern khi EFA lần 5 (phụ lục 10).
Theo kết quả EFA thì thang đo KIM loại 3 biến quan sát KIM2, KIM3, KIM6 và thang đo CI loại 1 biến quan sát CI5. Do đó thang đo KIM và CI cần kiểm định lại giá trị độ tin cậy. Hệ số Cronbach’s Alpha sau khi loại biến của thang đo CI là 0.752,
thang đo KIM = 0.773. Tất cả các biến quan quan sát có hệ số tương quan biến tổng điều lớn hơn 0.3 và không có giá trị Cronbach’s Alpha khi loại biến nào cải thiện được độ tin cậy của thang đo. Do đó, thang đo CI, KIM khi loại biến đảm bảo độ tin cậy để tiến hành phân tích tiếp theo (phụ lục 10).
Bảng 4.3. Pattern Matrixa
Biến Nhân tố
NPDP SI II CI KIM
NPDP4 .779
NPDP3 .772
NPDP1 .744
NPDP2 .667
NPDP5 .569
SI3 .760
SI5 .713
SI1 .710
SI4 .640
SI2 .556
II2 .988
II1 .801
II3 .704
II4 .597
CI1 .791
CI2 .779
CI4 .551
CI3 .513
KIM4 .825
KIM5 .821
KIM1 .468
Extraction Method: Principal Axis Factoring.
Rotation Method: Promax with Kaiser Normalization.
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả, 2019
Bảng 4.4. Hệ số Cronbach’s Alpha của KIM và CI sau khi loại biến Nhân tố/
Biến quan sát
Trung bình thang đo nếu
loại biến
Phương sai thang đo nếu
loại biến
Tương quan biến tổng
Cronbach’s Alpha nếu loại
biến 1. Gắn kết khách hàng (CI) Cronbach’s Alpha = 0.752
CI1 12.4095 4.195 .630 .647
CI2 12.5048 4.289 .639 .643
CI3 12.2810 4.949 .466 .737
CI4 12.5190 4.787 .465 .740
2. Cơ chế tích hợp tri thức (KIM) Cronbach’s Alpha = 0.773
KIM1 7.7952 2.451 .521 .783
KIM4 8.0810 1.960 .618 .688
KIM5 7.9810 2.095 .699 .596
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả, 2019
Tóm tắt kết quả phân tích Cronbach’s Alpha và EFA:
Thang đo ban đầu với 25 biến quan sát ứng với 5 thành phần gồm CI, SI, II, KIM và NPDP đảm bảo độ tin cậy thông qua phân tích Cronbach’s Alpha. Sau khi thực hiện EFA thì thang đo KIM loại các biến quan sát KIM2, KIM3, KIM6 và thang đo CI loại biến CI5. Sau khi loại biến thì thang đo KIM và CI được phân tích lặp lại Cronbach’s Alpha và kết quả đảm bảo độ tin cậy. Như vậy bộ thang đo gồm 21 biến quan sát ứng với 5 thành phần gồm CI (CI1, CI2, CI3, CI4), SI (SI1, SI2, SI3, SI4, SI5), II (II1, II2, II3, II4), KIM (KIM1, KIM4, KIM5) và NPDP (NPDP1, NPDP2, NPDP3, NPDP4, NPDP5) đảm bảo độ tin cậy, giá trị hội tụ và giá trị phân biệt để tiến hành phân tích CFA tiếp theo.