4. CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.6. Phân tích đa nhóm (Multigroup analysis)
Cơ sở lý thuyết cũng như các kỹ thuật và tiêu chí để thực hiện phân tích đa nhóm được trình bày chi tiết trong chương 3. Phân tích đa nhóm để kiểm định xem có sự khác biệt (độ mạnh) của mối quan hệ giữa hai biến tiềm ẩn dưới tác động của biết điều tiết (moderator). Giống như khi phân tích CFA và SEM, phương pháp ước lượng ML được sử dụng khi phân tích đa nhóm.
Để thực hiện phân tích đa nhóm nhằm kiểm định có sự khác biệt mối quan hệ giữa thành phần gắn kết khách hàng (CI), gắn kết nội bộ (II) đến kết quả phát triển sản phẩm mới (NPD) theo cơ chế tích hợp tri thức (KIM) trong doanh nghiệp, đầu tiên bộ dữ liệu gồm 210 mẫu được chia làm hai nhóm dựa trên giá trị trung vị của
thang đo cơ chế tích hợp tri thức (KIM). Giá trị trung vị của KIM là 12 (median = 12). Do đó có 72 mẫu thuộc nhóm có KIM thấp (Nhóm KIM thấp) bao gồm tất cả các mẫu quan sát với tổng giá trị KIM của từng quan sát nhỏ hơn 12 và 138 mẫu thuộc nhóm có KIM cao (Nhóm KIM cao) với tổng giá trị KIM của từng quan sát lớn hơn hoặc bằng 12. Mô hình bất biến từng phần và mô hình khả biến được theo hình 4.4. sau:
Mô hình bất biến
Mô hình khả biến
Hình 4.4. Mô hình bất biến và mô hình khả biến
4.6.1. Kiểm định giả thuyết H4
H4: Có sự khác biệt trong mối quan hệ giữa gắn kết khách hàng và kết quả phát triển sản phẩm mới theo cơ chế tích hợp tri thức.
Tiến hành ước lượng giá trị chi-square và bậc tự do cho cả hai mô hình khả biến và mô hình bất biến theo cả hai nhóm theo mức độ KIM (KIM thấp và KIM cao).
Bảng 4.11. Kiểm định khách biệt Chi-square Chỉ số
ước lượng
Mô hình bất biến
Mô hình
khả biến Khác biệt Giả thuyết Nhóm có mức độ KIM thấp (N=72)
Chi-Square 409.060 336.183 72.877 Chấp nhận
DF 176 174 2
p-value - - 0.000
Nhóm có mức độ KIM cao (N=138)
Chi-Square 409.060 336.183 72.877 Chấp nhận
DF 176 202 2
p-value - - 0.000
Kết quả bảng 4.11 và phụ lục 14 cho thấy sự khác biệt Chi-square giữa hai mô hình bất biến và khả biến có ý nghĩa thông kê (p<0.05) cho cả hai nhóm KIM thấp và KIM cao. Do đó, cách phân nhóm theo mức độ KIM là phù hợp. Dữ liệu phân tích cho thấy có sự khác biệt trong mối quan hệ giữa gắn kết khách hàng (CI) và kết quả phát triển sản phẩm mới (NPDP) theo cơ chế tích hợp tri thức (KIM). Kết luận giả thuyết H4 được ủng hộ bởi dữ liệu nghiên cứu.
Kết quả ước lượng theo mô hình khả biến (bảng 4.12) nhận thấy trọng số ước lượng (β) chưa chuẩn hóa trong mối quan hệ giữa CI với NPDP của nhóm KIM cao (β= 0.149) lớn hơn trọng số β của nhóm KIM thấp (β = 0.32). Do đó có thể kết luận rằng ảnh hưởng của gắn kết khách hàng (CI) lên kết quả phát triển sản phẩm mới (NPDP) của nhóm doanh nghiệp thực hiện KIM ở mức độ cao sẽ rõ rệt hơn so với nhóm doanh nghiệp thực hiện KIM ở mức độ thấp.
Bảng 4.12. Ước lượng mối quan hệ giữa CI và NPDP trong mô hình khả biến theo KIM
Mối quan hệ Nhóm KIM thấp Nhóm KIM cao
β SE C.R p β SE C.R p
CI NPDP 0.032 0.059 0.548 0.584 0.149 0.068 2.178 0.029 SI NPDP - - - -
II NPDP 0.086 0.075 1.138 0.255 0.187 0.042 4.436 ***
Ghi chú: β là trọng số ước lượng chưa chuẩn hóa; P= *** < 0.001
Nguồn: Phân tích dữ liệu bởi tác giả, 2019
4.6.2. Kiểm định giả thuyết H5
H5: có sự khác biệt trong mối quan hệ giữa gắn kết nhà cung cấp và kết quả phát triển sản phẩm mới theo cơ chế tích hợp tri thức.
Kết quả kiểm định giả thuyết H2 “Thực hiện gắn kết nhà cung cấp tác động tích cực đến kết quả phát triển sản phẩm mới” không được ủng hộ bởi dữ liệu nghiên cứu với mức ý nghĩa p < 0.05. Do đó, giả thuyết H5 sẽ không được kiểm định.
4.6.3. Kiểm định giả thuyết H6:
H6: Có sự khác biệt trong mối quan hệ giữa gắn kết nội bộ và kết quả phát triển sản phẩm mới theo cơ chế tích hợp tri thức.
Thực hiện phân tích đa nhóm để kiểm định giả thuyết H6 của mối quan hệ II và NPDP theo KIM. Tiến hành kiểm định sự khác biệt giá trị Chi-square và bậc tự do giữa mô hình khả biến và mô hình bất biến theo cả hai nhóm theo mức độ KIM
(KIM thấp và KIM cao) để xem có sự khác biệt (độ mạnh) trong mối quan hệ giữa gắn kết nội bộ (II) và kết quả phát triển sản phẩm mới (NPDP) theo cơ chế tích hợp tri thức (KIM) hay không.
Bảng 4.13. Kiểm định khác biệt Chi-square của quan hệ II với NPDP Chỉ số
ước lượng Mô hình
bất biến Mô hình
khả biến Khác biệt Giả thuyết Nhóm có mức độ KIM thấp (N=72)
Chi-Square 461.816 336.183 125.633
DF 176 174 2 Chấp nhận
p-value - - 0.000
Nhóm có mức độ KIM cao (N=138)
Chi-Square 461.816 336.183 125.633
DF 176 174 2 Chấp nhận
p-value - - 0.000
Nguồn: Phân tích dữ liệu bởi tác giả, 2019
Kết quả kiểm định sự khác biệt bảng 4.13 và phụ lục 14 cho thấy sự khác biệt Chi-square giữa hai mô hình bất biến và khả biến có ý nghĩa thông kê (p<0.05) cho cả hai nhóm KIM thấp và KIM cao. Do đó, cách phân nhóm theo mức độ KIM là phù hợp. Như vậy dữ liệu phân tích cho thấy có sự khác biệt trong mối quan hệ giữa gắn kết nội bộ (II) và kết quả phát triển sản phẩm mới (NPDP) theo cơ chế tích hợp tri thức (KIM). Kết luận giả thuyết H6 được ủng hộ bởi dữ liệu nghiên cứu.
Kết quả ước lượng theo mô hình khả biến (bảng 4.14) và phụ lục 14 nhận thấy trọng số ước lượng (β) chưa chuẩn hóa trong mối quan hệ giữa II với NPDP của nhóm KIM cao (β= 0.187) lớn hơn trọng số β của nhóm KIM thấp (β = 0.086). Do đó có thể kết luận rằng ảnh hưởng của gắn kết nội bộ (II) lên kết quả phát triển sản phẩm mới (NPDP) của nhóm doanh nghiệp thực hiện KIM ở mức độ cao sẽ rõ rệt hơn so với nhóm doanh nghiệp thực hiện KIM ở mức độ thấp. Bảng 4.14 bên dưới tóm tắt kết quả kiểm định các giả thuyết về sự khác biệt theo cơ chế tích hợp tri thức (KIM).
Bảng 4.14. Tóm tắt kết quả kiểm định sự khác biệt theo KIM
Giả thuyết Quan hệ β (1) β (2) Kết quả
H4 Khác biệt CI NPDP theo KIM 0.032 0.149 Chấp nhận
H5 Khác biệt SI NPDP theo KIM - - Không kiểm định
H6 Khác biệt II NPDP theo KIM 0.086 0.187 Chấp nhận Ghi chú: β(1): KIM thấp; β(2): KIM cao