3. CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2. Xây dựng thang đo
Thang đo được sử dụng trong nghiên cứu được thực hiện qua các bước sau.
- Định nghĩa nội dung các khái niệm nghiên cứu dựa trên lý thuyết của những nghiên cứu trước.
- Thiết lập bảng các biến quan sát để đo lường các khái niệm nghiên cứu.
- Nghiên cứu định tính thông qua phỏng vấn chuyên gia để bổ sung và điều chỉnh thang đo cho phù hợp.
- Phân tích định lượng sơ bộ và hoàn chỉnh thang đo thông qua phân tích Cronbach’s Alpha và EFA.
- Phân tích CFA để kiểm định tính đơn hướng, độ tin cậy, độ giá trị của thang đo.
3.2.1. Thang đo gắn kết khách hàng
Các biến quan sát trong thang đo CI được dựa nghiên cứu của Mishra và Shah (2009) và nghiên cứu Feng và ctg (2010) đã được tổng hợp và sử dụng trong nghiên cứu của Feng & Wang (2013). Thang đo trên cơ sở phù hợp với định nghĩa khái niệm CI được thực hiện ở chương 2. Các biến trong thang đo giúp cho đối tượng khảo sát hiểu đúng về khái niệm CI, CI được nói đến là quá trình tham gia của khách hàng vào
trong hoạt động phát triển sản phẩm mới và các hoạt động cải tiến liên tục trong doanh nghiệp. Bảng 3.1 bên dưới tổng hợp thang đo CI từ thang đo gốc và thang đo dịch.
Bảng 3.1. Thang đo gắn kết khách hàng
Mã Thang đo gốc Thang đo dịch Nguồn
CI1
We consulted major customer early in the design efforts for the new product
Công ty chúng tôi tham khảo ý kiến khách hàng lớn trong giai đoạn đầu để thiết kế sản phẩm mới.
(Mishra
& Shah, 2009) CI2
We partnered with major customer for developing new product
Công ty chúng tôi thiết lập quan hệ đối tác với khách hàng lớn để phát triển sản phẩm mới.
CI3
Major customer was an integral part of the design effort for the new product development
Khách hàng lớn là một phần không thể thiếu để phát triển sản phẩm mới ở công ty chúng tôi.
CI4
Major customer was frequently consulted about the design of the new product
Khách hàng lớn của công ty chúng tôi thường được lấy ý kiến về mẫu thiết kế của sản phẩm mới.
CI5
We have continuous improvement programs that include our major customer
Công ty chúng tôi có các chương trình cải tiến liên tục sản phẩm có sự tham gia của khách hàng lớn.
Feng &
ctg (2010)
3.2.2. Thang đo gắn kết nhà cung cấp
Các biến quan sát trong thang đo khái niệm SI dựa trên nghiên cứu Mishra &
Shah (2009) và Feng & ctg (2010) đã được tổng hợp và sử dụng trong nghiên cứu Feng & Wang (2013). Các biến quan sát nhằm làm rõ nội dung của khái niệm SI được thực hiện ở chương 2. Các biến trong thang đo giúp cho đối tượng khảo sát hiểu đúng về khái niệm SI, SI được nói đến là quá trình tham gia của nhà cung cấp vào trong hoạt động phát triển sản phẩm mới và các hoạt động cải tiến liên tục trong doanh nghiệp. Bảng 3.2 trình bày thang đo SI từ thang đo gốc và thang đo được dịch sang ngôn ngữ Việt.
Bảng 3.2. Thang đo gắn kết nhà cung cấp
Mã Thang đo gốc Thang đo dịch Nguồn
SI1
We consulted major supplier early in the design efforts for the new product
Công ty chúng tôi tham khảo ý kiến nhà cung cấp lớn trong giai đoạn đầu để thiết kế sản phẩm mới.
(Mishra và Shah, 2009) SI2
We partnered with major supplier for developing new product
Công ty chúng tôi thiết lập quan hệ đối tác với nhà cung cấp lớn để phát triển sản phẩm mới.
SI3
Major supplier was an integral part of the design effort for the new product development
Nhà cung cấp lớn là một phần không thể thiếu để phát triển sản phẩm mới ở công ty của chúng tôi.
SI4
Major supplier was frequently consulted about the design of the new product
Nhà cung cấp lớn của công ty chúng tôi thường được lấy ý kiến về mẫu thiết kế của sản phẩm mới.
SI5
We have continuous
improvement programs that include our major supplier
Công ty chúng tôi có các chương trình cải tiến liên tục sản phẩm có sự tham gia của nhà cung cấp lớn.
Feng và ctg (2010)
3.2.3. Thang đo gắn kết nội bộ Bảng 3.3. Thang đo gắn kết nội bộ
Mã Thang đo gốc Thang đo dịch Nguồn
II1
New product design teams have frequent interaction with other functions (manufacturing, marketing, etc.)
Nhóm thiết kế sản phẩm mới thường tương tác với các bộ phận khác trong công ty của chúng tôi.
(Mishra
& Shah, 2009) II2
Various functions were involved in the early stages of new product development
Nhiều bộ phận chức năng khác nhau thì gắn kết trong giai đoạn đầu vào quá trình phát triển sản phẩm mới
II3
Various function were involved in the creation of new product concepts
Nhiều bộ phận chức năng khác nhau thì gắn kết vào quá trình tạo ra ý tưởng sản phẩm mới.
II4
New product concepts were developed as a result of the involvement of various functions
Mẫu sản phẩm mới đã được phát triển là kết quả do sự tham gia cùng nhau giữa các bộ phận.
Thang đo gắn kết nội bộ được thiết lập dựa trên thang đo từ nghiên cứu Mishra
& Shah (2009) và được chuyển ngữ sang tiếng Việt để phù hợp với bối cảnh nghiên
cứu. Thang đo đã làm rõ định nghĩa của khái niệm về gắn kết nội bộ trong quản lý chuỗi cung ứng tác động đến hiệu quả NPD. Gắn kết nội bộ được định nghĩa là quá trình tương tác, giao tiếp trong phạm vi chia sẻ thông tin, nguồn lực và phối hợp giữa các bộ phận chức năng trong hoạt động phát triển sản phẩm mới (Feng & Wang, 2013). Bảng 3.3 trình bày nội dung thang đo gốc và thang đo dịch của gắn kết nội bộ 3.2.4. Thang đo cơ chế tích hợp tri thức
Bảng 3.4. Thang đo cơ chế tích hợp tri thức
Code Thang đo gốc Thang đo dịch Nguồn
KIM1
Regular formal reports and memos that summarize learning.
Công ty chúng tôi thường xuyên lập báo cáo, ghi chép chính thức để tổng hợp kiến thức, kinh nghiệm.
Zahra và Nielsen 2002 KIM2 Information sharing meetings
Công ty chúng tôi tổ chức các buổi họp để chia sẻ thông tin về dự án phát triển sản phẩm mới.
KIM3 Face-to-face discussions by cross-functional teams
Công ty chúng tôi tổ chức thảo luận trực tiếp về dự án phát triển sản phẩm mới giữa các nhóm liên chức năng.
KIM4 Formal analysis of failing product development projects
Công ty chúng tôi phân tích chính thức về những dự án phát triển sản phẩm bị thất bại.
KIM5 Formal analysis of successful product development projects.
Công ty chúng tôi phân tích chính thức về những dự án phát triển sản phẩm thành công.
KIM6 Use of experts and consultants to synthesize knowledge
Công ty chúng tôi sử dụng những người có kinh nghiệm, chuyên gia để tổng hợp tri thức.
Thang đo KI được thiết lập dựa trên thang đo gốc từ nghiên cứu Zahra, Ireland & Hitt (2000), Zahra và Nielsen (2002). Thang đo làm rõ khái niệm KIM, ở đó cơ chế tích hợp tri thức được định nghĩa là một quá trình chính thức để thực hiện các hoạt động tích hợp tri thức như chia sẻ thông tin (trao đổi giữa các bộ phận chức năng nội bộ, trao đổi với đối tác bên ngoài), thực hiện phân tích về dự án, để đạt được tri thức, chia sẻ tri thức, tích hợp và sáng tạo nên tri thức (Luca & Atuahene-gima, 2007) và cũng là cơ sở cho quá trình NPD của doanh nghiệp (Rosell & ctg, 2017).
Thang đo cũng được sử dụng trong các nghiên cứu khác (Tsai, Liao & Hsu, 2015).
3.2.5. Thang đo kết quả NPD
Như đã đề cập ở chương 2, nghiên cứu NPD có nhiều cách tiếp cận khác nhau các nhà nghiên cứu đã đưa ra những thang đo khác nhau về NPD, chẳng hạn đo lường về chất lượng sản phẩm mới, đo lường hiệu quả về mặt chi phí, đo lường hiệu quả về mặt thị trường, đo lường hiệu quả về mặt khách hàng… và có thể được phân loại thành hiệu quả tài chính và hiệu quả phi tài chính của NPD. Đo lường hiệu quả về mặt tài chính chính trong NPD hầu hết được tác giả chú tâm, tuy nhiên thực hiện đo lường về mặt phi tài chính của NPD thì chưa được thực hiện một cách đầy đủ (Yang
& Zhang, 2018). Thang đo về kết quả phát triển sản phẩm dựa trên đo lường các chỉ số phi tài chính gồm 5 biến quan sát được phát triển dựa trên nghiên cứu của Langerak
& ctg (2004) và Najafi Tavani & ctg (2013). Thang đo này cũng được sử dụng trong nghiên cứu của Yang & Zhang (2018).
Bảng 3.5. Thang đo kết quả phát triển sản phẩm mới
Mã Thang đo gốc Thang đo dịch Nguồn
NPDP1 Met customer’s need Đáp ứng nhu cầu khách hàng.
(Zhang
&
Yang, 2018) NPDP2 Innovativeness Tính đổi mới của sản phẩm
NPDP3 Technical performance Tính năng kỹ thuật của sản phẩm.
NPDP4 Overall quality Chất lượng tổng thể của sản phẩm NPDP5 Time to market Thời gian đưa sản phẩm mới ra thị
trường.
3.2.6. Thiết kế mẫu
Tổng thể mẫu: Khảo sát được thu thập từ các doanh nghiệp sản xuât hoạt động ở Việt Nam.
Đơn vị lấy mẫu: Các doanh nghiệp sản xuất hoạt động chủ yếu ở khu vực Nam Bộ gồm các tỉnh TP.Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Long An. Ngoài ra dữ liệu được mở rộng để thu thập tại một số doanh nghiệp sản xuất ở các tỉnh thành khác (Tây Ninh, Bà Rịa-Vũng Tàu, Quảng Ngãi…)
Đối tượng khảo sát: Cấp quản lý trong các doanh nghiệp sản xuất và trưởng nhóm dự án phát triển sản phẩm mới trong doanh nghiệp.
Xác định kích thước mẫu: Bởi vì sử dụng mô hình cấu trúc tuyến tính SEM để kiểm định giả thuyết nghiên cứu trong phạm vi luận văn, với số khái niệm nghiên cứu là 5 khái niệm. Do đó số lượng mẫu tối thiểu là 150 sẽ đảm bảo tính phân phối chuẩn
đa biến của dữ liệu (Hair & ctg, 2014). Tuy nhiên do sự sai lệch trong khảo sát nên cở mẫu trong nghiên cứu này tối thiểu là 200.
Phương pháp lấy mẫu: Chọn mẫu theo phương pháp thuận tiện phi xác suất.
Bảng câu hỏi sẽ được gửi đến đáp viên qua nhiều hình thức gồm: trực tiếp, gửi thông qua các mối quan hệ, gửi thông qua thư điện tử, bảng khảo sát trực tuyến.
Thu thập dữ liệu: Bảng câu hỏi khảo sát gồm 3 phần chính
Thông tin tổng quát: Thông tin tổng quát giúp phân loại đặt trưng của mẫu khảo sát. Thông tin tổng quát của đáp viên bao gồm tên doanh nghiệp, quy mô doanh nghiệp (số lượng nhân viên), vị trí công tác của đáp viên, lĩnh vực hoạt động, vị trí địa lý của doanh nghiệp.
Thông tin khảo sát chính: Phần thông tin chính sẽ đo lường các khái niệm gắn kết khách hàng, gắn kết nhà cung cấp, gắn kết nội bộ, kết quả phát triển sản phẩm mới, và khái niệm cơ chế tích hợp tri thức.
Thông tin cá nhân của đáp viên: giúp tăng độ tin cậy của khảo sát, cũng như liên hệ điều chỉnh khảo sát khi có thiếu xót xảy ra khi thu thập dữ liệu.