4. CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.7. Thảo luận kết quả kiểm định thang đo, kết quả kiểm định giả thuyết
4.7.2. Kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu
Thảo luận kết quả kiểm định giả thuyết trong đề tài nhằm tập trung làm rõ các giả thuyết: 1) Giả thuyết về quan hệ giữa các thành phần gắn kết chuỗi cung ứng với
kết quả NPD (gồm 3 giả thuyết H1, H2, H3); 2) Giả thuyết về sự khác biệt của các quan hệ giữa các thành phần gắn kết chuỗi cung ứng với kết quả NPD theo KIM (H4, H5, H6).
4.7.2.1. Kết quả kiểm định giả thuyết H1
H1: Thực hiện gắn kết khách hàng tác động tích cực đến kết quả phát triển sản phẩm mới.
Kết quả kiểm định giả thuyết H1 được ủng bởi dữ liệu nghiên cứu với hệ số chuẩn hóa β = 0.193 mức ý nghĩa p =0.017 (< 0.05). Do đó cho thấy việc thực hiện CI sẽ làm tăng kết quả của hoạt động NPD. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Yang & Zhang (2018), Feng & Wang (2013) nhấn mạnh đến hiệu quả vận hành.
Ngoài ra CI ảnh hưởng tích cực lên NPD được ủng hộ bởi nghiên cứu của nhiều tác giả khác (Zhang & Yang, 2016; Feng & ctg, 2016; Lai & ctg, 2012). Đo đó, thực hiện gắn kết khách hàng đặc biệt là hoạt động thiết lập mối quan hệ đối tác với khách hàng (CI2) và cho phép khách hàng tham gia sớm (CI1) vào quá trình NPD sẽ nâng cao kết quả phát triển sản phẩm mới của doanh nghiệp.
Bảng 4.14. Tóm tắt mối quan hệ các biến trong thang do CI,NPDP
Quan hệ β(*) Quan hệ β(*)
CI1 <-- CI .737
CINPDP 0.193
CI2 <-- CI .844
CI4 <-- CI .527
NPDP4 <-- NPDP .749
NPDP3 <-- NPDP .744
NPDP1 <-- NPDP .688
NPDP2 <-- NPDP .716
NPDP5 <-- NPDP .559
Ghi chú: (*) mức ý nghĩa p < 0.05
Nguồn: Phân tích dữ liệu bởi tác giả, 2019
4.7.2.2. Kết quả kiểm định giả thuyết H2
H2: Thực hiện gắn kết nhà cung cấp tác động tích cực đến kết quả phát triển sản phẩm mới.
Kết quả phân tích SEM cho thấy mối quan hệ SI và kết quả NPD không có ý nghĩa thống kê (p = 0.094). Do đó giả thuyết về việc thực hiện SI tác động tích cực đến kết quả NPD không được chấp nhận. Mặc dù, trong hầu hết các nghiên cứu trước cho thấy rằng SI ảnh hưởng đến kết quả của NPD (Zhang & Yang, 2016; Feng &
Wang, 2013; Lai & ctg, 2012). Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu không chỉ ra mối quan hệ giữa SI và kết quả NPD trùng với một số nghiên cứu trước. Cụ thể, Moon & ctg (2018) chỉ ra rằng Ảnh hưởng của SI lên kết quả NPD phụ thuộc vào từng giai đoạn của quá trình phát triển sản phẩm, kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, trong giai đoạn hình thành nên ý tưởng mẫu sản phẩm (giai đoạn concept) thì không tìm thấy mối quan hệ giữa SI và kết quả NPD. Trong nghiên cứu Taylor & Jayaram (2008) cho thấy rằng với sự tham gia của nhà cung cấp trong giai đoạn thiết kế (design involvement) không ảnh hưởng đến kết quả dự án phát phát triển sản phẩm khi đo lường hiệu quả về mặt chi phí ở mức ý nghĩa p < 0.05. Từ kết quả nghiên cứu Aǧan, Acar, & Erdogan (2018) cũng chỉ ra rằng không tìm thấy mối quan hệ giữa sự tham gia của nhà cung cấp đến kết quả NPD. Ngoài ra, không tìm thấy mối quan hệ giữa SI và kết quả NPD có thể được giải thích rằng: Thứ nhất, do tính bảo mật về thông tin sản phẩm mà việc thực hiện gắn kết nhà cung ứng sẽ là rào cản cho hoạt động NPD của doanh nghiệp; Thứ 2, theo thông kê mô tả mẫu quan sát cho thấy phần lớn các sản phẩm được phát triển là những sản phẩm cải tiến (48%), sản phẩm không mới với thị trường (37%). Đối với những sản phẩm có mức độ đổi mới thấp, thì sự tham gia của nhà cung cấp quan trọng sẽ giảm đi (Handfield & ctg, 1999).
4.7.2.3. Kết quả kiểm định giả thuyết H3
H3: Thực hiện gắn kết nội bộ tác động tích cực đến kết quả phát triển sản phẩm mới.
Kết quả phân tích SEM cho thấy gắn kết nội bộ (II) có tác động tích cực đến kết quả phát triển sản phẩm mới với hệ số ước lượng chuẩn hóa β = 0.361 (p < 0.05).
Thực hiện gắn kết nội bộ trong doanh nghiệp giúp cải thiện đáng kể kết quả phát triển sản phẩm mới trong doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu này ủng hộ với kết quả từ nghiên cứu của Mishra & Shah (2009) khi đo lường hiệu quả dự án, hay SI tác động tích cực đến tốc độ phát triển sản phẩm mới Feng & Wang (2013). Theo tóm tắt bảng 4.15 bên dưới cho thấy rằng, việc tham gia cùng nhau giữa các bộ phận ngay từ giai đoạn đầu (II2), thực hiện gắn kết giữa bộ phận NPD và các bộ phận khác trong doanh nghiệp sẽ giúp cải thiện đáng kể kết quả NPD của doanh nghiệp.
Bảng 4.15. Tóm tắt mối quan hệ các biến CI, NPDP
Quan hệ β (*) Quan hệ β(*)
II2 <--- II 0.877
IINPDP 0.361
II1 <--- II 0.824
II3 <--- II .745
Ghi chú: (*) mức ý nghĩa p < 0.05
4.7.2.4. Kết quả kiểm định giả thuyết về sự khác biệt theo KIM.
H4: Có sự khác biệt trong mối quan hệ giữa gắn kết khách hàng và kết quả phát triển sản phẩm mới theo cơ chế tích hợp tri thức.
H5: Có sự khác biệt trong mối quan hệ giữa gắn kết nhà cung cấp và kết quả phát triển sản phẩm mới theo cơ chế tích hợp tri thức.
H6: Có sự khác biệt trong mối quan hệ giữa gắn kết nội bộ và kết quả phát triển sản phẩm mới theo cơ chế tích hợp tri thức.
Kiểm định về sự khác biệt theo KIM ban đầu đưa ra gồm 3 giả thuyết H4, H5, H6. Kết quả kiểm định quan hệ giữa SI và NPDP không được chấp nhận, do đó giả thuyết H5 sẽ không được kiểm định.
Giả thuyết H4: Kết quả cho thấy có sự khác biệt quan hệ giữa CI và NPDP theo KIM, cụ thể đối với nhóm doanh nghiệp thực hiện tích hợp tri thức ở mức độ cao (β= 0.149) lớn hơn trọng số β của nhóm KIM thấp (β = 0.32). Kết quả nghiên cứu này tiếp tục bổ sung để tìm hiểu về vai trò của KIM từ kết quả nghiên cứu trước. Cụ thể, theo nghiên cứu Sarti (2017) chỉ ra vai trò của trung gian của KIM trong mối quan hệ giữa giữa nguồn tri thức bên ngoài với kết quả doanh nghiệp, hay ngoài vai trò điều của KIM đối với quan hệ hợp tác nội bộ với kết quả NPD, thì KIM còn đóng vai trò điều tiết đối với quan hệ hợp tác giữa các tổ chức với kết quả NPD, kết quả này bổ sung giả thuyết được Aǧan & ctg (2018) đề xuất. Do đó, để khai thác tốt nguồn lực từ khách hàng nói chung cũng như nguồn lực từ bên ngoài, doanh nghiệp cần xây dựng một cơ chế tích hợp tri thức cho doanh nghiệp.
Giả thuyết H6: Kết quả cho thấy có sự khác biệt đang kể quan hệ giữa II và NPDP theo KIM, cụ thể với nhóm doanh nghiệp KIM cao có hệ số chưa chuẩn hóa β
= 0.187 khác biệt (lớn hơn) đáng kể so với doanh nghiệpKIM thấp (β = 0.086). Kết quả này phù hợp với nghiên cứu cứu (Luca & Atuahene-gima, 2007). Kết quả này cho thấy để khai thác hiệu quả nguồn lực từ gắn kết nội bộ, doanh nghiệp cần thực hiện KIM tương xứng để mang lại kết quả NPD rõ rệt hơn.
Tóm tắt chương 4
Kết quả kiểm đinh cho thấy đặc trưng của mẫu khảo sát phù hợp với nghiên cứu của đề tài. Từ thang đo ban đầu với 5 khái niệm gồm 25 biến quan sát sau khi phân tích độ tin EFA mô hình thang đo chung cần loại 3 biến quan sát KIM2, KIM3, KIM6 được loại khỏi thang đo KIM để đảm bảo giá trị phân biệt giữa các khái niệm.
Kết quả sau khi phân tích Cronbach’s Alpha, EFA và CFA cho thấy thang đo gồm 15 biến quan sát ứng với 4 nhân tố gồm CI (CI1, CI2, CI4), SI (SI1, SI3, SI4, SI5), II (II1, II2, II3) và NPDP (NPDP1, NPDP2, NPDP3, NPDP4) đảm bảo độ tin cậy, tính đơn hướng, giá trị hội tụ và giá trị phân biệt. Mô hình thang đo sau khi kiểm định bằng CFA kết luận mô hình thang đo phù hợp với dữ liệu thị trường được nghiên cứu và đảm bảo điều kiện để kiểm định mô hình nghiên cứu bằng SEM. Kết quả kiểm định mô hình lý thuyết bằng SEM, cho thấy mô hình nghiên cứu phù hợp với dữ thị trường ở mức chấp nhận được. Kết quả kiểm định 6 giả thuyết nghiên cứu đề ra ban đầu cho thấy các giả thuyết H1 (Gắn kết khách hàng ảnh hưởng tích cực đến kết quả phát triển sản phẩm mới), H3 (Gắn kết nội ảnh hưởng tích cực đến kết quả phát triển sản phẩm mới), H4 (Có sự khác biệt trong mối quan hệ giữa gắn kết khách hàng và kết quả phát triển sản phẩm mới theo cơ chế tích hợp tri thức) và giả thuyết H6 (Có sự khác biệt trong mối quan hệ giữa gắn kết nội bộ và kết quả phát triển sản phẩm mới theo cơ chế tích hợp tri thức) được ủng hội bởi dữ liệu nghiên cứu. Trong khi đó, giả thuyết H2 (Thực hiện gắn kết nhà cung cấp ảnh hưởng tích cực đến kết quả phát triển sản phẩm mới) không được ủng hộ bởi dữ liệu nghiên cứu (p > 0.05). Giả thuyết H5 kiểm định về sự khác biệt trong mối quan hệ giữa SI và NPDP không được kiểm định do giả thuyết về quan hệ giữa SI và NPDP trước đó kiểm định không có ý nghĩa thống kê. Kết quả kiểm định Bootstrap cho thấy mẫu nghiên cứu (N=210) có thể suy rộng cho tổng thể, từ đó ta có thể kết luận ước lượng mối quan hệ giữa các thành phần trong mô hình nghiên cứu từ kết quả phân tích SEM là đáng tin cậy. Thực hiện thảo luận các kết quả nghiên cứu nhằm làm rõ thêm các giả thuyết, từ đó liên hệ với những nghiên cứu trước cũng như liên hệ đến bối cảnh kinh doanh tại Việt Nam.