2.3. Tổng kết các nghiên cứu trước có liên quan
2.3.2. Tổng kết nghiên cứu ảnh hưởng của thành phần gắn kết chuỗi cung ứng lên kết quả NPD
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng gắn kết các đối tác trong chuỗi cung ứng sẽ mang lại cho doanh nghiệp lợi thế cạnh tranh (Ye & ctg, 2018 ; Najafi Tavani & ctg, 2013).
Doanh nghiệp thực hiện SI và CI sẽ mang lại cho doanh nghiệp nguồn lực và tri thức bên ngoài doanh nghiệp. Điều đó giúp cho doanh nghiệp hiệu quả hơn trong vận hành, hiệu quả trong thu thập thông tin và năng lực đổi mới (Lau, 2011). Bên cạnh nguồn lực từ tri thức bên ngoài thì để khai thác hiệu quả nguồn lực của doanh nghiệp thì tích hợp nội bộ đóng vai trò quan trọng trong NPD cụ thể ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả NPD, thúc đẩy cho quá trình SI và CI hiệu quả hơn (Lau, 2011). Như vậy, để có cái nhìn toàn diện về gắn chuỗi cung ứng với ba thành phần gồm SI, II và CI. Một số
tác giả tập trung nghiên cứu vào thực hiện gắn kết bên ngoài gồm SI và CI đối với quá trình NPD (Moon & ctg, 2018), (Muhammad & ctg, 2016), (Lau, 2011)…Tuy nhiên, thành công của một dự án NPD không chỉ đến từ nguồn lực bên ngoài mà cả bên trong tổ chức cần có một cái nhìn rộng hơn về vai trò của gắn kết chuỗi cung ứng tạo ra lợi thế cạnh tranh trong việc nâng cao được hiệu quả của NPD (Mishra & Shah, 2009 ; Feng & Wang, 2013).
Nghiên cứu Mishra & Shah (2009) chỉ ra mối quan hệ của CI, SI và II ảnh hưởng đến hiệu quả của NPD. Tác giả kết luận các yếu tố SI, CI và II tác động trực tiếp đến hiệu quả dự án, nhưng tác động gián tiếp đến hiệu quả về mặt thị trường thông qua trung gian hiệu quả dự án. Tác giả đã mô hình hóa 3 kiểu gắn kết SI, CI và II thành yếu tố năng lực hợp tác (collaborative competence) để nói đến sự phụ thuộc lẫn nhau trong NPD. Giải thích quan hệ năng lực hợp tác tác động không đáng kể để hiệu quả tài chính và được giản thích rằng năng lực hợp tác tạo ra giá trị cạnh tranh là chính, thứ hai do thang đo hướng đến sự hiệu quả hoạt động hơn là hướng đến hiệu quả tài chính. Mishra & Shah (2009) cũng đã đánh giá mô hình ảnh hưởng trực tiếp của các yếu tố đến hiệu quả mặt dự án và hiệu quả thị trường như Hình 2.3. bên dưới.
Hình 2.3. Mô hình trong nghiên cứu Mishra & Shah (2009).
Nghiên cứu Feng & Wang (2013) đưa ra mô hình nghiên cứu gắn kết chuỗi cung ứng ảnh hưởng đến hiệu quả NPD (Hình 2.4). Để có cái nhìn sâu sắc hơn về hiệu quả của NPD, tác giả đã tách khái niệm hiệu quả NPD thành 3 khái niệm con gồm: Hiệu quả về mặt chi phí, hiệu quả về mặt thị trường, và hiệu quả về mặt đáp ứng thời gian đến thị trường.CI và II tác động đến hiệu quả thị trường gián tiếp thông
qua hiệu quả về mặt chị phí và hiệu quả về mặt thời gian. Trong khi đó SI tác động cả trực tiếp lẫn gián tiếp đến hiệu quả thị trường của NPD.
Hình 2.4. Mô hình nghiên cứu Feng & Wang (2013)
Nghiên cứu Lau (2011) kết hợp khái niệm gắn kết khách hàng và gắn kết nhà cung ứng thành một khái niệm chung để đánh giá tác độ đến hiệu quả của NPD. Trong đó đề cập đến gắn kết bên trong tổ chức sẽ tác động thúc đẩy cho việc gắn kết bên ngoài.
Mô hình trong nghiên cứu Sun & ctg (2010) đã đánh giá đồng thời tác động của SI và CI lên kết quả sản phẩm mới (hình 2.5). Trong đó đo lường kết quả sản phẩm mới với ba chiều kích gồm: 1) Chất lượng và độ tin cậy của sản phẩm; 2) thời gian đến thị trường; 3) Mức độ đổi mới của sản phẩm . Nghiên cứu đã chỉ ra SI tác động lên cả 3 chiều kích trong khi đó CI chỉ tác động lên chiều kích về chất lượng và độ tin cậy của sản phẩm.
Hình 2.5. Mô hình nghiên cứu Sun và ctg (2010)
Nghiên cứu việc thực hiện gắn kết các đối tác trong chuỗi cung ứng tác động đến hiệu quả thực hiện NPD đã thực hiện nghiên cứu riêng lẻ trên từng đối tác như nghiên cứu tác động của gắn kết nhà cung ứng (Handfield & ctg, 1999; Vayvay &
Cruz-Cunha, 2016), nghiên cứu tác động của gắn kết khách hàng (Feng & ctg, 2016), nghiên cứu tác động của gắn kết nội bộ (Hilletofth & Eriksson, 2011). Trong những năm gần đây thì xu hương nghiên cứu tác động tổng hợp của cả hai yếu tố gắn kết bên trong lẫn bên ngoài chuỗi cung ứng đến hiệu quả NPD (Feng & Wang, 2013 ; Chien & Chen, 2010 ; Mishra & Shah, 2009)…Bảng 2.7 bên dưới tổng hợp một số nghiên cứu tác động của gắn kết các đối tác trong chuỗi cung ứng đến hiệu quả NPD.
Chi tiết tổng kết tóm tắt nội dung một số nghiên cứu trược có liên quan theo Phụ lục 15.
Bảng 2.7. Tổng hợp một số nghiên cứu về tác động gắn kết chuỗi cung ứng đến kết quả NPD
Năm Nghiên cứu Kết quả
SI CI II
2018 Moon & ctg (2018) O/ɸ O/ ɸ(1)
2016 Zhang & Yang (2016) O O
2016 Feng & ctg (2016) O
2016 Abdolmaleki & Ahmadian (2016) O O
2016 Vayvay & Cruz-Cunha (2016) O
2014 Carbonell & ctg (2014) ɸ
2013 Feng & Wang (2013) O O/ ɸ(2) O/ ɸ (3)
2012 Feng & ctg (2012) O
2012 Lai & ctg (2012) O O
2012 Carbonell & ctg (2012) ɸ/O
2011 Lau (2011) O O
2011 Hilletofth & Eriksson (2011) O
2010 Sun & ctg (2010) O O/ɸ(4)
2010 Chien & Chen (2010) O O O
2009 Mishra & Shah (2009) O O O
2008 Fang (2008) ɸ/O
1999 Handfield & ctg (1999) O/ ɸ
Nguồn: Tổng hợp bởi tác giả, 2019
Ghi chú:
O: Ủng hộ rằng SIC tác động tích cực đến NPD
ɸ: Không ủng hộ/tác động tiêu cực của SCI đến kết quả NPD
(1): O đối với giai đoạn đầu (concept của dự án NPD), ɸ đối với giai đoạn phát triển sản phẩm (2) O: Tốc độ, chi phí NPD, ɸ: Hiệu quả thị trường
(3): O với tốc độ của NPD, ɸ không tác động đến hiệu quả thị trường, hiệu quả chi phí
(4): O đối với hiệu quả về độ tin cậy và chất lượng sản phẩm, ɸ đối với hiệu quả về thời gian, mức độ đổi mới sản phẩm
Để đo lường khái niệm SI, CI hay II thì có nhiều thang đo đã được các tác giả xây dựng với các biến quan sát khác nhau. Bảng 2.8 bên dưới đưa ra tổng hợp một số nghiên cứu sử dụng các biến quan sát của ba khái niệm SI, CI và II.
Bảng 2.8. Tổng hợp các nghiên cứu trước đã sử dụng thang đo về tác động của gắn kết chuỗi cung ứng đến kết quả NPD.
Các biến quan sát của SCI tác động đến kết quả NDP
Nghiên cứu Hilletofth & Eriksson (2011) Johnsen (2011) Ragatz (1997) Moon & ctg (2018) Yang & Zhang (2018) Zhang & Yang (2016) Abdolmaleki & Ahmadian, 2016) Feng & Wang (2013) Lai & ctg (2012) Svendsen & cgt (2011) Lau (2011) Chien & Chen (2010) Mishra & Shah (2009)
Năm 2011 2011 1997 2018 2018 2016 2016 2013 2012 2011 2011 2010 2009
Định tính1 Nghiên cứu định lượng2 Gắn kết khách hàng (involvement)
Chúng tôi tham khảo ý kiến khách hàng trọng yếu trong nỗ lực thiết kết sản phẩm mới
X ɸ
3 O O O O O O O O
Chúng tôi thiết lập đối tác với khách
hàng lớn để phát triển sản phẩm mới X O O O O O O Khách hàng lớn là một phần không
thể thiếu của nỗ lực thiết kế trong phát triển sản phẩm mới
X O O O O O O O O O
Khách hàng lớn thường được tư vấn
về thiết kế sản phẩm mới. O O
Chúng tôi có các chương trình cải tiến liên tục bao gồm cả khách hàng lớn.
O O O O O O Gắn kết nhà cung ứng
Chúng tôi tham khảo ý nhà cung cấp
lớn trong nỗ lực thiết kết sản phẩm mới X X ɸ O O O O O O O Chúng tôi thiết lập đối tác với nhà cung
cấp lớn để phát triển sản phẩm mới X X X ɸ O O
Nhà cung cấp lớn là một phần không thể thiếu của nỗ lực thiết kế trong phát triển sản phẩm mới
X X ɸ O O O O O O O
Nhà cung cấp lớn thường được tư vấn
về thiết kế sản phẩm mới. O O
1 X: Các biến được ủng hộ/tác động tích cực đến hiệu quả NPD trong nghiên cứu định tính
2 O: Các biến được ủng hộ/tác động tích cực đến hiệu quả NPD trong nghiên cứu định lượng
3 ɸ: Biến quan sát không được ủng hộ/tác động tiêu cực trong nghiên cứu
Chúng tôi có các chương trình cải tiến
liên tục bao gồm cả nhà cung cấp lớn. X X O O O Gắn kết nội bộ
Nhóm thiết kế phát triển sản phẩm mới thường tương tác với các bộ phận khác trong công ty (sản xuất, tiếp thị...)
X /ɸ O O
Nhiều bộ phận chức năng khác nhau thì gắn kết vào giai đoạn đầu của quá trình phát triển sản phẩm mới
X /ɸ O O
Nhiều bộ phận chức năng khác nhau thì gắn kết vào quá trình tạo ra ý tưởng sản phẩm mẫu.
X /ɸ O O
Ý tưởng về sản phẩm mẫu được phát triển như là kết quả của việc gắn kết cùng nhau giữa các bộ phận khác
X /ɸ O O
Nguồn: Tổng hợp bởi tác giả, 2019