Chương I: Khái quát chung về Luật Phá sản 2014
1.2 Khái quát về phá sản theo Luật Phá sản 2014
1.2.2. Đặc điểm của phá sản
Pháp luật về phá sản gồm những đặc điểm sau20:
Thứ nhất, đối tượng bị tuyên bố phá sản là doanh nghiệp, hợp tác xã trong Luật Phá sản 2014 chỉ áp dụng với doanh nghiệp, hợp tác xã mà không áp dung cho cá nhân hay chủ thể kinh doanh. Đây là điểm khác biệt của pháp luật phá sản Việt Nam so với pháp luật phá sản ở các nước trên Thế giới, một số nước áp dụng cho tất cả con nợ (cá nhân hay pháp nhân), các nước thừa nhận phá sản cá nhân như Úc, Anh, Mỹ thì việc giải quyết phá sản cá nhân được áp dụng theo một thủ tục khác so với phá sản doanh nghiệp.
Thứ hai, phá sản là một thủ tục đòi nợ tập thể, sở dĩ nói phá sản là một thủ tục đòi nợ tập thể vì các chủ nợ của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán, trong quá trình giải quyết vụ việc phá sản, các chủ nợ không tự xé lẻ ra để đòi nợ riêng. Họ cùng tham gia vào một thiết chế chung để tiến hành thu hồi nợ hay đảm bảo quyền lợi của mình, gọi là Hội nghị chủ nợ. Ngoài ra, khi giải quyết vấn đề phá sản của doanh nghiệp, hợp tác xã thì toàn bộ tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã đó được thanh lý và đưa vào quỹ chung, sau đó thanh toán nợ cho các chủ nợ
20 Tại sao phá sản là một thủ tục tư pháp đặc biêt, http://phasan.com.vn/san-pham/tai-sao-pha-san-la-mot-thu- tuc-tu-phap-dac-biet-280.html.
theo thứ tự ưu tiên nhất được quy định tại Luật Phá sản 2014. Do vậy, trong bất cứ trường hợp nào, phá sản cũng là một thủ tục mang tính tập thể cao.
Thứ ba, đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản là cơ sở pháp lý duy nhất làm phát sinh việc giải quyết phá sản tại Tòa án. Nếu không có đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản thì Tòa án sẽ không giải quyết. Và không phải chủ thể nào cũng có thể nộp đơn yêu cầu Tòa án mở thủ tục phá sản mà chỉ có những chủ thể được pháp luật phá sản quy định mới có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Riêng doanh nghệp, hợp tác xã có nghĩa vụ phải nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi nhận thấy bản thân lâm vào tình trạng phá sản, không còn khả năng chi trả.
Thứ tư, Tòa án nhân dân là chủ thể duy nhất có thẩm quyền giải quyết vụ việc phá sản và ra quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiêp, hợp tác xã. Điều này đươc thể hiện tại Luật Phá sản 2014 ghi nhận thẩm quyền của Tòa án21 giải quyết phá sản. Khi những chủ thể có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản thấy quyền lợi của mình bị xâm phạm không được “con nợ” thanh toán đúng hạn thì họ sẽ nhờ đến Tòa án bằng con đường nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản lúc này Toà án chính là đại diện trung gian giữa con nợ và chủ nợ, chủ nợ không trực tiếp đòi con nợ và con nợ cũng không trực tiếp thanh toán các khoản nợ cho các chủ nợ.
Thứ năm, thủ tục phá sản ngoài mục đích thu hồi nợ cho chủ nợ mà còn chú trọng đến việc giúp đỡ con nợ có thể phục hồi hoạt động kinh doanh. Xu hướng chung của pháp luật phá sản trên thế giới là chú trọng giải quyết hai vấn đề cơ bản: Phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản để bù đắp các khoản nợ.
Phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán là thủ tục rất quan trọng, nhằm tạo điều kiện thuận lợi để giúp doanh nghiệp, hợp tác xã đang trong tình trạng mất khả năng thanh toán thoát khỏi khó khăn, cải thiện được tình trạng nợ nần và trở lại hoạt động kinh doanh bình thường.
Thực tế thì bất kỳ Nhà nước nào cũng quan tâm đến việc phục hồi hoạt động doanh
21 Điều 8 Luật Phá sản 2014.
nghiệp, hợp tác xã bởi vì doanh nghiệp, hợp tác xã thoát khỏi tình trạng phá sản thì quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ nợ mới được đảm bảo; môi trường đầu tư, kinh doanh của Nhà nước vì thế mà cũng được cải thiện.
Thứ sáu, trong quá trình giải quyết phá sản, con nợ không có quyền tự do kinh doanh một cách hoàn toàn mà phải chịu sự giám sát, kiểm tra của Cơ quan có thẩm quyền đó là sự giám sát của Thẩm phán, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.
Thứ bảy, kết thúc thủ tục phá sản thường là sự chấm dứt tồn tại của một chủ thể kinh doanh. Phá sản là một thủ tục đòi nợ đặc biệt, theo đó các chủ nợ và người có quyền, nghĩa vụ liên quan tiến hành thủ tục tố tụng tư pháp để yêu cầu Tòa án can thiệp nhằm thu hồi các khoản nợ của mình. Có những trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã phục hồi các hoạt động kinh doanh một cách thành công nhưng nhìn chung hậu quả pháp lý của phá sản là các doanh nghiệp, hợp tác xã bị chấm dứt tồn tại, toàn bộ tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã đó bị thanh lý để trả cho các chủ nợ. Trong trường hợp này, phá sản có ý nghĩa khá tiêu cực.
Thứ tám, thủ tục phá sản là một thủ tục pháp lý có tính chất tổng hợp và khá phức tạp. Điều này thể hiện ở việc Tòa án phải tham gia vào hầu hết các thủ tục giải quyết phá sản, từ ra quyết định mở thủ tục phá sản đến giám sát hoạt động của các doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán, rà soát, xem xét phương án phục hồi hoạt động kinh doanh, xử lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã có tranh chấp hay không. Do tính chất đặc biệt phức tạp, thủ tục phá sản đòi hỏi phải có luật riêng và luôn là một thủ tục tố tụng tư pháp đặc biệt.
Thứ chín, phá sản theo Luật Phá sản 2014 là một thủ tục tố tụng, vì nó được tiến hành theo một trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.