Chương I: Khái quát chung về Luật Phá sản 2014
1.2 Khái quát về phá sản theo Luật Phá sản 2014
1.2.3. Phân loại phá sản
Tùy theo góc độ xem xét và mục đích của việc xem xét người ta chia phá sản thành22: Phá sản pháp nhân và phá sản cá nhân; Phá sản trung thực và phá sản gian trá; Phá sản tự nguyện và phá sản bắt buộc.
Một là, dựa vào đối tượng bị giải quyết phá sản
Gồm phá sản cá nhân và phá sản pháp nhân. Tuỳ theo pháp luật ở mỗi nước mà đối tượng bị giải quyết phá sản có quy định khác nhau. Ở nước ta áp dụng cho doanh nghiệp và hợp tác xã. Trung Quốc: áp dụng với thành phần kinh tế quốc doanh. Úc, Anh, Mỹ: áp dụng với cả cá nhân.
Phá sản cá nhân: theo quy định này cá nhân bị phá sản phải chịu trách nhiệm vô hạn đối với các khoản nợ.
Phá sản pháp nhân: đó là phá sản một tổ chức, tổ chức này phải gánh chịu hậu quả của việc phá sản. việc trả nợ cho chủ nợ của pháp nhân dựa trên tài sản của pháp nhân.
Hai là, căn cứ vào nguyên nhân gây ra phá sản:
Phá sản trung thực là việc doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị tuyên bố phá sản là hệ quả những hành động không gian trá, không trái pháp luật của con nợ. Do những nguyên nhân khách quan hoặc bất khả kháng như sự yếu kém trong quản lý kinh doanh, do sự kiện bất khả kháng, do sự biến động giá cả của thị trường.
Phán sản gian trá là thủ đoạn của người quản lý, điều hành doanh nghiệp, hợp tác xã với các ý đồ, âm mu được sắp đặt nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác hoặc cố ý tiêu dùng cá nhân quá mức cần thiết. Làm cho doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản một cách giả tạo rồi sau đó xin Tòa án mở thủ tục phá sản để được phá sản. Ví dụ: có hành vi gian lận trong khi ký hợp đồng, tẩu tán tài sản, cố tình báo cáo sai... để qua đó tạo ra lý do phá sản không đúng sự thật. Ví
22 Trình bày phân loại về phá sản, https://hocluat.vn/trinh-bay-phan-loai-ve-pha-san.
dụ: Một cá nhân thành lập một doanh nghiệp tư nhân sau đó sử dụng tài sản của doanh nghiệp (do đi vay mà có) cho các mục đích cá nhân của mình rồi nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản cho Tòa án để trốn việc trả nợ. Ở nhiều quốc gia, người thực hiện việc phá sản gian trá có thể bị tuy cứu trách nhiệm hình sự.
Ba là, căn cứ vào cơ sở phát sinh quan hệ pháp lý về phá sản:
Phá sản tự nguyện là trường hợp do phía doanh nghiệp, hợp tác xã tự nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi thấy doanh nghiệp mất khả năng thanh toán và không có điều kiện thực hiện nghĩa vụ trả nợ đối với chủ nợ.
Phá sản bắt buộc là trường hợp phá sản mà do chủ nợ, người lao động nộp đơn yêu cầu tòa án mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã mắc nợ nhằm thu hồi các khoản nợ từ doanh nghiệp mắc nợ, bản thân doanh nghiệp, hợp tác xã không muốn bị tuyên bố phá sản.
Ở một số quốc gia, phá sản tự nguyện và phá sản bắt buộc được quy định theo các thủ tục khác nhau và thông thường phá sản tự nguyện được tiến hành theo thủ tục nhanh, gọn hơn và ít tốn kém hơn so với phá sản bắt buộc.
Phân biệt phá sản với giải thể23:
Xét về mặt hiện tượng, thì phá sản và giải thể doanh nghiệp, hợp tác xã có thể đều đưa đến một hậu quả pháp lý là chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp, hợp tác xã và phân chia tài sản còn lại cho các chủ nợ, giải quyết các nghĩa vụ tài chính với của doanh nghiệp, hợp tác xã với Nhà nước và những người có liên quan. Tuy nhiên, xét về mặt bản chất, phá sản và giải thể có sự khác biệt rất rõ rệt.
Bảng so sánh sự khác biệt giữa phá sản và giải thể
Tiêu chí Phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã
Giải thể doanh nghiệp, hợp tác xã
23 So sánh giữa phá sản và giải thể doanh nghiệp, https://luatduonggia.vn/so-sanh-giua-pha-san-va-giai-the- doanh-nghiep.
Lý do Chỉ do mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn.
Nhiều nguyên nhân dẫn đến giải thể:
- Mục tiêu kinh doanh đã đạt được hoặc không muốn kéo dài hay không muốn tiếp tục hoạt động kinh doanh; hết thời hạn hoạt động đầu tư, kinh doanh theo giấy phép;
- Bị thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động do vi phạm pháp luật.
Cơ quan ra quyết
định
Tòa án ra quyết định
Quyết định có thể được đưa ra bởi:
- Chủ doanh nghiệp, hợp tác xã;
- Cơ quan nhà nước có thẩm quyền (chẳng hạn: cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập).
Thủ tục tiến hành
Thủ tục tư pháp có tính tố tụng cao: chủ nợ đệ đơn lên tòa án
xin giải quyết phá sản doanh nghiệp và tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản
Thủ tục hành chính: chủ doanh nghiệp tự quyết định việc giải thể hoặc theo quyết định, phê duyệt của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Hậu quả pháp lý
Có nhiều khả năng xảy ra:
- Doanh nghiệp, hợp tác xã có thể bị tuyên bố phá sản,
Doanh nghiệp, hợp tác xã chấm dứt hoạt động và bị xóa tên khỏi
sổ đăng ký kinh doanh.
chấm dứt hoạt động, xóa tên khỏi sổ đăng ký kinh doanh;
hoặc
- Doanh nghiệp, hợp tác xã có thể tái cơ cấu, thay đổi chủ sở hữu và vẫn tiếp tục hoạt động.
Thanh lý tài sản
Việc thanh toán tài sản, phân chia giá trị tài sản còn lại của doanh nghiệp, hợp tác xã được
thực hiện thông qua một cơ quan trung gian sau khi có quyết định tuyên bố phá sản.
Khi giải thể chủ doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp, hợp tác xã trực tiếp thanh toán tài sản, giải quyết nghĩa vụ tài chính với các
bên liên quan.
Thái độ của nhà nước đối với người
quản lý và chủ sở
hữu doanh nghiệp, hợp tác
xã
Những người giữ chức vụ lãnh đạo trong các doanh nghiệp,
hợp tác xã nhà nước không được đảm đương các chức vụ lãnh đạo tại các doanh nghiệp nhà nước nào kể từ ngày doanh nghiệp nhà nước mà họ quản lý
bị phá sản.
Người giữ chức vụ quản lý của doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản có thể bị cấm thành lập doanh nghiệp, hợp tác
xã trong thời hạn 03 năm kể từ
Chủ doanh nghiệp, hợp tác xã chấm dứt do giải thể được toàn
quyền thực hiện các hoạt động đầu tư, kinh doanh trở lại bằng việc thành lập các doanh nghệp hay các hợp tác xã mới mà không
bị hạn chế gì.
ngày doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản.
Nhìn chung phá sản và giải thể đều có những điểm tương đồng nhưng bên cạnh đó vẫn có những điểm khác biệt rõ rệt về bản chất. Việc phá sản sẽ hạn chế quyền của các chủ sở hữu hay người quản lý doanh nghiệp trong thời gian 3 năm24. Vì vậy các doanh nghiệp nên hiểu rõ về vấn đề này bởi nó còn có ảnh hưởng nhiều đến con đường kinh doanh tiếp theo. Khi kết thúc một con đường, việc chọn con đường khác là điều đương nhiên nhưng hãy kết thúc sao cho gọn nhẹ, hợp lý để nó không trở thành rào cản sau này. Vậy các nhà kinh doanh hãy chọn cho mình con đường tốt nhất, có tầm nhìn xa chứ không nên dừng lại ở lợi ích cá nhân, lợi ích trước mắt.