Chương II: Thực trạng pháp luật và áp dụng pháp luật về giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản
2.2. Thực trạng áp dụng pháp luật phá sản
2.2.1. Các vụ án tuyên bố phá sản
Vụ thứ nhất: Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Thủy hải sản Saigon – Mekong139: Quyết định số 01/2016/QĐ-PSST ngày 10/5/2016 của Tòa án nhân dân tỉnh Trà Vinh đã tuyên xử lý các tài sản còn lại của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thủy hải sản Saigon – Mekong (gọi tắt là SG-MK) có danh mục tài sản đính kèm.
Tài sản phải quản lý và thanh lý của Công ty bao gồm:
Công trình xây dựng (trụ sở Nhà máy) và máy móc, thiết bị, công cụ dụng cụ gắn liền với quyền sử dụng đất thuê của Ủy ban nhân dân tỉnh tọa lạc tại ấp Vĩnh Hội, xã Long Đức, thành phố Trà Vinh;
Tài sản đầu tư xây dựng, máy móc, thiết bị gắn liền với 19 quyền sử dụng đất đứng tên các cá nhân mà Công ty Saigon – Mekong đã mua tọa lạc tại ấp Cồn Cò, xã Hưng Mỹ, huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh;
Tài sản trên quyền sử dụng đất thuê tại kho Đức Mỹ, huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh;
Công trình xây dựng, máy móc, thiết bị và quyền sử dụng đất tại khu vực ao nuôi Càng Long.
Quá trình tổ chức thực hiện việc thanh lý tài sản, công tác phối hợp của Chấp hành viên được phân công tổ chức thi hành quyết định tuyên bố phá sản và các đơn vị hữu quan luôn phối hợp tốt, đúng luật định và các tài sản được đưa ra bán phát mại đúng trình tự, thủ tục.
Kết quả: Bốn loại tài sản đưa ra bán phát mại đã tổ chức bán kết thúc ba loại tài sản gồm: Cụm tài sản tại Trụ sở nhà máy (Công ty) tại ấp Vĩnh Hội; Cụm tài sản tại Kho Đức Mỹ; Cụm tài sản tại Khu vực ao nuôi Càng Long. Hiện nay đang tiếp tục bán đấu giá cụm tài sản tại ấp Cồn Cò, xã Hưng Mỹ, huyện Châu Thành.
139 Xem tại phụ lục 2.
Sau khi đã tổ chức bán phát mại các cụm tài sản nêu trên đã phát sinh vướng mắc, đó là: Tài sản là máy móc, thiết bị trên quyền sử dụng đất thuê của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh tại ấp Đại Đức, xã Đức Mỹ, huyện Càng Long;
Theo quy định Luật đất đai 2013 quy định: “Người mua trúng đấu giá tài sản trên quyền sử dụng đất thuê thì được Nhà nước tiếp tục cho thuê đất trong thời hạn sử dụng đất còn lại theo giá đất cụ thể, sử dụng đất đúng mục đích đã được xác định trong dự án”140. Điều này hoàn toàn phù hợp với Hợp đồng cho thuê đất số 31 do Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Trà Vinh ký kết với Công ty Saigon – Mekong. Thế nhưng sau khi người mua trúng đấu giá (ông Nguyễn Văn C) đã được Chấp hành Cục thi hành án dân sự tỉnh Trà Vinh và Quản tài viên tiến hành giao tài sản trên thực địa, ông C đã tiếp tục đầu tư trên quyền sử dụng đất và thực hiện các nghĩa vụ về Thuế. Đồng thời tiến hành lập dự án đầu tư để được tiếp tục thuê quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật và kế thừa quyền thuê đất theo hợp đồng số 31 trước đây. Thế nhưng, không biết vì lý do gì mà Sở Kế hoạch và Đầu tư và Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Trà Vinh lại làm tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh không chấp nhận cho ông C thuê, mà lại chấp nhận cho Doanh nghiệp khác thuê trái với quy định. Từ đó, ông C đã có nhiều đơn khiếu nại – Tố cáo gửi đến nhiều cấp, nhiều ngành. Sau đó, cũng chính Sở Kế hoạch và Đầu tư lại có Văn bản dừng việc xem xét dự án đầu tư tại thửa đất này để giải quyết tranh chấp tài sản trên đất. Việc Ủy ban nhân dân tỉnh họp chỉ đạo dừng để giải quyết tranh chấp tài sản là chưa có cơ sở, vì: Tài sản trên quyền sử dụng đất được tổ chức bán phát mại theo quyết định tuyên bố phá sản là tài sản của Công ty Saigon – Mekong, hoàn toàn không có tranh chấp. Ủy ban nhân dân tỉnh và các Sở, ngành chuyên môn dựa vào đâu để cho rằng có tranh chấp.
140 Khoản 3 Điều 189 Luật Đất đại 2013.
Vụ thứ hai: Quyết định số 915/2017/QĐ-TBPS ngày 20/7/2017 của Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, về việc tuyên bố Công ty Sản xuất Kinh doanh Xuất nhập khẩu và Đầu tư Cần Giờ bị phá sản141.
Vụ việc này, Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh thụ lý từ năm 1999 và được áp dụng theo Luật Phá sản doanh nghiệp 1993, nhưng vụ việc Tòa án thụ lý kéo dài, giải quyết theo Luật Phá sản 2004 vẫn chưa kết thúc, đến nay theo Luật Phá sản 2014 thì thay đổi về cơ chế Quản lý, thanh lý tài sản được chuyển giao từ Tổ quản lý, thanh lý tài sản sang giao nhiệm vụ cho Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản và Công ty Hoàn Cầu được chỉ định tham gia và Công ty Hoàn Cầu chấp thuận tham gia vụ án ngày 27/12/2016 – đến ngày 20/7/2017. Tòa án nhân dân TP.Hồ Chí Minh ban hành quyết định tuyên bố phá sản đối với Công ty Sản xuất Kinh doanh Xuất nhập khẩu và Đầu tư Cần Giờ. Như vậy, với cơ chế mới Quản tài viên sau 6 tháng tham gia giải quyết vụ án đã hoàn thành trình tự, thủ tục theo luật định và có đủ căn cứ để Tòa án ban hành quyết định tuyên bố phá sản đúng luật định.
Tuy nhiên, trong vụ án này về trình tự, thủ tục thi hành quyết định tuyên bố phá sản chưa thực hiện đúng quy định tại Chương XII Luật phá sản, do:
Tòa án nhân dân ban hành Quyết định phải kèm theo các tài liệu có liên quan như:
Danh mục tài sản; danh sách Chủ nợ; Danh sách người mắc nợ và các tài liệu kèm theo bản sao Quyết định theo quy định tại Điều 28 Luật Thi hành án dân sự 2008 và được sửa đổi bổ sung 2014.
Do Tòa án nhân dân không chuyển giao các tài liệu kèm theo là các căn cứ để ra Quyết định thi hành án, nên Cơ quan Thi hành án dân sự không thể ban hành Quyết định thi hành án theo đúng trình tự, thủ tục và thời gian quy định được và dẫn đến việc Quản tài viên chậm triển khai thanh lý tài sản và tài sản của Công ty Cần Giờ đã kéo dài trên 20 năm, tình trạng tài sản đã bị xuống cấp trầm trọng. Tòa án đã
141 Xem tại phụ lục 2.
ban hành Quyết định tuyên bố phá sản thì mọi hoạt động của Doanh nghiệp và người đại diện của Doanh nghiệp cũng chấm dứt hoạt động và việc chậm xử lý tài sản sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng đến quyền lợi của các bên có liên quan và sẽ phát sinh những vướng mắc, bất cập phát sinh, như: Khiếu nại, tố cáo.
Vụ thứ ba: Đơn yêu cầu của Công ty Ánh Bình yêu cầu Tòa án nhân dân huyện Đức Hòa, tỉnh Long An giải quyết phá sản đối với Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Xây dựng nhà thép An Cư – Long An (gọi tắt là Công ty An Cư). Ngày 09/01/2018, Tòa án nhân dân huyện Đức Hòa đã ra Quyết định số 01/2018/QĐ-MTTPS, về việc:
Mở thủ tục phá sản đối với Công ty An Cư142.
Sau khi được Tòa án nhân dân huyện Đức Hòa chỉ định tham gia vụ án, Công ty Hoàn Cầu đã có văn bản chấp nhận tham gia vụ án và tiến hành các trình tự, thủ tục theo luật định.
Quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình, ngày 12/4/2018 Quản tài viên đã có Văn bản số 35/BC-QTV, về việc báo cáo Thẩm phán phụ trách vụ án, với nội dung:
Công ty An Cư không còn hoạt động tại địa chỉ đăng ký kinh doanh: Ấp Nhơn Hòa 1, xã Đức Hòa Thượng, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An. Tài sản của Công ty An Cư đã bị Ngân hàng bán thu hồi nợ từ tháng 9/2016 (Trước khi Tòa án nhân dân xét xử việc tranh chấp giữa Công ty Ánh Bình với Công ty An Cư và Công ty Hoàng Lam với Công ty An Cư – Năm 2017). Người đại diện theo pháp luật của Công ty An Cư là bà Trần Thị Bình thì các cơ quan chức năng không liên hệ được và Cơ quan quản lý kinh doanh cũng không xác định được doanh nghiệp đang hoạt động ở đâu ngoài địa chỉ đăng ký. Chính quyền địa phương xác định Công ty An Cư không còn tài sản gì tại địa phương. Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 105 Luật phá sản năm 2014 quy định điều kiện để Tòa án tuyên bố phá sản theo thủ tục rút gọn: “Sau khi thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản mà doanh nghiệp, hợp tác xã không còn tiền, tài sản khác để nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi
142 Xem tại Phụ lục 2.
phí phá sản”. Đối chiếu với trường hợp Công ty An Cư, Quản tài viên đã đề xuất Thẩm phán tuyên bó phá sản đối với Công ty An Cư theo thủ tục rút gọn.
Vụ thứ tư: Công ty cho thuê tài chính II – Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (gọi tắt là ALCII)143.
Công ty cho thuê tài chính II – Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (gọi tắt là ALCII) được sự thống nhất của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam – ALCII đã nộp đơn yêu cầu phá sản và được Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh chấp nhận thụ lý và ban hành Quyết định số 1016/2016/QĐ-MTTPS ngày 15/12/2016, về việc: Mở thủ tục phá sản đối với Công ty cho thuê tài chính II– Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (gọi tắt là ALCII). Theo đó, Tòa án thành phố Hồ Chí Minh đã có Quyết định chỉ định Quản tài viên số 17/2016/QĐ-CĐ ngày 30/12/2016 của Tòa án thành phố Hồ Chí Minh, về việc chỉ định Công ty hợp danh quản lý và thanh lý tài sản Hoàn Cầu (gọi tắt là Công ty Hoàn Cầu) tham gia giải quyết vụ việc phá sản đối với Công ty ALCII. Với tính chất, quy mô hoạt động của ALCII là rất lớn, hoạt động kinh doanh cho thuê tài chính trên phạm vi cả nước và trên nhiều lĩnh vực hết sức phức tạp, với số nợ phải trả là trên 11.500 tỷ đồng, số nợ phải thu của nhiều con nợ (gần 1.000), nằm rải rác trên khắp các tỉnh, thành phố trên toàn quốc. Vì vậy cần phải tập trung những Quản tài viên có kinh nghiệm và tập trung công sức để đáp ứng yêu cầu công việc, nên Công ty Hoàn Cầu đã cử Tổ 03 (ba) Quản tài viên là các Quản tài viên - Luật sư có kinh nghiệm trực tiếp tham gia và bên cạnh đó luôn có sự chỉ đạo kịp thời của Quản tài viên – Giám đốc Công ty và các chuyên gia có kinh nghiệm trong giải quyết án phá sản đã từng là Chấp hành viên trung cấp giúp việc cho Tổ Quản tài viên, nên Tổ Quản tài viên tiến hành các trình tự, thủ tục đúng trình tự, thủ tục luật định. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của Quản tài viên theo Luật định lại luôn bị áp lực từ vị Thẩm phán thụ lý vụ án, như cách hiểu, áp dụng pháp luật về pháp luật phá sản không phù hợp, cụ thể như:
143 Xem tại phụ lục 2.
Vấn đề 1: Luật phá sản 2014 quy định: “Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định mở thủ tục phá sản, Thẩm phán có trách nhiệm chỉ định Quản tài viên hoặc doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản”144. Nhưng sau 15 ngày Thẩm phán mới ban hành Quyết định chỉ định (Quyết định mở thủ tục phá sản số 1016/2016/QĐ-MTTPS ngày 15/12/2016; Quyết định chỉ định số 17/2016/QĐ-CĐ ngày 30/12/2016) và ngày 04/01/2017, Thẩm phán lại có Công văn số 12/TATP- TKT ngày 04/01/2017, về việc chỉ định Quản tài viên.
Theo Luật quy định hoặc là chỉ định Quản tài viên hoặc là chỉ định Doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản. Nhưng Thẩm phán lại chỉ định từng Quản tài viên tham gia với tư cách cá nhân, là nhận thức chưa phù hợp với quy định của pháp luật và Thẩm phán cho rằng Công ty chúng tôi không có quyền giao nhiệm vụ Tổ trưởng Tổ Quản tài viên, là chưa phù hợp với Luật doanh nghiệp.
Việc Thẩm phán ra Quyết định chỉ định không đúng thời hạn luật định đã gây thiệt hại đến quyền nộp đơn đòi nợ của các chủ nợ và quyền nhận đơn đòi nợ của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản. Trong quá trình tiến hành các trình tự, thủ tục theo luật định gặp những vướng mắc, bất cập, Tổ Quản tài viên có văn bản báo cáo, xin ý kiến của Thẩm phán thụ lý vụ án, nhưng lại không nhận được thông tin phản hồi của Thẩm phán phụ trách vụ án, mà theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư số 01/2015/TT-CA ngày 08/10/2015 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quy định: “Thời hạn xem xét, quyết định trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề xuất, đề nghị, báo cáo”.
Vấn đề 2: Theo quy định tại Điều 38 Luật phá sản 2014 quy định: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, Tòa án nhân dân dự tính số tiền tạm ứng chi phí phá sản và thông báo cho người yêu cầu mở thủ tục để nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản. Nhưng Công ty ALCII nhiều lần đề nghị nộp tạm ứng chi phí phá sản để giải quyết tạm ứng, nhưng mãi sau hơn 04 tháng sau Thẩm phán mới có bút phê vào văn bản đề nghị của Công ty ALCII.
144 Khoản 1 Điều 45 Luật Phá sản 2014.
Vấn đề 3: Theo Luật phá sản 2014 quy định nhiệm vụ của Doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản phải nhận giấy đòi nợ, lập danh sách chủ nợ, thu thập các tài liệu liên quan đến khoản nợ và niêm yết công khai danh sách chủ nợ trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hết hạn gửi giấy đòi nợ145. Công ty Hoàn Cầu có văn bản gửi Thẩm phán nhưng không được phản hồi, khi liên hệ với Thẩm phán để thực hiện việc niêm yết và đăng lên Cổng thông tin điện tử nhưng Thẩm phán không hợp tác. Việc không hợp tác trong việc niêm yết tại Trụ sở Tòa án là vi phạm pháp luật về thời hạn niêm yết danh sách chủ nợ, người mắc nợ được quy định tại Điều 67; 68 Luật phá sản 2014. Tuy nhiên, Tòa án thành phố Hồ Chí Minh đã đăng tải Công văn đề nghị đăng thông tin danh sách chủ nợ ALCII trên Cổng thông tin điện tử Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật.
Vấn đề 4: Về thực hiện quyền giám sát hoạt động của Công ty ALCII theo quy định:
Quản tài viên đã thực hiện quyền giám sát146 của mình theo quy định Luật phá sản 2014, về việc cho ý kiến về các khoản chi của Công ty ALCII. Đồng thời đã gửi văn bản trả lời của mình cho Công ty ALCII và gửi ngay cho Thẩm phán thụ lý vụ án biết. Đây là hoạt động độc lập và phải tự chịu trách nhiệm về việc trả lời của mình, nhưng khi Thẩm phán nhận được văn bản của Quản tài viên về việc cho ý kiến đối với hoạt động của Công ty ALCII, thì Thẩm phán nghiêm cấm Quản tài viên không được giải quyết khi chưa có ý kiến của Thẩm phán, nếu cứ tiếp tục thì sẽ thay đổi Quản tài viên. Việc làm của Thẩm phán là cản trở hoạt động của Quản tài viên và trái với luật định.
Vấn đề 5: Việc xác minh, kiểm kê tài sản147 của Công ty ALCII là nghiệp vụ bình thường của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản được Luật phá sản 2014 quy định, các Quản tài viên phải chủ động phối hợp với doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ của mình trong việc xác minh, lập bảng kiểm kê tài sản của
145 Khoản 1 Điều 67 Luật Phá sản 2014.
146 Khoản 3 Điều 49 Luật Phá sản 2014.
147 Điều 16 Luật Phá sản 2014.
doanh nghiệp làm cơ sở báo cáo, đề xuất Thẩm phán theo quy định của pháp luật.
Việc Thẩm phán cho rằng “Quản tài viên tự lập kế hoạch cùng với Công ty ALCII kiểm kê tài sản của doanh nghiệp mà không xin báo cáo cho Tổ Thẩm phán biết để cùng phối hợp”. Và Thẩm phán ban hành Công văn số 604/TATP-TKT có tính chất cảm tính, áp đặt, trái với quy định kiểm kê tài sản148 của Công ty ALCII.
Vấn đề 6: Theo quy định tại khoản 3, 4 Điều 67; Điều 68 Luật phá sản 2014 quy “Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc thời hạn niêm yết, chủ nợ và doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán có quyền đề nghị Thẩm phán xem xét lại danh sách chủ nợ, danh sách người mắc nợ và trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị xem xét lại, Thẩm phán phải xem xét, giải quyết đề nghị, nếu thấy đề nghị có căn cứ thì sửa đổi, bổ sung vào danh sách chủ nợ, người mắc nợ”149
Pháp luật quy định cụ thể, rõ ràng như trên, thế nhưng Thẩm phán phụ trách vụ án vẫn nhiều lần yêu cầu Quản tài viên thực hiện lập, xem xét danh sách chủ nợ sau khi đã hết thời gian gửi giấy đòi nợ và trên thực tế các chủ nợ đã thực hiện đúng quy định của pháp luật là gửi giấy đòi nợ đến Thẩm phán và yêu cầu Thẩm phán xem xét lại danh sách chủ nợ. Mặc dù Quản tài viên đã nhiều lần báo cáo với Thẩm phán thụ lý vụ án biết là Quản tài viên không có nghĩa vụ và thẩm quyền xem xét, cập nhật danh sách chủ nợ, nhưng Thẩm phán vẫn không đồng ý và đã gửi văn bản với nội dung cho rằng: “Quản tài viên không thực hiện việc đối chiếu nợ và Tổ Thẩm phán đang làm thay nhiệm vụ của Quản tài viên”. Việc Thẩm phán yêu cầu Quản tài viên thực hiện việc đối chiếu nợ và lập danh sách chủ nợ sau khi đã hết thời hạn quy định là việc làm trái pháp luật.
Với những yêu cầu trái pháp luật, vi phạm trình tự, thủ tục vụ án như đã nêu trên cho thấy: Thẩm phán thụ lý vụ án có những yêu cầu trái pháp luật là có hệ thống, mà xuất phát điểm ngay từ khi ra Quyết định chỉ định kèm theo Văn bản chỉ định trái với nội dung Quyết định mở thủ tục phá sản 1016 do chính Thẩm phán ban
148 Điều 65 Luật Phá sản 2014.
149 Khoản 3, 4 Điều 67 và Điều 68 Luật Phá sản 2014.