Chương II: Thực trạng pháp luật và áp dụng pháp luật về giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản
2.1 Thực trạng pháp luật về giải quyết phá sản của Luật Phá sản 2014
2.1.2. Thủ tục giải quyết phá sản của Luật Phá sản 2014
Do Luật Phá sản 2004 đi vào thực tiễn áp dụng đã bộc lộ những khuyết điểm, đặc biệt trong thủ tục phá sản của Luật Phá sản 2004 lại thừa nhận thủ tục thanh lý tài sản là một thủ tục độc lập với thủ tục tuyên bố phá sản, người ta tiến hành thủ tục thanh lý tài sản của con nợ trước rồi sau đó mới tuyên bố phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã, vậy vấn đề đặt ra là không thanh lý được tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã thì doanh nghiệp, hợp tác xã không thể phá sản, điều này dẫn đến tiến độ giải quyết phá sản sẽ bị kéo dài, mất thời gian. Để giải quyết tình trạng này Luật Phá sản 2014 đã thay đôi lại thứ tự các bước trong thủ tục phá sản đó là tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản là cơ sở pháp lý cho việc thanh lý tài sản của “con nợ”, có nghĩa là phải tuyên bố phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã rồi sau đó mới có lý do để thanh lý tài sản56. Ngoài ra Luật Phá sản 2014 còn có một số quy định riêng về thủ tục giải quyết phá sản đối với các tổ chức tín dụng, phá sản có yếu tố nước ngoài. Luật Phá sản 2014 quy định thủ tục giải quyết phá sản thông thường trải qua 4 bước bao gồm:
54 Điều 65 Luật Phá sản 2014.
55 Điều 49 Luật Phá sản 2014.
56 Giáo trình môn pháp luật về phá sản, giải thể và giải quyết tranh chấp trong kinh doanh của Trường Đại học Hutech tr43.
Bước 1: Nộp đơn, thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản và mở thủ tục phá sản;
Bước 2: Hội nghị chủ nợ và thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh;
Bước 3: Tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản;
Bước 4: Thi hành quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản.
Sau đây là những nội dung chi tiết trong từng bước của thủ tục giải quyết phá sản:
Bước 1: Nộp đơn, thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản và mở thủ tục phá sản
So với luật cũ, Luật Phá sản 2014 quy định theo hướng mở rộng phạm vi và xác định rõ người có quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản để đảm bảo quyền lợi của mình57:
Về những người có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản:
Chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày khoản nợ đến hạn mà doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán. Như vậy chủ nợ có bảo đảm không được quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, nếu có tranh chấp thì các bên có quyền tự thỏa thuận phương án giải quyết hoặc yêu cầu Tòa án, trọng tài giải quyết theo quy định pháp luật.
Người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở những nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày phải thực hiện nghĩa vụ trả lương, các khoản nợ khác đến hạn đối với người lao động mà doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán. Trước đây trong Luật Phá sản 2004, người lao động phải nộp đơn thông qua đại diện, thì trong luật mới, người lao động có quyền tự mình nộp đơn mà không cần phải thông qua đại diện. Pháp luật về phá sản quy định riêng
57 Điều 5 Luật Phá sản 2014.
về đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của nguời lao động, đại diện công đoàn để bảo vệ tối đa quyền lợi cho nguời lao động, đây thể hiện tính tối ưu của Nhà nước ta.
Tuy nhiên lý do dẫn đến pháp luật phá sản không phản ảnh đúng thực tế là58: Ở thực tế những đối tượng nêu trên có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản nhưng đa phần họ không sử dùng quyền nộp đơn này, mà chọn con đường thu hồi nợ bằng cách khác. Vì khi doanh nghiệp, hợp tác xã đã bị Tòa án tuyên bố phá sản sẽ đến bước thi hành quyết định tuyên bố phá sản, phần tài sản không dùng để bảo đảm sẽ được thanh lý và phân chia theo thứ tự59 quy định trong luật. Cho đến khi phân chia thì nhóm chủ nợ không có bảo đảm, người lao động nhận được số tiền không đáng kể so với khoản nợ hoặc có trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã không còn tài sản sau khi thanh toán hết cho chủ nợ có bảo đảm, chi phí phá sản thì lúc này họ sẽ không nhận được gì.
Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán.
Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 20% số cổ phần phổ thông trở lên trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi Công ty cổ phần mất khả năng thanh toán, trong Luật Phá sản 2014 vẫn giữ nguyên quy định này. Đồng thời cũng cho phép Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu dưới 20% số cổ phần phổ thông trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi Công ty cổ phần mất khả năng thanh toán trong trường hợp Điều lệ Công ty quy định.
Thành viên hợp tác xã hoặc người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã thành viên của liên hiệp hợp tác xã có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã mất khả năng thanh toán.
58 Các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật phá sản-Một số bất cập và kiến nghị hoàn thiện, http://tcdcpl.moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/phap-luat-kinh-te.aspx?ItemID=224.
59 Điều 54 Luật Phá sản 2014.
Về những người có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản60:
Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán. Chủ Doanh nghiệp tư nhân, Chủ tịch Hội đồng quản trị của Công ty cổ phần, Chủ tịch Hội đồng thành viên của Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, Chủ sở hữu Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, thành viên hợp danh của Công ty hợp danh có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán. Nếu những người nêu trên không nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Trường hợp có thiệt hại phát sinh sau thời điểm doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán do việc không nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản gây ra thì phải bồi thường theo quy định Bộ Luật dân sự61, đây là một chế tài nghiêm khắc đối với doanh nghiệp, hợp tác xã đang mang mất khả năng thanh toán nếu không có tính tự giác.
Trong khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, nếu nhận thấy doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản thì Tòa án, Viện kiểm sát, Cơ quan thanh tra, Cơ quan quản lý vốn, tổ chức kiểm toán hoặc cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp mà không phải là Chủ sở hữu Nhà nước của doanh nghiệp có nhiệm vụ thông báo bằng văn bản cho những người có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản biết để họ xem xét việc nộp đơn62.
Lý do dẫn đến pháp luật phá sản không phản ảnh đúng thực tế là, trên thực tế các doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán không muốn nộp đơn yêu cầu Tòa án mở thủ tục phá sản63 bởi vì nhiều doanh nghiệp khi thành lập kê khai vốn điều lệ lớn với Cơ quan Nhà nước nhưng chủ yếu là vốn ảo hoặc đa số các giao dịch chuyển tài sản không rõ ràng, minh bạch64. Nếu doanh nghiệp nộp đơn yêu cầu
60 Điều 3, 4 Điều 5 Luật Phá sản 2014.
61 Khoản 5 Điều 28 Luật Phá sản 2014.
62 Điều 6 Luật Phá sản 2014.
63 Các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật phá sản-Một số bất cập và kiến nghị hoàn thiện, http://tcdcpl.moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/phap-luat-kinh-te.aspx?ItemID=224.
64 Luật sư Trần Đức Phượng, Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh, “Nghịch lý chủ nợ sợ con nợ” http://tinnhanhchungkhoan.vn/phap-luat/nghich-ly-chu-no-so-con-no-171570.html.
mở thủ tục phá sản, Cơ quan Nhà nước có Thẩm quyền tiến hành kiểm tra lại quá trình hoạt động và phát hiện ra sai phạm, thì người góp vốn hay người điều hành đều phải chịu trách nhiệm pháp lý. Điều này gây ra tâm lý e ngại cho phía doanh nghiệp hay đúng hơn là những người đứng đầu doanh nghiệp trong việc thực thi quyền nộp đơn của mình.
Lưu ý: Trường hợp có đề xuất chỉ định Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản thì đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản ghi rõ tên, địa chỉ của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.
Trong 3 ngày làm viêc kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, Chánh án Tòa án nhân dân phân công một Thẩm phán hoặc Tổ Thẩm phá gồm 3 thẩm phán giải quyết đơn65.
Xử lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản:
Vướng mắc trong thực tiễn66: Thực tế hiện nay, thời gian giải quyết các vụ việc phá sản tại Tòa án nhân dân là chậm trễ67. Một số nguyên nhân xuất phát từ thực tiễn hoạt động tại Tòa án và Thẩm phán: Số lượng các vụ việc cần được Thẩm phán giải quyết vô cùng khó khăn, áp lực; năng lực của Thẩm phán còn chưa cao và chuyên sâu. Nếu cùng một lúc tiến hành nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản thì Tòa án sẽ quá tải, không đủ năng lực để giải quyết tất cả các vụ việc68. Ngoài ra, thực tế cũng ghi nhận nhiều doanh nghiệp lợi dụng thủ tục phá sản để né tránh trách nhiệm hình sự. Trong khi đó thẩm phán rất khó có đủ điều kiện (bao gồm điều kiện khách quan và điều kiện chủ quan) để đánh giá báo cáo tài chính của doanh nghiệp một cách chính xác.
65 Điều 31 Luật Phá sản 2014.
66 Các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật phá sản-Một số bất cập và kiến nghị hoàn thiện, http://tcdcpl.moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/phap-luat-kinh-te.aspx?ItemID=224.
67 Đại học Luật Hà Nội, Bộ môn Luật Thương mại, Tọa đàm Luật Phá sản năm 2014 - Nhìn từ góc độ thực tiễn thi hành, Hà Nội, 16/8/2017, http://yte.hlu.edu.vn/SubNews/Details/16237.
68 Đại học Luật Hà Nội, Bộ môn Luật Thương mại, Tọa đàm Luật Phá sản năm 2014 - Nhìn từ góc độ thực tiễn thi hành, Hà Nội, 16/8/2017, http://yte.hlu.edu.vn/SubNews/Details/16237.
Trong 03 ngày làm việc kể từ ngày Thẩm phán được Chánh án Tòa án nhân dân phân công sẽ xem xét đơn và xử lý69 như sau:
Một là: Nếu đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản hợp lệ, Thẩm phán sẽ thông báo cho người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản về việc nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản;
Hai là: Trường hợp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản chưa đầy đủ, Thẩm phán sẽ thông báo cho người nộp đơn sửa đổi, bổ sung đơn;
Ba là: Nếu thấy thẩm quyền giải quyết vụ việc thuộc Tòa án khác, Thẩm phán sẽ làm thủ tục chuyển đơn lên Tòa án đó;
Bốn là: Trong một số trường hợp nhất định, Thẩm phán phải trả lại đơn xin yêu cầu mở thủ tục phá sản70.
Thông báo việc xử lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải bằng văn bản và gửi cho người nộp đơn và doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán biết.
Trong thời gian 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của Tòa án, người yêu cầu mở thủ tục phá sản có quyền đề nghị xem xét lại, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp có quyền kiến nghị với Chánh án Tòa án nhân dân đã ra quyết định trả lại đơn yêu cầu71.
Một điểm mới nữa của Luật Phá sản 2014 là thủ tục thương lượng72 trước khi Tòa án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản trong trường hợp người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản là chủ nợ. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày Tòa án nhận đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản hợp lệ, doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và chủ nợ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản có quyền đề nghị bằng văn bản gửi Tòa án để các bên thương lượng việc rút đơn, thời gian thương lượng không quá 20 ngày kể từ ngày nhận đơn hợp lệ. Nếu thỏa thuận được thì Tòa án trả lại đơn, ngược lại không thỏa thuận được hoặc quá thời gian thương lượng thì
69 Điều 32 Luật Phá sản 2014.
70 Điều 35 Luật Phá sản 2014.
71 Điều 36 Luật Phá sản 2014.
72 Điều 37 Luật Phá sản 2014.
Tòa án thông báo cho người nộp đơn nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản và thụ lý đơn theo quy định của Luật Phá sản 2014. Việc thương lượng của các bên không được trái với quy định của pháp luật về phá sản. Trên thực tế, có nhiều trường hợp, các bên thương lượng được với nhau và người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đã rút đơn, giúp đôi bên đỡ mất thời gian, tiền bạc, đồng thờ giảm bớt gánh nặng cho Tòa án.
Nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản73:
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản hợp lệ, Tòa án nhân dân dự tính số tiền tạm ứng chi phí phá sản và thông báo cho người yêu cầu mở thủ tục phá sản để nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản.
Vướng mắc trong thực tiễn74: Trong giai đoạn mở thủ tục phá sản tại Tòa án, sau khi có quyết định chỉ định Quản tài viên của Thẩm phán có thẩm quyền thì Quản tài viên được chỉ định phải gửi các khoản tiền thu được trong quá trình thực hiện việc quản lý tài sản, giám sát hoạt động kinh doanh, thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán vào một tài khoản ngân hàng do Tòa án nhân dân có thẩm quyền mở. Với nội dung quy định này đã gây ra nhiều khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn thi hành ở các địa phương khác nhau. Cụ thể, có Tòa án tiến hành chỉ mở một tài khoản ngân hàng do Chánh án Tòa án nhân dân cấp đó làm chủ tài khoản và tất cả số tiền thu được từ các vụ phá sản khác nhau đều nộp chung vào đó. Cũng có Tòa án lại mở từng tài khoản ngân hàng riêng cho mỗi vụ phá sản và chủ tài khoản ngân hàng đó vẫn là Chánh án, hoặc có nơi thì mở từng tài khoản ngân hàng khác nhau cho mỗi vụ phá sản và chủ tài khoản đó chính là Thẩm phán được phân công giải quyết từng vụ phá sản cụ thể đó. Sở dĩ có sự khác nhau đó là do luật không có quy định cụ thể, rõ ràng và hiện nay cũng chưa có văn bản cụ thể nào của cơ quan có thẩm quyền hướng dẫn về vấn đề này.
73 Điều 38 Luật Phá sản 2014.
74 Một số vướng mắc khi áp dụng Luật Phá sản 2014 và đề xuất, kiến nghị, https://tapchitoaan.vn/bai- viet/phap-luat/mot-so-vuong-mac-khi-ap-dung-luat-pha-san-nam-2014-va-de-xuat-kien-nghi.
Trường hợp có đề nghị thương lượng thì việc thông báo cho người yêu cầu mở thủ tục phá sản để nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 37 quy định về thương lượng.
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo về việc nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản, người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải thực hiện việc nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản như sau: Nộp lệ phí phá sản cho Cơ quan Thi hành án dân sự; nộp tạm ứng chi phí phá sản vào tài khoản do Tòa án nhân dân mở tại ngân hàng.
Tòa án nhân dân thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi nhận được biên lai nộp lệ phí phá sản, biên lai nộp tạm ứng chi phí phá sản. Trường hợp người lao động hoặc doanh nghiệp, hợp tác xã không còn khả năng thanh toán không phải nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản thì thời điểm thụ lý được tính từ ngày Tòa án nhân dân nhận đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản hợp lệ75. Và Tòa án nhân dân có nghĩa vụ thông báo bằng văn bản cho các chủ thể liên quan biết76.
Hậu quả pháp lý sau khi thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản:
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày Tòa án thụ lý vụ việc phá sản, việc tạm đình chỉ thực hiện nghĩa vụ về tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán được thực hiện như sau:
Một là: Cơ quan thi hành án phải tạm đình chỉ thi hành án dân sự về tài sản mà doanh nghiệp, hợp tác xã là người phải thi hành án, trừ bản án, quyết định buộc doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán bồi thường về tính mạng, sức khỏe, danh dự hoặc trả lương cho người lao động. Việc tạm đình chỉ được thực hiện theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự;
Hai là: Tòa án, Trọng tài phải tạm đình chỉ việc giải quyết vụ việc dân sự, kinh doanh, thương mại, lao động có liên quan đến nghĩa vụ tài sản mà doanh
75 Điều 22, 39 Luật Phá sản 2014.
76 Điều 40 Luật Phá sản 2014.