Chương II: Thực trạng pháp luật và áp dụng pháp luật về giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản
2.1 Thực trạng pháp luật về giải quyết phá sản của Luật Phá sản 2014
2.1.1. Chủ thể tiến hành và tham gia thủ tục phá sản
Nhóm chủ thể 1: Người tiến hành thủ tục phá sản
Người tiến hành thủ tục phá sản là Chánh án Tòa án nhân dân, Thẩm phán;
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân, Kiểm sát viên; Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản; Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự, Chấp hành viên trong quá trình giải quyết phá sản.
Tòa án nhân dân:
Cơ quan có thẩm quyền giải quyết đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản và tuyên bố phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã là Tòa án. Phần lớn pháp luật các nước đều quy định Tòa án có vai trò trung tâm trong quá trình giải quyết thủ tục phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã. Tuy nhiên do mô hình tổ chức Tòa án ở mỗi nước khác nhau nên vị trí, vai trò của Tòa án trong thủ tục phá sản cũng không hoàn toàn giống nhau. Những một điểm chung nhất có thể nhận thấy trong quá trình giải quyết việc phá sản từ đầu đến cuối đều có sự xuất hiện của Tòa án với tư cách là chế định trung tâm cho mọi hoạt động của quá trình giải quyết phá sản.
Về thẩm quyền của Tòa án31: Với quy định tại Luật Phá sản 2004, quy định theo hướng doanh nghiệp, hợp tác xã do cơ quan cấp nào cấp đăng ký kinh doanh thì do Tòa án cấp ấy có thẩm quyền giải quyết. Để khắc phục những khiếm khuyết đó, Luật Phá sản 2014 quy định thẩm quyền của Tòa án theo cấp, theo lãnh thổ quy định theo hướng loại trừ, tức là trừ những vụ việc phá sản có tình tiết đặc biệt là thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh đối với doanh nghiệp, hợp tác xã đăng ký kinh doanh hoặc đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã tại tỉnh và
31 Điều 8 Luật Phá sản 2014.
thuộc những vụ việc phá sản có tính chất phức tạp32; có tài sản, người tham gia thủ tục phá sản ở nước ngoài; có nhiều bất động sản, chi nhánh, văn phòng đại diện ở nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh khác nhau.
Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết phá sản đối với các vụ việc còn lại. Trước đây, Tòa án nhân dân cấp huyện chỉ có thẩm quyền tiến hành thủ tục phá sản đối với hợp tá xã đã đăng ký kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện đó. Thẩm quyền giải quyết phá sản của Tòa án nhân dân cấp huyện đã mở rộng. Việc mở rộng thẩm quyền này giúp giảm bớt sự quá tải, sức ép công việc đối với Tòa án nhân dân cấp tỉnh; giảm bớt sự phiền hà, lãng phí thời gian, công sức tiền bạc của các bên tham gia thủ tục phá sản. Luật Phá sản 2014 cũng quy định rõ về nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán33.
Việc thay đổi Thẩm phán do Chánh án Tòa án nhân dân quyết định34. Trường hợp Thẩm phán phụ trách việc phá sản là Chánh án Tòa án nhân dân thì việc thay đổi Thẩm phán do Tòa án nhân dân cấp trên trực tiếp quyết định. Quyết định thay đổi Thẩm phán của Chánh án là quyết định cuối cùng.
Quản tài viên, doanh nghệp quản lý, thanh lý tài sản:
Quy định về Quản tài viên và doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản là những quy định mới trong Luật phá sản 2014. Trước đây theo Luật phá sản doanh nghiệp 1993 thì việc quản lý và thanh lý tài sản của doanh nghệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản do hai tổ công tác khác nhau đảm nhận. Đó là Tổ thanh lý tài sản do Tòa án thành lập và có một cán bộ của Tòa án làm tổ trưởng và Tổ thanh toán tài sản do Cơ quan Thi hành án thành lập do một Chấp hành viên được Cơ quan Thi hành án bổ nhiệm làm tổ trưởng. Thành phần của hai tổ này cũng khá phức tạp với sự tham gia của đại diện chủ nợ, đại diện doanh nghiệp, hợp tác xã mắc nợ, đại diện người lao động.
32 Điều 3 Nghị quyết 03/2016/NQ-HĐTP ngày 26/08/2016.
33 Điều 9 Luật Phá sản 2014.
34 Điều 10 Luật Phá sản 2014.
Các quy định về tổ chức hoạt động của Tổ thanh lý và Tổ thanh toán tài sản trên thực tế không giúp ích nhiều cho việc quản lý và xử lý tài sản của doanh nghệp, hợp tác xã trong giai đoạn giải quyết phá sản. Để khắc phục tình trạng này, Luật phá sản 2004 đã chỉ quy định về một tổ duy nhất để thực hiện đồng thời cả hai nhiệm vụ là Tổ quản lý, thanh lý tài sản. Tổ quản lý, thanh lý tài sản do Thẩm phán quyết định thành lập đồng thời với việc ra quyết định mở thủ tục phá sản với cơ cấu bao gồm: 01 Chấp hành viên của Cơ quan Thi hành án cùng cấp làm tổ trưởng, 01 Cán bộ Tòa án, 01 đại diện chủ nợ, 01 đại diện hợp pháp của doanh nghệp, hợp tác xã bị mở thủ tục phá sản.
Mặc dù Luật phá sản 2004 đã có bước tiến lớn trong việc thành lập Tổ quản lý, thanh lý tài sản nhưng thực tế cho thấy cơ chế này hoạt động chưa linh hoạt, nhận thức của các thành viên trong tổ chưa đồng đều, nhiều khi dẫn đến mâu thuẫn nội bộ, khó thống nhất, gây khó khăn trong cách tiếp cận và xử lý vấn đề trên phương diện tập thể. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới cho thấy việc giám sát, quản lý tài sản của doanh nghệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản nên giao cho một chủ thể trung gian là Quản tài viên, người thực hiện việc giám sát và quản lý tài sản của doanh nghệp, hợp tác xã cho đến thời điểm thanh lý tài sản. Do vậy để khắc phục những khó khăn, vướng mắc trong cơ chế phối hợp, tính chất kiêm nhiệm của các thành viên trong Tổ quản lý, thanh lý tài sản, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản của luật cũ, thì Luật Phá sản 2014 đưa ra quy định về Quản tài viên và Doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản. Theo đó, “Quản tài viên là cá nhân hành nghề quản lý, thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán trong quá trình giải quyết phá sản”35 và “Doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản là doanh nghiệp hành nghề quản lý, thanh lý tài sản của doanh nghệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán trong quá trình giải quyết phá sản”36. Nhằm đáp ứng tính nhanh chóng, hiệu quả và chuyên nghiệp trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý tài sản doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản.
35 Khoản 7 Điều 4 Luật Phá sản 2014.
36 Khoản 8 Điều 4 Luật Phá sản 2014.
Việc xây dựng chế định chủ thể quản lý, thanh lý tài sản là cá nhân, pháp nhân, một bước thay đổi cơ bản, cũng là một bước tiến quan trọng trong Luật phá sản 2014. Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản có những đặc điểm pháp lý riêng biệt và có mối liên hệ chặt chẽ với các chủ thể và chế định của Luật Phá sản 2014. Các quy định của Luật Phá sản 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành đã khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản trong việc giải quyết phá sản ở Việt Nam. Quy định này vừa tạo ra sự khách quan, chuyên nghiệp trong quá trình quản lý, thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán, vừa đảm bảo thực hiện đúng trình tự quy định của pháp luật.
Tuy nhiên sau khi Luật Phá sản 2014 có hiệu lực thì tại một buổi tọa đàm, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc cho biết, sau gần một năm rưỡi thực thi Luật Phá sản 2014, đến giữa năm 2016 bộ đã cấp chứng chỉ cho gần 700 Quản tài viên và 10 Doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản. “Dù đã hình thành một ngành nghề mới là Quản tài viên, nhưng số vụ việc có sự tham gia của Quản tài viên hoặc Doanh nghiệp quản lý tài sản còn ít, năng lực của đội ngũ Quản tài viên có sự chênh lệch, Quản tài viên ít nhiều còn bỡ ngỡ. Đặc biệt, điều rất đáng bàn ở đây nhiều vướng mắc về pháp lý trong quá trình giải quyết vụ việc”37. Do chế định Quản tài viên và Doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản là rất mới, nên các Thẩm phán đã gặp không ít khó khăn, lúng túng trong áp dụng chế định này khi giải quyết vụ việc phá sản. Khó khăn chủ yếu tập trung vào việc chỉ định, thay đổi Quản tài viên, giám sát hoạt động, yêu cầu Quản tài viên báo cáo; giám sát quản lý hồ sơ vụ việc.
Bên cạnh đó bất cập lớn nhất là ở khâu chi phí theo Điều 21 Nghị định số 22/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 có quy định về chi phí Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản nhưng chưa có quy định cụ thể về mức thù lao của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý và thanh lý tài sản đối với trường hợp quyết
37 http://www.sggp.org.vn/nhieu-vuong-mac-khi-ap-dung-che-dinh-quan-tai-vien-theo-luat-pha-san- 348077.html.
định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản sau khi có nghị quyết của Hội nghị chủ nợ đề nghị tuyên bố phá sản38, nên việc tính chi phí Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản sẽ khó khăn trong thực tế áp dụng.
Về điều kiện hành nghề Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản39: Quản tài viên là luật sư; kiểm toán viên; người có trình độ cử nhân luật, kinh tế, tài chính, kế toán, ngân hàng và có kinh nghiệm 05 năm trở lên trong lĩnh vực được đào tạo sẽ được cấp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên. Về điều kiện để một người được hành nghề Quản tài viên gồm: Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, khách quan; có chứng chỉ hành nghề Quản tài viên. Như vậy, Luật Phá sản 2014 đã quy định phạm vi khá rộng các đối tượng có thể trở thành Quản tài viên và hành nghề Quản tài viên.
Doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản gồm: Công ty hợp danh có tối thiểu hai thành viên hợp danh là Quản tài viên, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc của công ty hợp danh là Quản tài viên; Doanh nghiệp tư nhân có chủ doanh nghiệp là Quản tài viên, đồng thời là giám đốc.
Ngoài ra Luật Phá sản 2014 cũng quy định rõ các trường hợp: Cá nhân không được hành nghề quản lý, thanh lý tài sản40; Quy định về thu hồi chứng chỉ hành nghề Quản tài viên41. Với tư cách là chủ thể quản lý, thanh lý tài sản, tham gia hầu hết các giai đoạn của quá trình tố tụng phá sản, nên quyền và nghĩa vụ Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản42 được quy định rõ ràng và cụ thể. Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản có nghĩa vụ tuân thủ nguyên tắc hành nghề quản lý, thanh lý tài sản, chịu trách nhiệm về hoạt động nghề nghiệp của mình (Luật sư, Kiểm toán viên) theo quy định của pháp luật về phá sản và chịu sự giám sát của các hiệp hội hành nghề đó nếu vẫn tiếp tục hành
38 Điều 107 Luật Phá sản 2014.
39 Điều 12, 13 Luật Phá sản 2014.
40 Điều 14 Luật Phá sản 2014.
41 Điều 15 Luật Phá sản 2014.
42 Điều 16 Luật Phá sản 2014.
nghề song song với nghề Quản tài viên43. Nhằm đảm bảo việc thực hiện đúng quyền hạn, nghĩa vụ của mình, ngăn chặn những hành vi vi phạm, gây thiệt hại cho các bên trong vụ việc phá sản
Hình thức hành nghề của Quản tài viên44 gồm: Hành nghề với tư cách cá nhân; Hành nghề trong doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản bằng việc thành lập hoặc tham gia thành lập hoặc làm việc theo hợp đồng cho doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản. Tại cùng một thời điểm, người có chứng chỉ hành nghề Quản tài viên chỉ được đăng ký hành nghề quản lý, thanh lý tài sản ở một doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản hoặc đăng ký hành nghề với tư cách cá nhân. Quản tài viên hành nghề với tư cách cá nhân đăng ký nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế.
Thành viên hợp danh của công ty hợp danh quản lý, thanh lý tài sản là Quản tài viên không được đồng thời làm chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc thành viên hợp danh của công ty hợp danh hành nghề quản lý, thanh lý tài sản khác để hành nghề quản lý, thanh lý tài sản, trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại45.
Cơ quan thi hành án dân sự46:
So với Luật cũ thì Luật phá sản 2014 (có hiệu lực từ ngày 1/1/2015) có nhiều thay đổi cơ bản, trong đó có nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan Thi hành án dân sự, Chấp hành viên trong quá trình giải quyết phá sản cũng như thi hành quyết định phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã:
Thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, quyết định tuyên bố giao dịch vô hiệu, quyết định tuyên bố phá sản và các quyết định khác.
43 Khoản 1, 2 Điều 7; khoản 2 Điều 13 Nghị định 22/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015.
44 Điều 8 Nghị định 22/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015.
45 Khoản 1 Điều 11 Nghị định 22/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015.
46 Điều 17 Luật Phá sản 2014.
Yêu cầu Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản tổ chức thực hiện việc định giá, thanh lý tài sản; thực hiện việc thanh lý tài sản trong trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 121 của Luật Phá sản 2014.
Giám sát hoạt động của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản khi thực hiện thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản; yêu cầu Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản báo cáo việc thanh lý tài sản.
Đề xuất Tòa án nhân dân thay đổi Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản trong quá trình thực hiện việc thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản theo quy định tại Điều 46 của Luật Phá sản 2014.
Phân chia tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã theo quyết định của Tòa án nhân dân. Quyết định kết thúc việc thi hành quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.
Viện kiểm sát nhân dân47:
Thực hiện kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong quá trình giải quyết phá sản, bao gồm:
Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong quá trình giải quyết phá sản, thực hiện các quyền yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị. Viện kiểm sát nhân dân tham gia các phiên họp xem xét kiến nghị, kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân; kiểm sát các quyết định giải quyết phá sản của Tòa án nhân dân.
Nhóm chủ thể 2: Người tham gia thủ tục phá sản
Người tham gia thủ tục phá sản là Chủ nợ; Doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán; Các chủ thể khác có liên quan trong quá trình giải quyết phá sản.
47 Điều 21 Luật Phá sản 2014.
Chủ nợ:
Khi doanh nghiệp, hợp tác xã bị rơi vào tình trạng phá sản thì quyền lợi của chủ nợ sẽ bị ảnh hưởng. Về nguyên tắc chung của Luật Phá sản 2014 là tất cả các chủ nợ đều có quyền bình đẳng như nhau trong việc đòi nợ và thu hồi nợ từ tài sản của doanh nghiệp mắc nợ. Nhưng do tính chất của mối quan hệ giữa doanh nghiệp, hợp tác xã mắc nợ với chủ nợ và việc có hay không có sử dụng các biện pháp đảm bảo đối với các khoản nợ mà họ sẽ có quyền và nghĩa vụ khác nhau
Theo quy định của pháp luật về phá sản thì chủ nợ được hiểu là cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền yêu cầu doanh nghiệp, hợp tác xã thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ, bao gồm chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần và chủ nợ có bảo đảm48:
Căn cứ vào việc có hay không có sử dụng các biện pháp đảm bảo, Luật phá sản 2014 quy định ba loại chủ nợ49 sau đây:
Chủ nợ có đảm bảo: là cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền yêu cầu doanh nghiệp, hợp tác xã phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ được bảo đảm bằng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc của người thứ ba. Ví dụ: Công ty A thế chấp một tài sản trị giá 1 tỷ đồng để vay ngân hàng B số tiền 800 triệu đồng. Nếu Công ty A lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán và đang tiến hành thủ tục tuyên bố phá sản thì Ngân hàng B là chủ nợ có đảm bảo đối với món nợ 800 triệu đồng.
Chủ nợ có đảm bảo một phần: là cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền yêu cầu doanh nghiệp, hợp tác xã phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ được bảo đảm bằng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc của người thứ ba mà giá trị tài sản bảo đảm thấp hơn khoản nợ đó. Ví dụ: Công ty X nợ Công ty Z 200 triệu đồng, trong khi đó tài sản của Công ty X thế chấp để đảm bảo trả nợ là 180 triệu đồng.
Như vậy nếu Công ty X lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán và đang tiến
48 Khoản 3 Điều 4 Luật Phá sản 2014.
49 Khoản 4, 5, 6 Điều 4 Luật Phá sản 2014.