Định hướng hoàn thiện Luật Phá sản 2014

Một phần của tài liệu Thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản theo luật phá sản 2014 (Trang 104 - 107)

Chương III: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện Luật Phá sản 2014

3.2. Định hướng hoàn thiện Luật Phá sản 2014

Nước ta hiện nay cần phải tiếp tục và không ngừng hoàn thiện pháp luật về phá sản trong bối cảnh Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa mới đất nước. Nhằm đưa

168 Điều 130 Luật Phá sản 2014.

pháp luật phá sản đi vào đợi sống, tạo môi trường kinh doanh cạnh tranh lành mạnh, có trật tự và được xây dựng trên cơ sở quán triệt những quan điểm chỉ đạo và đáp ứng được các yêu cầu sau đây169:

3.2.1. Đương lối, chính sách của Nhà nước

Một là: Thể chế hóa các chủ trương, đường lối, quan điểm về cải cách tư pháp đã được xác định trong các nghị quyết, văn kiện của Đảng, đặc biệt là Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 02-6-2005 “Về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020” và Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn liền với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2013–2020 của Chính phủ.

Hai là: Luật Phá sản 2014 nhằm bảo đảm tính kế thừa và phát triển các quy định của pháp Luật Phá sản của Việt Nam, tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất của Luật Phá sản với hệ thống pháp luật, không có sự xung đột giữa Luật Phá sản với các văn bản pháp luật khác, phù hợp với thực tiễn nền kinh tế đất nước trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế nhằm giúp cho quá trình giải quyết phá sản của Tòa án nhân dân các cấp được thuận lợi nhanh chóng, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, chủ nợ, đồng thời cũng bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán

Ba là: Luật Phá sản 2014 nhằm bảo đảm cụ thể hoá và không có sự xung đột giữa các quy định của Luật Phá sản với các quy định của các điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Nghiên cứu, tiếp thu những tinh hoa có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế về thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản, đáp ứng các yêu cầu của thực tiễn, đưa pháp luât phá sản đi vào đời sống xã hội của đất nước trong quá trình hội nhập quốc tế.

Bốn là: Bảo đảm tính khả thi của Luật Phá sản 2014 với điều kiện, tình hình kinh tế đất nước trong giai đoạn phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội

169 Đề cương giới thiệu Luật Phá sản, http://pbgdpl.moj.gov.vn/qt/tl-pbgdpl/Pages/de- cuong.aspx?ItemId=164.

chủ nghĩa; bảo đảm trình tự và thủ tục giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản dân chủ, công khai, nhanh gọn, công bằng, thuận lợi; đề cao vai trò, trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong quá trình giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản. Bảo đảm cơ chế phục hồi doanh nghiệp, hợp tác xã bị lâm vào tình trạng phá sản theo chủ trương tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng cho doanh nghiệp, hợp tác xã có khả năng phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh, thoát khỏi tình trạng thua lỗ, phá sản; bảo đảm tối đa quyền lợi của người lao động, chủ nợ.

Năm là: Tòa án tạo điều kiện thuận lợi để các bên thoả thuận, thương lượng với nhau về việc giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản trước khi Tòa án thụ lý yêu cẩn mở thủ tục phá sản nhằm tránh mất thời gian, tiền bạc của các bên, cung như giảm bớt gánh nặng cho Tòa án nhân dân

Sáu là: Khắc phục toàn bộ những tồn tại, vướng mắc trong thực tiễn thi hành Luật Phá sản 2004 và bổ sung thêm những quy định mới nhằm hoàn thiện hơn về pháp luật phá sản Việt Nam trong thời kì đổi mới, xây dựng trên cơ sở thực tiễn và được nghiên cứu tham khảo pháp luật Quốc tế khá kĩ lưỡng, tổ chức tiếp thu ý kiến của các Tòa án nhân dân các cấp.

3.2.2. Tuân thủ Pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản

Về phía doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản muốn được pháp luật bảo vệ cần phải đảm bảo những yêu cầu như: Phải trung thực trong mọi hoạt động từ khi nhận thấy doanh nghiệp, hợp tác xã đang lâm vào tình trạng phá sản. Cần có sự quản lý chặt chẽ hơn và thận trọng đối với mọi hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã. Luôn luôn có những biện pháp dự phòng để khi gặp vấn đề trong kinh doanh thì lúc này có thể giải quyết kịp thơi hoặc khắc phục kịp thời những hậu quả, phục hồi hoạt động kinh doanh. Bản thân chủ doanh nghiệp phải tự có trách nhiệm với mình, các thành viên của doanh nghiệp cũng phải có trách nhiệm trước doanh nghiệp, cùng nhau nổ lực, phấn đấu tìm mọi biện pháp có thể để khôi phục đoạt động kinh doanh, không trái với quy định pháp luật. Doanh nghiệp, hợp

tác xã tuyệt đối không có thái độ gian dối, che dậy những yếu kém của mình, lừa dối chủ nợ và người lao động, không trung thực trước pháp luật và Nhà nước. Như vậy sẽ làm ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến đời sống của chủ nợ và người lao động, ảnh hưởng đến sự phát triển chung của nền kinh tế của Nhà nước. Doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản muốn được pháp luật bảo vệ thì cần phải có thái độ thiện chí hơn.

Trong bối cảnh đó, việc áp dụng đúng và thống nhất các quy định trong pháp luật Việt Nam và vận dụng các kinh nghiệm pháp lý tốt của Quốc tế vào việc giải quyết tốt các yêu cầu mở thủ tục phá sản tại Việt Nam là việc làm cần thiết để tăng cường năng lực cho hệ thống tư pháp. Điều này còn giúp làm lành mạnh hóa nền kinh tế thông qua việc loại bỏ những doanh nghiệp yếu kém và phục hồi những doanh nghiệp tiềm năng bằng các cơ chế khác nhau trong khi tiến hành thủ tục phá sản doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng không cứu chữa có dấu hiệu phá sản, Nhà nước sẽ hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã về chính sách pháp luật, về cách thức tiến hành thủ tục phá sản, để giải quyết nhanh chóng để giải thoát cho doanh nghiệp, hợp tác xã khỏi các khoản nợ mà doanh nghiệp, hợp tác xã không có khả năng chi trả. Đây là sự giúp đỡ rất lớn của nhà nước đối với doanh nghiệp, hợp tác xã bị lâm vào tình trang phá sản.

Một phần của tài liệu Thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản theo luật phá sản 2014 (Trang 104 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)