Chương II: Thực trạng pháp luật và áp dụng pháp luật về giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản
2.3. Tình hình giải quyết phá sản
2.3.2. Nhận xét, đánh giá những số liệu đã được nêu ra
Qua thực trạng thi hành Luật Phá sản 2014 thời gian vừa qua, có thể rút ra một số nhận xét sau đây:
Thứ nhất, Tỷ lệ doanh nghiệp, hợp tác xã bị yêu cầu mở thủ tục phá sản còn ít, chưa phản ánh đúng thực trang tình hình tài chính kinh tế của các doanh nghiệp, hợp tác xã:
Pháp luật về phá sản ra đời để ổn định nền kinh tế thị trường và Luật Phá sản 2014 đã phát huy và tạo ra môi trường hoạt động sản xuất, kinh doanh, cạnh tranh
lành mạnh giữa các chủ thể kinh doanh. Khắc phục được một phần tình trạng nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã trên thực tế đã mất khả năng thanh toán đáng lẽ phải chấm dứt hoạt động nhưng vẫn tồn tại, gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động của các doanh nghiệp, hợp tác xã khác như trước đây. Qua kết quả giải quyết phá sản năm 2017 của Toàn án nhân dân cho thấy, so với luật cũ thì đã có sự chuyển biến ngày càng tích cực trong việc thực thi Luật Phá sản 2014 .
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai luật thì tực tế số các doanh nghiệp bị nộp đơn tuyên bố phá sản thì rất ít và Tòa án cũng nhận và thụ lý rất ít. Đây là thực trang không phản ánh đúng tình hình phát triển kinh doanh của các doanh nghiệp.
Từ những Thống kê của Tổng cục Thống kê, Thống kê Thông báo tuyên bố phá sản của Tòa án nhân dân tối cao thì ta thấy có rất nhiều, hàng chục nghìn doanh nghiệp phải rơi vào tình trang giải thể, tạm ngừng hoạt động, tuy nhiên số thực tế tuyên bố phá sản thì rất là hạn chế, đây là điều bất bình thường trong cái vận hành của kinh tế.
Xuất phát từ những quan niệm xa xưa đến sau này thì Việt Nam vẫn còn nghĩ sai về phá sản. Còn những người chủ nợ lẽ ra được quyền yêu cầu Tòa án áp dụng thủ tục tuyên bô phá sản để giải quyết nợ cho họ thì họ lại chọn con đường xử lý bằng thủ tục thu hồi nợ dân sự, thủ tục hành chính và các thủ tục khác vẫn còn phổ biến, thậm chí giải quyết theo con đường trái pháp luật cho phép như bắt nợ, xiết nợ, thuê xã hội đen. Đó cũng là do bản thân Luật Phá sản chưa phát huy được tính hiệu lực của nó.
Thứ hai, Quá trình tiến hành thủ tục phá sản của Luật Phá sản 2014 đã được rút ngắn về mặt thời gian hơn so với Luật Phá sản trước đó:
Từ khi Luật Phá sản 2014 có hiệu lực thi hành (01/01/2015) đến nay đã gần 4 năm, thì đã gặt hái được nhiều thanh công đáng kể, trong đó về mặt thời gian để giải quyết một vụ việc phá sản từ thụ lý, chấp thuận mở thủ tục phá sản đến ra Quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp thì có thể nói có chuyển biến rõ rệt. Hầu hết
các Tòa án tại địa phương về việc giải quyết vụ việc phá sản thời gian không kéo dài như Luật cũ, nhanh hơn, thủ tục gọn hơn.
Có những vụ việc áp dụng Luật Phá sản cũ để giải quyết thì thời gian kéo dài dẫn đến tồn đọng nhiều năm không giải quyết xong, cho đến khi Luật Phá sản 2014 có hiệu lực (1/1/2015) thì Tòa án đã áp dụng và tiến hành thủ tục phá sản nhanh chóng đã đi đến việc ra quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp, ví dụ: Công ty Mía đường Quảng Nam, địa chỉ: thôn 2, xã Quế Cường, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam. Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam chấp thuận mở thủ tục phá sản số 02/2006-MTTPS vào ngày 25/05/2006 và ra Quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp số 01/2016/QĐ-TBPS vào ngày 20/06/2016.
Từ khi Luật Phá sản 2014 có hiệu lực đa số vụ việc được Tòa án chấp thuận mở thủ tục phá sản thì chỉ trong một thời gian ngắn thì đã có thể đưa ra quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp (trừ những vụ việc phức tạp), ví dụ: Công ty Liên doanh trách nhiệm hữu hạn Luveco, địa chỉ: số 8, đường Thanh Bình, phường Hạ Long, tp. Nam Định, tỉnh Nam Định. Tòa án nhân dân tỉnh Nam Định chấp thuận mở thủ tục phá sản số 01/2015/QĐ-MTTPS vào ngày 02/02/2015 và ra Quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp số 01/2016/QĐ-TBPS vào ngày 01/08/2016.
Thứ ba, Tình trạng chấp hành các quy định về chế độ tài chính – kế toán trong các doanh nghiệp còn yếu kém là một trong những nguyên nhân làm suy giảm hiệu lực của pháp luật phá sản:
Qua thực tiễn thi hành Luật Phá sản 2014 cho thấy, nhiều doanh nghiệp thiếu sự hiểu biết về luật, hay thậm chí không tuân theo những quy định về tài chính – kế toán hiện hành, sổ sách kế toán còn sơ sài, thậm chí có những doanh nghiệp không có sổ sách kế toán.
Một trong những cái thiếu của doanh nghiệp ảnh hưởng đến quá trình giải quyết phá sản, đó là doanh nghiệp Việt Nam quản trị tài chính yêu kém, phần lớn các doanh nghiệp nhỏ và vừa áp dụng hai chế độ, hai sổ sách tài chính, nghĩa là một sổ sách thực tế chỉ là doanh nghiệp biết, còn lại là cái tài chính mang ra kiểm toán,
mang ra cho Cơ quan thuế báo cáo tài chính lại là một sổ sách khác. Khi vấn đề đó tiến hành trên thủ tục phá sản gây ra rất nhiều khó khăn trong việc kiểm kê.
Thực tế là các doanh nghiệp Việt Nam đa số đều vướng về vấn đề khai báo vốn điều lệ của các doanh nghiệp thì rất ít các doanh nghiệp đóng đầy đủ vốn đúng thời hạn Điều này sẽ gây ra hậu quả pháp lý trong việc khó khăn xác định nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp, vốn của chủ sở hữu khi tiến hành thủ tục phá sản doanh nghiệp dẫn đến công nợ không rõ ràng, gian dối về chứng từ kế toán. Sự không minh bạch về chứng từ tài chính, tài sản khiến cho Tòa án rất khó xác định tình trạng phá sản của doanh nghiệp, do đó, đã ảnh hưởng lớn đến tiến độ giải quyết phá sản doanh nghiệp cũng như việc thi hành quyết định thanh lý tài sản của doanh nghiệp.
Thứ tư, Tỷ lệ áp dụng thủ tục phục hồi doanh nghiệp rất thấp:
Luật Phá sản 2014 được coi là công cụ nhằm tái cấu trúc lại doanh nghiệp, tuy nhiên trên thực tế, Luật vẫn chưa phát huy được hiệu quả này. Trong thực tế tổng các vụ việc mà Công ty Hợp danh Quản lý và Thanh lý Tài sản Hoàn Cầu thì không có 1 vụ việc phá sản nào được Hội nghị chủ nợ thông qua thủ tục phục hồi kinh doanh.
Còn theo mục Thông báo tuyên bố phá sản của Tòa án nhân dân tối cao từ năm 2015 đến nay chỉ có một vụ việc được Hội nghị chủ nợ thông qa thủ tục phục hồi kinh doanh và vào ngày 04/7/2016, Tòa án nhân dân tỉnh Bình Dương Quyết định đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản số 01/2016/QĐĐC-PS đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản đối với Công ty TNHH Mangalam Thép và Hợp Kim; địa chỉ: Khu C- 9A-CN, khu công nghiệp Mỹ Phước 3, thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương158.
158 Xem phụ lục 1.