Sự cần thiết hoàn thiện Luật Phá sản 2014

Một phần của tài liệu Thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản theo luật phá sản 2014 (Trang 101 - 104)

Chương III: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện Luật Phá sản 2014

3.1. Sự cần thiết hoàn thiện Luật Phá sản 2014

3.1.1. Luật Phá sản 2014 còn nhiều khuyết điểm cần thay đổi

Luật Phá sản 2014 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 7 thông qa ngày 19/06/2014 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2014, thay thế Luật Phá sản 2004. Sau gần 4 năm thi hành Luật Phá sản 2014, đã góp phần quan trọng trong việc tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã khi rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán và được thành lập trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan. Bên cạnh đó, Luật Phá sản 2014 tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, hợp tác xã đang trong tình trạng sản xuất kinh doanh thua lỗ có cơ hội để rút khỏi thị trường một cách có trật tự.

Bên cạnh những lợi ích Luật Phá sản 2014 mang lại, đã bộc lộ một số vướng mắc ảnh hưởng đến quá trình giải quyết phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán. Theo những gì nghiên cứu và được phân tích, trình bày trong bài luận này, cụ thể là phần thủ tục giải quyết phá sản của Luật Phá sản 2014159 cho thấy: Một số điểm còn mâu thuẫn, chưa tương thích trong quy định giữa Luật Phá sản 2014 với các văn bản quy phạm pháp luật khác như Luật Thi hành án dân sự 2008 (sửa đổi bổ sung một số điều 2014)160, Luật Đất đại 2013161, khiến cho việc triển khai thủ tục phá sản diễn ra chậm chạp đến mức ngừng lại, không tiến hành được; có những quy định chưa phù hợp (hoặc không còn phù hợp), thiếu rõ ràng và còn có những cách hiểu khác nhau nhưng chưa được hướng dẫn kịp thời162; có những quy định chưa đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của người yêu cầu mở thủ tục phá sản cũng như doanh nghiệp, hợp tác xã bị yêu cầu tuyên bố phá

159 Mục 2.1.2 của Chương II: Thực trạng pháp luật và áp dụng pháp luật về giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản.

160 Xem tại tr 71 phần định giá lại tài sản.

161 Vụ việc thực tế thứ nhất Công ty Saigon-Mekong tại mục 2.2.1 tr 81.

162 Xem tại tr 49 đề tài.

sản163 đây là một số hạn chế đã dẫn đến hiệu quả áp dụng quy định Luật Phá sản 2014 vào thực tiễn không cao.

Trước khi Luật Phá sản 2014 được ban hành, ngày 24/5/2005, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 48-NQ/TW về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 quy định: “Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về sở hữu, quyền tự do kinh doanh có nhận định: Xác định rõ trách nhiệm pháp lý của chủ sở hữu nhà nước và các chủ sở hữu khác, cơ chế bảo đảm quyền sở hữu và hạn chế quyền sở hữu. Hoàn thiện cơ chế bảo vệ quyền tự do kinh doanh theo nguyên tắc công dân được làm tất cả những gì pháp luật không cấm. Tạo cơ sở pháp luật để công dân tích cực huy động mọi tiềm năng, nguồn lực và phát triển sản xuất, kinh doanh, nâng cao chất lượng cuộc sống của bản thân, gia đình và góp phần làm giàu cho đất nước. Tạo lập môi trường pháp lý cho cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng, phù hợp với nguyên tắc của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và các cam kết quốc tế khác. Xây dựng một khung pháp luật chung cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, xóa bỏ đặc quyền và độc quyền kinh doanh, cải thiện môi trường đầu tư; từng bước thống nhất pháp luật áp dụng đối với đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài. Hoàn thiện pháp luật về hợp đồng theo hướng tôn trọng thoả thuận của các bên giao kết hợp đồng, không trái với đạo đức xã hội, không xâm phạm trật tự công cộng, phù hợp với tập quán, thông lệ thương mại quốc tế. Đổi mới cơ bản pháp luật về phá sản”164. Bên cạnh đó, ngày 19/02/2013, Thủ tướng ban hành Quyết định số 339/QĐ-TTg phê duyệt đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn liền với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2013 - 2020, trên cơ sở tôn trọng, bảo đảm các nội dung trên165.

163 Mục 2.1.2 của Chương II: Thực trạng pháp luật và áp dụng pháp luật về giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản, tr 45, 46, 47.

164 Mục 3 phần 2 Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/05/2005 về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020.

165http://duthaoonline.quochoi.vn/DuThao/Lists/DT_DUTHAO_LUAT/View_Detail.aspx?ItemID=643&TabI ndex=2&TaiLieuID=1129.

Theo Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 nêu trên và các văn bản có liên quan, bên cạnh đó nhận thấy Luật Phá sản 2014 đã bộc lộc những bất cập khi áp dụng vào thi hành, nên cần ban hành thêm các văn bản hướng dẫn sửa đổi, bổ sung những hạn chế của Luật Phá sản 2014.

3.1.2. Luật Phá sản 2014 không phản ánh đúng thực trạng hiện tại

Theo Thông báo tuyên bố phá sản của Tòa án nhân dân tối cao, cho thấy khi Luật Phá sản 2014 có hiệu lực đến nay (01/01/2015), toàn ngành có 120 vụ phá sản được Tòa án nhân dân ra quyết định mở thủ tục phá sản và đã ra quyết định tuyên bố phá sản 78 vụ166. Tuy nhiên, mỗi năm có hàng nghìn doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động nhưng Tòa án nhân dân chỉ giải quyết thủ tục phả sản từ lúc mở thủ tục đến khi ra quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp rất thấp so với số doanh nghiệp ngừng hoạt động; hiệu quả giải quyết việc phá sản ở các cấp Tòa án chưa đạt kết quả như mong muốn nguyện vọng khi Luật Phá sản 2014 được thông qua. Vấn đề này có nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng trong đó có nguyên nhân quy định pháp luật phá sản chưa phù hợp với tình hình kinh tế và xã hội.

Mặc khác, theo Luật Phá sản 2014, tài sản không được bảo đảm sẽ được chia theo quy định167, đến lượt chủ nợ có khi không còn bao nhiêu. Như vậy Luật Phá sản 2014 chưa bảo đảm quyền và lợi ích các chủ thể yêu cầu mở thủ tục phá sản, nên chủ nợ, người lao động không chọn con đường nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Có trường hợp chủ nợ gây sức ép không cho doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán nộp đơn yêu cầu Tòa án nhân dân mở thủ tục phá sản vì nếu doanh nghiệp, hợp tác xã nộp đơn, thì các khoản vay phải đưa vào lập dự phòng, mà thời gian Tòa án nhân dân giải quyết phá sản cho đến khi ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản kéo dài thì khoản nợ ấy sẽ bị treo lâu, dễ bị liệt vào nợ xấu.

166 Xem Phụ lục 1.

167 Điều 54 Luật Phá sản 2014.

Nhiều doanh nghiệp đứng trên bờ vực phá sản và giải thể nhưng rất khó làm thủ tục phá sản nhanh gọn và thuận lợi, dù pháp luật phá sản ở Việt Nam đã được ban hành từ năm 1993. Điều này cũng đồng nghĩa chưa có giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp duy trì sản xuất kinh doanh hoặc giải thoát. Và khi doanh nghiệp, hợp tác xã khi bị tuyên bố phá sản sẽ bị cấm đảm nhiệm các chức vụ tương tự bất kì doanh nghiệp nào hoặc không được quyền thành lập doanh nghiệp vì cố ý vi phạm quy định168 của Luật Phá sản 2014…đây là một chế tài nghiêm khắc làm hoang mang tâm lý, giảm tinh thần hướng nghiệp sau khi doanh nghiệp đã xong thủ tục phá sản.

Có thể nói, trong bối cảnh hiện nay việc ban hành thêm thông tư hướng dẫn và sửa đổi, bổ sung một số điều trong Luật Phá sản 2014 là cần thiết và cấp bách, để đi đúng với mục tiêu Quốc hội đặt ra và gửi gắm vào Luật Phá sản 2014 nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những hậu quả do phá sản để lại và bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp gặp rủi ro trong quá trình kinh doanh để từ đó ổn định nên kinh tế xã hội. Thực hiện đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn liền với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, hợp tác xã; đồng thời tiếp tục thực hiện chiến lược cải cách tư pháp, tiếp tục từng bước hoàn thiện một cách căn bản hệ thống pháp luật kinh tế nói chung và Luật Phá sản nói riêng; khắc phục các quy định của Luật Phá sản chưa phù hợp, gây khó khăn cho việc áp dụng, cũng như các vấn đề mới phát sinh vướng mắc trong quá trình thực tiễn; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã, cá nhân, cơ quan, tổ chức, đảm bảo thủ tục thương lượng, mở thủ tục phá sản, phục hồi doanh nghiệp, hợp tác xã, thủ tục, trình tự giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản công khai, rõ ràng, dễ hiểu, dễ áp dụng và phù hợp quy định pháp luật.

Một phần của tài liệu Thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản theo luật phá sản 2014 (Trang 101 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)