Chương III: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện Luật Phá sản 2014
3.3. Kiến nghị hoàn thiện Luật Phá sản 2014
3.3.1. Sửa đổi, bổ sung một số điều để hoàn thiện Luật Phá sản 2014
Kiến nghị 1: Cần có văn bản hướng dẫn cụ thể về mức thù lao cho Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản trong trường hợp quyết định tuyên bố
doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản sau khi có nghị quyết của Hội nghị chủ nợ đề nghị tuyên bố phá sản 170.
Kiến nghị 2: Cần chú trọng đề cao về vấn đề thủ tục thương lượng giữa các bên nhằm giảm thiểu áp lực cho Tòa án về số lượng đơn cần thụ lý. Nâng cao năng lực, trình độ đội ngũ cán bộ tiến hành thủ tục phá sản171.
Kiến nghị 3: Ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể về việc dự tính số tiền tạm ứng chi phí phá sản, để Thẩm phán dễ dàng ước định khoản chi phí phá sản phải thu172.
Kiến nghị 4: Cần có văn bản hướng dẫn cụ thể về vấn đề tài khoản do Chánh án Tòa án nhân dân lập173.
Kiến nghị 5: Các Thẩm phán giải quyết vụ phá sản cần căn cứ vào danh sách các Quản tài viên do Sở Tư pháp của các địa phương cung cấp, trên cơ sở các căn cứ chỉ định Quản tài viên quy định tại Luật Phá sản 2014 để lựa chọn ra một Quản tài viên có đầy đủ các yếu tố phù hợp tham gia vụ phá sản đó. Đồng thời, cần có sự trao đổi, thống nhất với Quản tài viên đó trước khi ra quyết định chỉ định Quản tài viên để không xảy ra các tình huống phát sinh như nêu ở trên174. Trong thời gian tới, các cơ quan có thẩm quyền cần sớm có văn bản hướng dẫn cụ thể về vấn đề này.
Kiến nghị 6: Cần bổ sung thêm điều luật nhằm bảo vệ quyền lợi của chủ nợ là yếu tố nước ngoài, vì lí do khách quan không thể biết “con nợ” mất khả năng thanh toán và gửi giấy đòi nợ đúng hạn175.
Kiến nghị 7: Luật Phá sản năm 2014 cần có hướng dẫn cụ thể về cơ chế người lao động cử đại diện176 tham gia Hội nghị chủ nợ.
170 Xem tại tr 37, 38 của đề tài.
171 Xem tại tr 47 phần xử lý đơn.
172 Xem tại tr 49 phần nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản.
173 Xem tại tr 49 đề tài.
174 Xem tại tr 53 đề tài.
175 Xem tại tr 55 của đề tài.
176 Xem tại tr 57 phần chủ thể có quyền tham gia Hội nghị chủ nợ.
Kiến nghị 8: Bổ sung văn bản hướng dẫn quy định chủ thể nào sẽ thanh toán chí phí177 cho Cơ quan thi hành án về việc xử lý, thanh lý tài sản mà Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản không thực hiện được sau 2 năm và việc Chấp hành viên thực hiện cưỡng chế để thu hồi tài sản, giao tài sản cho người mua được tài sản.
Kiến nghị 9: Có nhiều quy định mâu thuẫn178 giữa Luật Phá sản 2014 với các Nghị định, văn bản pháp luật khác liên quan. Ví dụ: Luật Thi hành án dân sự 2008 (sửa đổi bổ sung một số điều 2014) khiến cho việc triển khai gặp nhiều khó khăn nhiều khi không thực hiện được. Vậy nên cần xây dựng và hoàn thiện Luật Phá sản 2014 và các đạo luật liên quan mang tính đồng bộ, thống nhất, khả thi, công khai, minh bạch, đổi mới căn bản cơ chế xây dựng và thực hiện pháp luật, phát huy vai trò và hiệu lực Luật Phá sản để góp phần quản lý xã hội, tạo môi trường kinh doanh đi theo khuôn khổ có trật tự.
Kiến nghị 10: Hướng dẫn chi tiết thêm về việc bán đấu giá không thành.
Ngoài ra, cần bổ sung quy định về giảm giá tài sản nếu tài sản đã tổ chức đấu giá nhưng chưa có người mua179.
Kiến nghị 11: Để việc thi hành quyết định tuyên bố phá sản của Tòa án được thuận lợi nhanh chóng, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của chủ nợ thì Tòa án nhân dân tối cao cần phối hợp với Bộ Tư pháp sớm ban hành Thông tư liên tịch để hướng dẫn các quy định liên quan đến thủ tục thi hành quyết định tuyên bố phá sản.
Kiến nghị 12: Các Cơ quan, tổ chức tham gia giải quyết phá sản cần thường xuyên thông báo những thông tin cần thiết cho người có quyền và nghĩa vụ liên quan biết, cung cấp cho Tòa án nhân dân tối cao về quyết định mở thủ tục phá sản, danh sách chủ nợ, danh sách người mắc nợ, tuyên bố phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã để đăng tải lên cổng thông tin kịp thời cho các chủ thể được biết để xác nhận lại thông tin liên qua đến mình có đúng hay không.
177 Xem tại tr 70 phần Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản tổ chức thanh lý tài sản.
178 Xem tại tr 71 phần định giá lại tài sản.
179 Xem tại tr 73 phần bán tài sản của đề tài.
Kiến nghị 13: Bổ sung dấu hiệu mất cân đối tài chính (các khoản nợ lớn hơn giá trị tài sản) như là một dấu hiệu rõ ràng không thể chối cãi của tình trạng mất khả năng thanh toán trong Luật Phá sản 2014.
Kiến nghị 14: Đương lối chỉ đạo của Đảng và Nhà nước kịp thời, đầy đủ, bảo đảm quyền và lợi ích của chủ nợ cũng như doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán. Đưa ra những chế tài nghiêm minh mang tính bắt buộc để đảm bảo thực thi giữa các chủ thể, giúp quá trình giải quyết phá sản nhanh, gọn, trật tự.
Kiến nghị 15: Cần cho phép sử dụng án lệ trong giải quyết phá sản. Việc cho phép áp dụng án lệ đồng nghĩa với việc thừa nhận sự phát triển của pháp luật bởi Thẩm phán và đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam Xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân, trong đó có yêu cầu bảo đảm sự công bằng, bình đẳng cho doanh nghiệp, hợp tác xã trước pháp luật và bảo đảm
“sự linh hoạt, mềm dẻo” của pháp luật trước những thay đổi của đời sống kinh tế - xã hội.
Kiến nghị 16: Trong bài đã nêu chi tiết về vụ việc thứ ba mục 2.2.1 đã phản ảnh thực tế180, có nhiều trường hợp doanh nghiệp đã dừng hoạt động từ lâu nhưng lại không tiến hành thủ tục giải thể hay phá sản, đại diện hợp pháp của doanh nghiệp không có mặt tại địa phương và chủ nợ cũng không biết hiện nay ở đâu.
Trong trường hợp này, nếu Tòa án thụ lý cũng gặp nhiều khó khăn trong giải quyết vụ án, cụ thể trong quá trình kiểm tra các chứng từ, sổ sách của doanh nghiệp, kiểm kê tài sản, lập danh sách chủ nợ và người mắc nợ. Vì vậy cần có những văn bản hướng dẫn cụ thể hơn về vấn đề này giúp cho Tòa án dễ dàng xử lý và đưa ra phương án phù hợp.