Vai trò, ý nghĩa của pháp luật phá sản

Một phần của tài liệu Thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản theo luật phá sản 2014 (Trang 32 - 37)

Chương I: Khái quát chung về Luật Phá sản 2014

1.3. Vai trò, ý nghĩa của pháp luật phá sản

Vai trò của Luật Phá sản 201425 được thể hiện qua những nội dung sau:

Một là, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của chủ nợ:

Trong quá trình sản xuất - kinh doanh, việc nợ nần lẫn nhau giữa các doanh nghiệp, hợp tác xã là việc không thể tránh khỏi. Vấn đề này dẫn đến việc đòi lại khoản nợ của các chủ nợ diễn ra với nhiều cách khác nhau, hợp pháp hoặc phi pháp.

Bên cạnh thủ tục Tố tụng dân sự thì Luật Phá sản 2014 cũng được xem như là thủ tục đòi nợ đặt biệt. Mục đích chính của pháp luật về phá sản là thay thế cơ chế xiết nợ theo kiểu “mạnh ai nấy được” bằng một cơ chế đòi nợ tập thể công bằng và trật tự. Tài sản của doanh nghiệp mắc nợ sẽ được tối đa hóa và được đem thanh toán một cách công bằng cho các chủ nợ. Như vậy thông qua pháp luật về phá sản, các chủ nợ sẽ được tham gia vào quá trình thu hồi và phát mại tài sản của doanh nghiệp để tối đa hóa tài sản phá sản của doanh nghiệp (đảm bảo tất cả các tài sản của doanh

24 Khoản 3 Điều 130 Luật Phá sản 2014.

25 Vai trò của pháp luật phá sản, http://phasan.com.vn/san-pham/vai-tro-cua-phap-luat-pha-san-69.html.

nghiệp đều được thu hồi và được phát mại với giá cao nhất). Tài sản phá sản này sẽ được đem ra phân chia một cách công bằng cho các chủ nợ tránh tình trạng chủ nợ đến đòi nợ trước được hưởng nhiều, chủ nợ đến sau hoặc không có mối quan hệ riêng với con nợ thì không nhận được phần thanh toán của mình. Pháp luật phá sản thể hiện rõ sự quan tâm của Nhà Nước đối với việc bảo vệ quyền, lợi ích của chủ nợ thông qua một loạt các quy định về quyền của chủ nợ như: Quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản26; Quyền tham gia hội nghị chủ nợ27.

Hai là, bảo vệ lợi ích chính đáng của doanh nghiệp, hợp tác xã “con nợ”:

Xu hướng chung của pháp luật phá sản trên thế giới hiện nay, bên cạnh việc bảo vệ quyền và lợi ích của các chủ nợ, thì việc phục hồi kinh doanh của các con nợ cũng được chú trọng tới. Việc giải quyết phá sản là giải phóng con nợ khỏi những gánh nặng, sức ép nợ nần mà họ không thể trả nợ được và tạo điều kiện cho họ phục hồi sản xuất kinh doanh thông qua thủ tục phục hồi để con nợ trở lại hoạt động bình thường. Thủ tục phục hồi kinh doanh giúp con nợ giải thoát khỏi tình trạng khó khăn, nhưng khi không thể phục hồi thì Luật Phá sản 2014 sẽ giúp con nợ rút khỏi thương trường một cách trật tự nhất và sau một thời gian, họ có thể bắt đầu lại hoạt động kinh doanh mới khi có cơ hội. Con nợ chỉ được giải phóng khỏi các khoản nợ khi không có hành vi gian trá trong những nguyên nhân dẫn tới việc phá sản. Cùng với chế độ chịu trách nhiệm hữu hạn, pháp luật về phá sản tạo niềm tin và sự an toàn cho các nhà đầu tư khi tham gia thị trường. Tuy nhiên, Luật Phá sản 2014 không miễn trừ nghĩa vụ trả nợ cho các chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh sau khi có tuyên bố phá sản doanh nghiệp28 (nghĩa là buộc các con nợ bị tuyên bố phá sản là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh trả các món nợ còn thiếu sau khi đã bán toàn bộ tài sản hiện có của mình) đây là chế tài khắt khe nhằm khuyến cáo doanh nghiệp cẩn trọng

26 Điều 5 Luật Phá sản 2014.

27 Điều 77 Luật Phá sản 2014.

28 Điều 110 Luật Phá sản 2014.

trong việc tham gia vào thị trường kinh tế đầy khắc nghiệt cũng như phải đưa ra những đường lối chỉ đạo sáng suốt, lành mạnh.

Ba là, bảo vệ quyền, lợi ích của người lao động (Kể từ ngày nộp đơn, người lao động, đại diện công đoàn có quyền, nghĩa vụ như chủ nợ):

Người lao động là đối tượng chịu ảnh hưởng trực tiếp từ việc doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản. Họ bị mất việc làm, mất thu nhập không nhận được khoản lương mà doanh nghiệp, hợp tác xã nợ họ, làm cho đời sống người lao động không được đảm bảo, gặp khó khăn trong tài chính, dẫn đến nhiều hiện tượng tiêu cực trong xã hội (ví dụ: Trộn cắp, cướp giật) Vì vậy, Thủ tục phục hồi kinh doanh được đặt ra trước hết vì mục đích “giúp đỡ” doanh nghiệp không bị phá sản nhằm bảo vệ người lao động. Mặt khác, khi doanh nghiệp, hợp tác xã không thể phục hồi kinh doanh mà khoản nợ lương chưa được chi trả nên Luật phá sản 2014 quan tâm bảo vệ lợi ích của họ qua nhiều quy định: Quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản và miễn lệ phí, chi phí phá sản khi nộp đơn yêu cầu29; Quyền được tiếp tục thanh toán tiền lương trong quá trình giải quyết phá sản30.

Bốn là, tái tổ chức lại doanh nghiệp, hợp tác xã và cơ cấu lại nền kinh tế:

Pháp luật về phá sản là công cụ tái tổ chức lại doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh thua lỗ và góp phần cơ cấu lại nền kinh tế, tạo cơ hội cho doanh nghiệp, hợp tác xã đang gặp khó khăn về tài chính phục hồi sản xuất kinh doanh. Theo Luật Phá sản 2014 thì khi Tòa án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản thì doanh nghiệp, hợp tác xã vẫn còn cơ hội lập phương án hòa giải và các giải pháp nhằm tổ chức lại kinh doanh qua thủ tục phục hồi kinh doanh nhằm khắc phục tình trạng mất khả năng thanh toán đến hạn. Vậy trước khi Tòa án tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản thì họ vẫn còn cơ hội phục hồi kinh doanh, khắc phục những hạn chế, vướng mắc đang gặp phải và tiếp tục tồn tại kinh doanh và phát triển trên thương trường.

29 Điều 5, 22 Luật Phá sản 2014.

30 Điểm c khoản 1 Điều 49 Luật Phá sản 2014.

Phá sản bao giờ cũng kéo theo những hậu quả về kinh tế xã hội nhất định nhưng phá sản không phải là hiện tượng hoàn toàn tiêu cực. Phá sản là một giải pháp hữu hiệu trong việc cơ cấu lại nền kinh tế, là sự đào thải tự nhiên đối với doanh nghiệp, hợp tác xã làm ăn yếu kém, góp phần duy trì sự tồn tại, tạo động lực thúc đẩy những doanh nghiệp, hợp tác xã khác phải hoạt động tích cực, có hiệu quả để không bị đào thải khỏi thị trường kinh doanh. Vì vậy, Luật Phá sản 2014 là công cụ răn đe buộc các nhà kinh doanh luôn luôn phải năng động sáng tạo nhưng không được mạo hiểm và liều lĩnh.

Năm là, pháp luật phá sản góp phần bảo đảm trật tự, kỹ cương, an toàn xã hội:

Bản chất của phá sản là sự xung đột lợi ích giữa tình trạng mất khả năng thanh toán của con nợ với việc đòi nợ của chủ nợ. Bất cứ sự xung đột nào dù vì nguyên nhân nào cũng đều có ảnh hưởng đến trật tự của xã hội, nhất là sự xung đột về lợi ích sẽ có ảnh hưởng nghiêm trọng nhất. Thông qua pháp luật phá sản, Nhà nước can thiệp một cách có ý thức vào sự xung đột này nhằm hạn chế tối đa những hậu quả tiêu cực và khai thác những mặt tích cực của nó.

Pháp luật về phá sản đã xác lập môi trường kinh doanh vào một trật tự, khuôn khổ. Bảo vệ lợi ích công cộng, bảo vệ con nợ khỏi những “sức ép, đe dọa”

của chủ nợ về việc đòi nợ một cách bất hợp pháp, bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của chủ nợ, người lao động và không làm ảnh hưởng đến các doanh nghiệp khác trong thương trường, phân chia tài sản của con nợ theo một trật tự nhất định, nhằm bảo đảm sự công bằng và khách quan. Pháp luật về phá sản góp phần giải quyết mâu thuẫn, hạn chế những căng thẳng giữa chủ nợ và “con nợ” với nhau, nhờ đó đảm bảo được trật tự kỷ cương của xã hội.

1.3.2. Ý nghĩa của pháp luật phá sản

Phá sản không phải là hiện tượng hoàn toàn có ý nghĩa tiêu cực. Xét trên phạm vi toàn cục của nền kinh tế thì việc phá sản và giải quyết phá sản có ý nghĩa tích cực. Điều này được thể hiện ở những điểm sau:

Một là: Phá sản và pháp luật phá sản là công cụ răn đe các nhà kinh doanh, buộc họ phải năng động, sáng tạo nhưng cũng phải thận trọng trong khi hành nghề.

Một thái độ hành nghề, trong đó có sự kết hợp giữa sự năng động, sáng tạo và tính cẩn trọng là hết sức cần thiết vì nó giúp các nhà kinh doanh đưa ra những quyết định hợp lý, là tiền đề cho việc làm ăn có hiệu quả của từng doanh nghiệp, hợp tác xã. Việc làm ăn có hiệu quả của doanh nghiệp, hợp tác xã riêng lẽ đương nhiên kéo theo sự làm ăn có hiệu quả của cả nền kinh tế nói chung.

Hai là: Pháp luật phá sản không chỉ là công cụ răn đe, buộc các doanh nghiệp, hợp tác xã phải luôn tự hoàn thiện mình để tồn tại và phát triển mà còn là cơ sở pháp lý để xóa bỏ các doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh kém hiệu quả, tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh cho các nhà đầu tư. Thông qua thủ tục phá sản, những doanh nghiệp, hợp tác xã thua lỗ triền miên, nợ nần chồng chất trong nền kinh tế đều phải được xử lý, đưa ra khỏi thương trường.

Ba là: Luật Phá sản 2014 cũng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động và các chủ nợ cũng như lợi ích hợp pháp cho cả doanh nghiệp mắc nợ, nhằm thiết lập một môi trường cạnh tranh lạnh mạnh, góp phần lạnh mạnh hóa nền kinh tế, thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh có hiệu quả hơn, thúc đẩy sự lưu thông vốn trong nền kinh tế thị trường, thu hút đầu tư và tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh cho các nhà đầu tư.

Như vậy, phá sản và pháp luật phá sản có vai trò quan trọng trong nên kinh tế thị trường thông qua những cơ chế bảo đảm đối với chủ thể trong quá trình giải quyết phá sản. Thủ tục phá sản đã góp phần tạo ta môi trường pháp lý an toàn. Mỗi chủ thể sẽ có cơ chế khác nhau bảo đảm sự bình đẳng giữa các chủ thể với nhau khi tham gia quan hệ pháp luật phá sản.

Một phần của tài liệu Thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản theo luật phá sản 2014 (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)