Tiêu xương ghép theo thời gian

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cấy ghép implant ở bệnh nhân đã cấy ghép xương hàm sau phẫu thuật tạo hình khe hở môi và vòm miệng toàn bộ (Trang 125 - 127)

- Vùng miệng hay tại vị trí cấyimplant đang viêm nhiễm chưa được kiểm

12 tháng 4-6 tháng

4.5.5. Tiêu xương ghép theo thời gian

Một khi mảnh ghép được đặt vào khe hở, sự tiêu xương ghép có thể xảy ra. Tuy nhiên, số lượng và tốc độ tiêu xương khác nhau rất nhiều giữa các báo cáo.

Năm 2007, Feichtinger và cộng sự [46] nghiên cứu sự thay đổi về thể tích của 24 trường hợp ghép xương khe hở huyệt răngtheo dõi trong 3 năm. Sử dụng phim CT để tính toán thể tích khiếm khuyết trước và sau phẫu thuật. Kết quả mất xương trung bình 49,5% trong năm đầu tiên và mất xương 52% sau 3 năm, nhưng vẫn có 3 trong số 24 vị trí khe hở có sự tăng thể tích xương gần 8% trong 3 năm. Tác giả đưa ra một giả thuyết rằng sự tăng thể tích xương này có thể do tác động đồng thời của việc ghép xương và sự mọc răng đang diễn ra. Ngược lại, 2 bệnh nhân được phục hình cố định thay vì đóng khoảng bằng chỉnh nha thì thể tích xương ghép giảm đáng kể (95,2%)sau 3 năm. Nghiên cứu kết luận rằng thậm chí khi điều trị đóng khoảng trống bằng chỉnh nha vẫn có một lượng xương mất trong năm đầu tiên và sự mất xương này không đáng kể trong năm thứ 2 và thứ 3 sau phẫu thuật.

Một nghiên cứu khác bởi Honma và cộng sự (1999) [59] đánh giá thể tích cầu xương được ghép trong 15 vị trí khe hở bằng cách sử dụng lát cắt CT ở thời điểm 3 tháng và 1 năm sau phẫu thuật. 9 trong số 15 vị trí ghép không thay đổi thể tích, nghĩa là phẫu thuật ghép không có hiệu quả. Thể tích tiền

phẫu thuật trung bình là 1,1 ± 0,3cm3 (từ 0,6 đến 1,8 cm3), trong khi thể tích cầu xương sau 3 tháng trung bình 1,2 ± 0,6cm3 và 1 năm là 1,1 ± 0,5cm3. Nghiên cứu cũng cho thấy sự khác biệt rất lớn về mức độ thành công của mảnh ghép, vì thể tích xương vào thời điểm 1 năm sau ghép xương dao động lớn từ 0,3 cm3 đến 2,0 cm3. Trong đó có 2 bệnh nhân 15 tuổi, có sự tăng thể tích đáng kể từ 3 tháng đến 1 năm.

Nghiên cứu của Trinidade và cộng sự (2005) cũng phát hiện có sự tiêu xương ghép trong năm đầu tiên sau phẫu thuậtghép xương khe hở huyệt răng[135]. Trong 65 mảnh ghép, có 71% được phân loại I và 15% loại II theo thang đánh giá của Bergland.

Trong nghiên cứu 5 năm sau phẫu thuật trong 100 bệnh nhân, Tan và cộng sự (1996) đánh giá sự thay đổi xương ghép trên phim X-quang và so sánh túi nha chu của răng kế bên [132]. Kết quả 5 năm sau ghép xương, chiều sâu túi nha chu trung bình là 2,28mm ở răng kế bên khe hở, so với răng đối bên khe hở là 2,14mm. Xương ghép được đánh giá trên phim quanh chóp bằng cách sử dụng thang đo Bergland (1986) [24] cho thấy 88,9% bệnh nhân với khe hở 1 bên và 84,6% khe hở 2 bên có kết quả xương loại I, nghĩa là chiều cao vách xương về cơ bản bình thường. Những phát hiện trong nghiên cứu này đề nghị rằng số lượng xương lấp đầy vẫn thích hợp cho nâng đỡ nha chu của răng, thậm chí sau 5 năm nếu khe hở được đóng bằng chỉnh nha và khuyến cáo chỉnh nha cho răng kế bên mọc lên bất cứ khi nào có thể.

Nhiều dữ liệu dài hạn được tổng quan bởi Enemark và Sindet-Oederson (1987) [42] có 95 khe hở môi- vòm miệng 1 bên và 2 bên được theo dõi sau ghép xương thì hai ở hàm răng hỗn hợp. Trong 95 vị trí, có 76 vị trí cầu xương ổn định, không có sự tiêu xương trong thời giantheo dõi ngắn hạn và dài hạn (hơn 4 năm sau ghép xương), 14 vị trí có sự tiêu xương còn 75%-50% so với bình thường và 5 vị trí còn lại tiêu xương nhiều hơn 50%. Do vậy, sự

tiêu xương ghép theo thời gian có biên độ dao động lớn từ mức độ ổn định đến tiêu xương trên 50% được chứng minh bởi nhiều nghiên cứu (Enemark 1987 [42], Tan 1996 [132], Honma 1999 [59], Feichtinger2007 [46]).

Nghiên cứu của chúng tôi có 100% trường hợp xương ghép ổn định trong thời gian theo dõi từ 6 đến 15 tháng. Ở thời điểm này, 29 trong số 32 bệnh nhân (90,6%) có cầu xương loại I, 3 bệnh nhân (9,4%) có cầu xương loại III. Nhưng sau 18 tháng, trong số 29 trường hợp được cấy ghép implant có 1 trường hợp cấy ghép 2 implant thì có 1 implant bị tiêu xương nên mức độ cầu xương chuyển từ loại I sang loại II; 3 trường hợp không cấy implant có sự tiêu xương tiếp tục từ loại III thành loại IV. Như vậy, trong 29 bệnh nhân được cấy ghép implant, cầu xương trong vùng khe hở ở thời điểm 18 tháng có sự thay đổi so với các thời điểm 6, 12 và 15 tháng nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Điều này cho thấy cấy ghép implant giúp hạn chế sự tiêu xương trong vùng khe hở. Vậy sau 18 tháng theo dõi, kết quả nghiên cứu của chúng tôi có tỉ lệ tồn tại của implant là 100% (trong đó 96,9% implant thành công và 3,1% implant tồn tại không có bệnh lí), cầu xương ổn định không có sự thay đổi là 87,5%, cầu xương thay đổi từ loại I sang loại II là 3,1% và cầu xương thay đổi từ loại III sang loại IV là 9,4%. Kết quả này cao hơn so với nghiên cứu của Takadashi (2001) có tỉ lệimplant tồn tại là 90,9%, trong đó có 87,5% cầu xương ổn định không có sự thay đổi sau 6 năm cấy implant, 6,25% cầu xương thay đổi từ loại I qua loại II và 6,25% từ loại II qua loại III [129].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cấy ghép implant ở bệnh nhân đã cấy ghép xương hàm sau phẫu thuật tạo hình khe hở môi và vòm miệng toàn bộ (Trang 125 - 127)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(150 trang)
w