Lựa chọn vậtliệu ghép

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cấy ghép implant ở bệnh nhân đã cấy ghép xương hàm sau phẫu thuật tạo hình khe hở môi và vòm miệng toàn bộ (Trang 26 - 29)

Xương ghép tự thân có thể được lấy từ nhiều vùng khác nhau, xương chày là nơi đầu tiên được sử dụng, sau đó đến xương chậu, xương sườn, xương cằm và xương sọ (Sindet Perdersent và Enermark 1988) [118].

Xương sọ và xương hàm trên có cùng nguồn gốc là xương màng được cho là ít tiêu hơn xương chậu có nguồn gốc là xương sụn. Hall và Posnick (1983) cho rằng phẫu thuật lấy xương sọ ít gây chấn thương hơn phẫu thuật lấy xương chậu [55] nhưng ngược lại La Rossa (1995) cho rằng lấy xương chậu thì thuận lợi và tốt hơn xương sọ [76]. Theo Kline and Wolfe (1995) mặc dù xương sọ có thuận lợi lâu tiêu, nhưng khi lấy xương sọ cũng có bất lợi là có thể gây tụ máu, thủng màng cứng và chấn thương thần kinh [73] cũng như không dễ dàng được chấp nhận vì vấn đề tâm lý, tôn giáo, văn hóa, đặc biệt trong cộng đồng các nước châu Á, nhất là Việt Nam.

Xương chày cũng được nhiều tác giả sử dụng vì phẫu thuật lấy xương ghép dễ thực hiện nhưng có số lượng hạn chế và có nguy cơ rối loạn phát triển [117]. Do vậy, Ochs 1996 [95] khuyến cáo không nên áp dụng cho những bệnh nhân đang trong giai đoạn tăng trưởng. Bên cạnh đó, nghiên cứu của Sivarajasingam (2001) còn cho thấy độ đặc của xương chày giảm đáng kể và bị tiêu trong giai đoạn sớm sau ghép xương [118].

Xương cằm được cho là có sự tích hợp tốt với xương ở khe hở huyệt răng và duy trì thể tích tốt hơn xương chậu do xương cằm cứng chắc có nhiều xương vỏ. Nhưng cũng chính đặc điểm cứng chắc của xương vỏ làm cản trở sự mọc răng vào vùng xương ghép (Enermark, 2001) [41]. Bên cạnh đó, lấy mảnh ghép từ xương hàm dưới có nhiều ưu điểm như phẫu thuật lấy xương và ghép xương chỉ diễn ra trong miệng, không gây tổn thương đến các vị trí khác trên cơ thể, thời gian nằm viện ngắn và không gây sẹo ở ngoài da như phẫu thuật lấy xương chậu, hay xương chày [116]. Mặc dù có nhiều ưu điểm nhưng phẫu thuật lấy xương ở vùng cằm có nguy cơ gây chấn thương chân răng cửa dưới và thần kinh cửa cũng như thể tích xương cho phép lấy bị hạn chế nên chỉ có thể áp dụng cho khe hở nhỏ (Baehr và Coulon, 1996) [21]. Trong nghiên cứu của Enermark (2001) so sánh kết quả của 57 bệnh nhân ghép xương mào chậu và 44 bệnh nhân ghép xương cằm, kết quả hình thể của sống hàm được phục hồi của 2 loại xương là như nhau và tất cả lỗ rò đều được đóng kín. Mức độ cầu xương được hình thành trong khe hở của 2 loại xương này đều tốt, nhưng ở nhóm xương cằm có kết quả tốt hơn đáng kể so với nhóm xương chậu [41].

Một số tác giả đã có nhiều nỗ lực nghiên cứuvật liệu để thay thế xương tự thân trong ghép xương khe hở huyệt răng như xương đông khô khử khoáng kết hợp với xương xốp mào chậu của Steven (2009) [124], vật liệu tổng hợp β-Tricalxium Phospate (TCP)của Ruiter (2012) [109] hay vật liệu BMP-2 (protein dạng xương) của Dickinson (2008) [39] nhưng các nghiên cứu sử dụng nhữngvật liệu này vẫn còn rất ít, chưa được áp dụng phổ biến. Do đó, hiện nay xương ghép tự thân vẫn được xem là tiêu chuẩn vàng cho vật liệu ghép phục hồi khe hở huyệt răng vì bản thân loại mô ghép này có nhiều ưu điểm. Xương tự thân là vật liệu duy nhất đáp ứng được 3 tính chất của mô ghép: cho phép bảo tồn khả năng tạo xương nhờ những tế bào trong xương

ghép còn sống, khả năng kích tạo xương và khả năng dẫn tạo xương. Ngoài ra, mô ghép xương tự thân còn loại trừ được nguy cơ lây nhiễm chéo, ít bị thải ghép, nhanh lành thương, v.v… Đây là những tiêu chuẩn khó đạt được đối với các vật liệu ghép đồng loại, dị loại hay vật liệu tổng hợp. Nghiên cứu của Ananth (2005) tổng kết 110 trung tâm với 240 ê kíp phẫu thuật khe hở môi vòm miệng tại Mỹ cho thấy xương mào chậu vẫn là vật liệu được sử dụng phổ biến nhất chiếm tỉ lệ 83%, theo sau là xương sọ với tỉ lệ 8%, tiếp đến là xương sườn 2,8%, xương chày 1,8% và 4,5% xương lấy từ những vị trí khác như cằm hoặc vùng hậu hàm [19].

Bên cạnh đó, Ananth (2005) cho rằng xương chậu được sử dụng phổ biến, vì cho phép lấy được số lượng lớn đủ ghép cho những trường hợp khe hở lớn kể cả khe hở 2 bên. Ngoài ra, phẫu thuật lấy xương chậu đơn giản và hiếm khi có biến chứng nghiêm trọng [19]. Đồng thời, xương chậu có cả xương vỏ lẫn xương xốp nên vừa đảm bảo khả năng cơ học chống lại sự tiêu xương, lại vừa có khả năng tích hợp xương nhanh do xương xốp chứa nhiều tế bào tạo xương và khả năng sinh mạch nhanh nên rất phù hợp khi ghép xương trong vùng khe hở để cấy implant. Xương ghép mào chậu được Enermark (1987) chứng minh là cho kết quả thành công lâu dài [42]. Mặc dù có nhiều ưu điểm song phẫu thuật lấy xương chậu cũng kèm theo nhược điểm như đau, sẹo, ảnh hưởng đến dáng đi, chấn thương thần kinh bì đùi ngoài cũng như nguy cơ rối loạn phát triển [119]; tuy nhiên, các biến chứng chỉ tồn tại trong thời gian ngắn (Canady 1993) [30].

Vật liệu ghép bổ sung khi cấy ghép implant

- Ghép bổ sung xương hạt khi cấy ghép implant:Kỹ thuật này được gọi là kỹ

thuật sinh xương có hướng dẫn và được Dahlin giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1988 để phục hồi xương huyệt răng trong điều trị implant nha khoa. Cơ sở khoa học của kỹ thuật này là sử dụng màng collagen tự tiêu hoặc màng

Hình 1.12: Chêm xương khối mào chậu vào khe hở [] không tiêu để ngăn cản sự xâm lấn của mô mềm vào trong xương ghép nhằm

tạo môi trường cho sự phát triển xương theo cơ chế dẫn tạo xương, trong đó, vật liệu thay thế xương đóng vai trò như một khung cho sự phát triển cho tế bào xương vào bên trong [35].

- Ghép xương vòng có kết hợp xương hạt: kỹ thuật này được phát triển bởi

Giesenhagennhằm phục hồi khuyết xương theo chiều dọc trong khi cấy ghép implant. Vòng xương thường được lấy ở vùng cằm hay vùng hậu hàm, đôi khi ở khẩu cái xương hàm trên với mũi khoan đặc biệt dạng ống (Hình 2.8). Ưu điểm của phương pháp này là có vòng xương vỏ bao quanh cổ implant nên đã hạn chế sự tiêu xương ghép theo thời gian và phục hồi thể tích sống hàm theo 3 chiều [53].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cấy ghép implant ở bệnh nhân đã cấy ghép xương hàm sau phẫu thuật tạo hình khe hở môi và vòm miệng toàn bộ (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(161 trang)
w