Chọnlựa tiêu chuẩn đánh giá thành công của implant

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cấy ghép implant ở bệnh nhân đã cấy ghép xương hàm sau phẫu thuật tạo hình khe hở môi và vòm miệng toàn bộ (Trang 119 - 122)

- Vùng miệng hay tại vị trí cấyimplant đang viêm nhiễm chưa được kiểm

4.5.3.Chọnlựa tiêu chuẩn đánh giá thành công của implant

12 tháng 4-6 tháng

4.5.3.Chọnlựa tiêu chuẩn đánh giá thành công của implant

Implant nha khoa có tỉ lệ thành công cao trong điều trị mất răng bán phần hay toàn phần [25], [45], [102]. Ở thời kỳ đầu phát triển của implant nha khoa, một số tác giả đưa ra tiêu chí đánh giá thành công chủ yếu dựa trên kết quả tích hợp xương và chức năng nhai nhưng xem ra vẫn chưa đủ. Vì yếu tố thẩm mỹ cũng đóng vai trò quan trọng góp phần vào thành công chung của implant và yêu cầu của bệnh nhân lúc nào cũng mong muốn được phục hồi răng đảm

bảo cả về chức năng và thẩm mỹ. Đã có nhiều tiêu chí ra đời, mỗi tiêu chí đều có ưu và nhược điểm, do vậy, cần được bàn luận để chọn ra một tiêu chí đánh giá đơn giản, dễ áp dụng và phản ánh kết quả một cách trung thực và khách quan nhất.

Năm 1986, Albrektsson và cộng sự đưa ra một số tiêu chí đánh giá thành công của implant về tích hợp xương và được sử dụng rộng rãi nhưng không đề cập đến các tiêu chí thẩm mỹ của phục hình. Tiêu chuẩn của Albrektsson bao gồm: không có dấu hiệu đau, không có nhiễm trùng, không dị cảm hay xâm phạm thần kinh, implant không di động, không có thấu quang quanh implant, mất xương quanh implant ít hơn 1,5mm trong năm đầu tiên và 0,2mm trong mỗi năm sau năm đầu tiên [14].

Sau đó, một số tiêu chuẩn khác cũng ra đời nhưng không có thay đổi đáng kể so với tiêu chuẩn của Albrektsson như tiêu chuẩn của Smith và Zarb (1989) bổ sung thêm điều kiện phục hình trên implant [120],tiêu chuẩn của Schwartz-Arad (2005) [114] giới thiệu 4 loại mất xương quanh implant,.... Hầu hết các tiêu chuẩn này không nhấn mạnh đến sức khỏe của mô mềm, tình trạng viêm hay mất xương quanh implant.

Proskin (2007) đưa ra khái niệm implant thành công và implant tồn tại [107]. Một implant đang thực hiện chức năng, không có triệu chứng đau, không di động và mất xương chưa vượt quá 50% chiều dài implant được xem là một implant thành công, nhưng nếu mất xương vượt quá 50% chiều dài implant vẫn được cho là tồn tại. Nghĩa là implant tồn tại khi vẫn còn trong miệng và hoạt động chức năng, bất kể tình trạng tiêu xương quanh implant. Ông đã áp dụng tiêu chuẩn này để đánh giá sự thành công của implant cho bệnh nhân khe hở môi vòm miệng.

Nếu đánh giá theo tiêu chuẩn của Proskin (2007) [107] thì nghiên cứu của chúng tôi có kết quả thành công là 100% sau 18 tháng theo dõi. Mặc dù

có 1 implant tiêu xương 2mm sau năm đầu tiên nhưng không quá 50% chiều dài implant nên vẫn được xem là implant thành công. Tiêu chuẩn này xem ra đơn giản, dễ áp dụng, dễ đạt và thực tế hơn tiêu chuẩn của Albrektsson (1986) [14]vì trên thực tế việc dõi tình trạng tiêu xương ít hơn 0,2mm mỗi năm như đề nghị của Albrektson là quá nhạy cảm và khó đánh giá chính xác ngay cả trong nghiên cứu, do vậy, điều này là khó khả thi nếu áp dụng trên lâm sàng.

Ngoài ra, Kearns (1997) [68] đã giới thiệu tiêu chuẩn implant thành công về mặt tích hợp xương như sau: implant không di động ở thời điểm kết nối trụ phục hình và không có thấu quang quanh implant, không có các triệu chứng khi tải lực chức năng và không có các bệnh lí liên quan tới implant ở thời điểm đánh giá. Tiêu chuẩn này không đưa ra những con số định lượng cụ thể nên khó đánh giá một cách chính xác. Nếu theo tiêu chuẩn của Kearns (1997) [68] thì nghiên cứu của chúng tôi cũng có kết quả thành công là 100% sau 18 tháng theo dõi.

Trong khi đó, để đánh giá sự thành công của implant, các nghiên cứu lâm sàng thường đề cập đếntỉ lệ tồn tại của implant, nghĩa là implant vẫn còn hiện diện trong miệng. Các nhà phê bình tranh luận rằng có những implant lẽ ra nên được loại bỏ vì đau hay có bệnh lí nhưng vẫn còn hiện diện trong miệng lại được báo cáo là thành công hay tồn tại nên đã làm sai lệch kết quả. Để khắc phục tình trạng trên, Misch và cộng sự(2007) tại hội nghị đồng thuận ICOI ở Pisa, Ý đã thống nhất 3 tiêu chí căn bản: implant thành công, implant tồn tại và implant thất bại bao gồm 4 mức độ [89]:

- Implant thành công: Implant không đau khi hoạt động chức năng, implant

không di động, mất xương quanh cổ implant ít hơn 2mm trên phim X-quang so với thời điểm khicấy implant và không có chảy dịch.

- Implant tồn tạikhông có dấu hiệu bệnh lí:Implant không đau khi hoạt động

trên phim X-quang so với thời điểm khi cấy ghép implant và không có chảy dịch.

- Implant tồn tại có dấu hiệu bệnh lí cần điều trị:Implant có thể nhạy cảm khi hoạt động chức năng, implant không di động, mất xương quanh cổ implant trên 4mm nhưng không quá 50% chiều dài implant, độ sâu túi nha chu trên 7mm và có thể đi kèm với chảy dịch.

- Implant thất bại:khi implant có một trong những dấu hiệu sau: (1) đau khi

thực hiện chức năng, (2) di động theo chiều dọc và/hoặc theo chiều ngang, (3) mất xương trên 50% chiều dài implant, (4) chảy dịch không kiểm soát hoặc (5) không còn hiện diện trong miệng.

Tiêu chuẩn này toàn diện và chặt chẽ vì vừa đánh giá hoạt động chức năng của implant, vừa đánh giá tình trạng tiêu xương quanh implant cũng như tình trạng mô mềm quanh implant, đồng thời cũng phân loại chi tiết tình trạng tồn tại của implant với 2 mức độ: tồn tại không bệnh lí không cần điều trị và tồn tại có bệnh lí cần sự can thiệp để tránh diễn tiến xấu. Ngoài ra, tiêu chuẩn này đưa ra những con số định lượng cụ thể, dễ dàng đánh giá và theo dõi tình trạng sức khỏe implant theo thời gian. Do vậy, nghiên cứu của chúng tôi áp dụng tiêu chuẩn này dù các tiêu chí rất khắt khe, sẽ hạ thấp tỉ lệ thành công so với các tiêu chí đơn giản như của Proskin (2007) [107] hay Kearns (1997) [68]. Theo tiêu chuẩn của Misch, kết quả nghiên cứu của chúng tôi sau 15 tháng theo dõi có tỉ lệimplant thành công là 100% và sau 18 tháng theo dõi, tỉ lệimplant thành công là 96,9%, tỉ lệ implant tồn tại ổn định không bệnh lí là 3,1% và không có implant thất bại.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cấy ghép implant ở bệnh nhân đã cấy ghép xương hàm sau phẫu thuật tạo hình khe hở môi và vòm miệng toàn bộ (Trang 119 - 122)