Chuẩn bị trước phẫu thuật

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cấy ghép implant ở bệnh nhân đã cấy ghép xương hàm sau phẫu thuật tạo hình khe hở môi và vòm miệng toàn bộ (Trang 57 - 62)

- Vùng miệng hay tại vị trí cấyimplant đang viêm nhiễm chưa được kiểm

2.3.3.2. Chuẩn bị trước phẫu thuật

- Lấy dấu răng làm máng hướng dẫn phẫu thuật có định vị chất cản quang qua trục răng, chụp phim CT Cone Beam để đo kích thước xương và xác định kích thước implant.

- Kháng sinh dự phòng trước mổ và kháng sinh 7 ngày sau mổ.

Vô cảm: Gây tê tại chỗ với Lidocaine có Ephinephrin theo tỉ lệ 1/200.000.

2.3.3.3.Phẫu thuật cấy ghép implant[29]

+ Đường rạch tạo vạt:Đường rạch dọc trên sống hàm hơi lùi vào phía vòm miệng, sau đó đi vào vùng khe nướu của răng cạnh khe hở, đường rạch tiếp tục đi lên trên ngách tiền đình (Hình 2.34A và B).

+ Bóc tách vạt: vạt toàn bộ niêm cốt mạc.

+ Khoan xương tốc độ 1200 vòng/phút có nước làm mát.

- Cấy implant theo tiêu chuẩn implant vùng thẩm mỹ phải đảm bảo hướng và vị trí implant theo 3 chiều không gian như sau:

+ Hướng implant: tốt nhất là trục implant đi qua cạnh cắn của phục hình sau này (Hình 2.35).

+ Cấy ghép implant đúng vị trí theo 3 chiều không gian. Theo chiều ngoài trong, mặt ngoài của implant cách đường nối mặt ngoài 2 răng cạnh khe hở 1mm để đảm bảo khoảng cách từ mặt ngoài implant đến xương vỏ mặt ngoài 2mm (Hình 2.37A). Theo chiều trên dưới: Bờ vai của implant cách bờ nướu tự do của răng cạnh khe hở 3mm (Hình 2.37B). Theo chiều gần xa: Implant cách chân răng kế cận ít nhất 1,5mm (Hình 2.37C).Để đảm bảo cấy implant đúng vị trí và hướng chúng tôi sử dụng máng hướng dẫn phẫu thuật implant (Hình 2.36).

+ Lỗ khoan có kích thước nhỏ hơn đường kính implant để implant dễ đạt độ ổn định ban đầu.

Hình 2.34 A + B: Đường rạch tạo vạt [29]

Hình 2.36: Khoan vị trí implant với máng hướng dẫn phẫu thuật Hình 2.35:

Hướng implant

Hình 2.37 A: Vị trí implant theo chiều ngoài trong.

Mặt ngoài của implant cách đường nối mặt ngoài 2 răng cạnh khe hở 1mm []

A

Hình 2.37 B: Vị trí implant theo chiều trên dưới.

Bờ vai của implant cách bờ nướu tự do của răng cạnh khe hở 3mm []

B

Hình 2.37 C: Vị trí implant theo chiều gần xa.

Implant cách chân răng kế cận ít nhất 1,5mm [] 1.5mm

C

Sơ đồ 3: Mô tả quá trình cấy ghép implant trong vùng thẩm mỹ

B A

Hình 2.39: Ghép bổ sung xương và đặt màng collagen Hình 2.38:

Sau khi cấy implant

Hình 2.40:

Khâu đóng vết thương

2.3.3.4.Kỹ thuật ghép xương bổ sung

Ghép xương bổ sung được tiến hành cùng lúc với với phẫu thuật cấy ghép implant và có hai kỹ thuật được áp dụng tùy theo mức độ thiếu xương. Kỹ thuật ghép xương hạt [35] được chỉ định trong trường hợp thiếu xương theo chiều ngang hay thiếu xương theo chiều dọc ít hơn 3mm và kỹ thuật ghép xương khối dạng vòng có kết hợp xương hạt [53] được chỉ định trong trường hợp thiếu xương theo chiều dọc trên 3mm.

- Kỹ thuật ghép xương hạt:

Sau khi cấy implant (Hình 2.38), đục thủng phiến xương vỏ phía tiền đình với mũi khoan 1mm để tạo diện chảy máu từ trong tủy xương ra ngoài, máu này sẽ nuôi dưỡng cho phần xương ghép. Đặt màng collagen tự tiêu vào giữa vách xương và vạt niêm mạc ở phía vòm miệng (Hình 2.39), cho xương hạt Osteon lên toàn bộ bề mặt implant và phía tiền đình sao cho xương ghép ngang với chiều cao vách xương huyệt răng của răng cạch vùng khe hở. Theo chiều ngoài trong cho xương ghép ngang với phiến xương vỏ phía tiền đình. Sau đó đậy màng collagen che phủ xương ghép và khâu đóng vạt (Hình 2.40).

- Kỹ thuật ghép xương vòngcó kết hợp xương hạt:

Bước 1: Lấy xương vòng

Dùng mũi khoan dạng ống có đường kính 7mm khoan ở vùng hậu hàm hay vùng cằm với chiều sâu 5mm, sau đó dùng mũi khoan 2mm khoan ở

Hình 2.41:

Khoan lấy vòng xương

Hình 2.42:

Khoan lỗ cấy implant

Hình 2.43: Đặt vòng xương vào vùng nhận ghépHình 2.44: Cấy implant theo tiêu chuẩn trong vùng thẩm mỹ và ghép bổ sung xương vòng trung tâm vòng tròn này với chiều sâu 5mm (Hình 2.41), tiếp tục tăng đường

kính mũi khoan bằng đường kính implant cần cấy (ví dụ 3,8mm), tiếp tục dùng nạy mỏng để lấy vòng xương ra.

Bước 2: Sửa soạn vùng nhận ghép

Khoan lỗ cấy implant với mũi khoan đường kính 2mm với độ sâu tương ứng chiều dài implant (Hình 2.42). Tiếp theo dùng mũi khoan dạng ống có đường kính 6mm có mũi định hướng khoan ở trung tâm vùng cần cấy implant với độ sâu 5mm sau đó đặt vòng xương vào vùng nhận ghép (Hình 2.43), tiếp tục khoan lỗ cấy implant với mũi khoan có đường kính 2,8mm nhỏ hơn đường kính implant (3,8mm).

Bước 3: Cấy ghép implant

Đặt vòng xương vào vị trí nhận ghép, sau đó cấy implant vào đến vị trí thích hợp theo tiêu chuẩn của implant trong vùng thẩm mỹ (Hình 2.44)

Bước 4: Ghép thêm xương hạt lấp đầy khe hở giữa xương vòng và xương hàm trên (Hình 2.45). Sau đó, phủ màng collagen tự tiêu (Hình 2.46). Cuối cùng, khâu đóng vạt (Hình 2.47).

Hình 2.46:

Phủ màng collagen Hình 2.45:

Ghép bổ sung xương hạt Hình 2.47:Khâu đóng vạt

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cấy ghép implant ở bệnh nhân đã cấy ghép xương hàm sau phẫu thuật tạo hình khe hở môi và vòm miệng toàn bộ (Trang 57 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(161 trang)
w