Đánh giá trên phim CT Cone Beam Phục hồixương 3 chiều để cấy ghép implant

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cấy ghép implant ở bệnh nhân đã cấy ghép xương hàm sau phẫu thuật tạo hình khe hở môi và vòm miệng toàn bộ (Trang 107 - 108)

- Vùng miệng hay tại vị trí cấyimplant đang viêm nhiễm chưa được kiểm

12 tháng 4-6 tháng

4.4.2. Đánh giá trên phim CT Cone Beam Phục hồixương 3 chiều để cấy ghép implant

Trong nghiên cứu này, bệnh nhân được chỉnh nha để tạo khoảng theo chiều gần xa phù hợp với răng đã mất. Do vậy, kết quả ghép xương đánh giá trên phim CT Cone Beam chỉ khảo sát kích thước của xương ghép theo chiều trên dưới và chiều ngoài trong.

Kết quả phục hồi xương theo chiều trên dưới trung bình là 11,4 ± 2,4 mm, phục hồi xương theo chiều ngoài trong trung bình là 6,1 ± 1,0 mm. Trong số 32 bệnh nhân được ghép xương có 29 bệnh nhân phục hồixương ghép theo chiều trên dưới >10mm và chiều ngoài trong >5mm, 3 bệnh nhân phục hồixương ghép theo chiều trên dưới < 5mm và chiều ngoài trong <4mm. Trong khi đó,tiêu chuẩn để cấy implant thành công theo Franck Renouard(1999)[47]xương phải có chiều trên dưới tối thiểu là 7mm và chiều ngoài trong tối thiểu là 4mm. Do vậy, kết hợp 2 kích thước theo chiều trên dưới và chiều ngoài trong cho thấy có 29 bệnh nhân chiếm 90,6% đủ điều kiện cấy ghép implant, Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Takadashi (1999) có 90% trường hợp đủ xương để cấy implant trong vòng 6 tháng sau ghép xương nhưng từ sau 6 đến 24 tháng tỉ lệ là 80%, sau trên 24 tháng là 44% và trên 5 năm chỉ còn khoảng 40% trường hợp [131].

Ngày nay thành công về mặt tích hợp xương của implant là hiển nhiên, không còn tranh cãi nhưng vấn đề quan tâm là cấy implant sao cho phục hình sau cùng đạt yêu cầu thẩm mỹ, nhất là ở vùng răng cửa. Do vậy, chúng tôi cấyimplant đúng hướng và đúng vị trí theo 3 chiều không gian như tiêu chuẩn của Buser cho implant trong vùng răng cửa [29] chứ không cấy implant ngang với mào xương hiện có như trong nghiên cứu của Yoshiro [144]. Vì cấy

implant theo tiêu chuẩn thẩm mỹ nên100% bệnh nhân được cấy ghép implant cần phải ghép xương bổ sung khi cấy ghép implant. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Dempf [36] vì khi ghép xương ở hàm răng vĩnh viễn,kết quả mào xương thường thấp hơn so với khi ghép xương ở hàm răng hỗn hợp. Ngoài ra, kết quả ghép xương còn phụ thuộc vào kích thước khuyết hổng, khuyết hổng càng lớn thiếu xương theo chiều dọc càng nhiều [27]. Trong khi nghiên cứu của Denny (1999), bệnh nhân cần ghép xương bổ sung chiếm 17% [37], hay trong nghiên cứu tổng quan của Ananth (2005) trong 110 trung tâm, tỉ lệ ghép xương bổ sung khi cấy implant là 74,42% [19]. Tỉ lệ ghép xương bổ sung trong nghiên cứu của Denny và Ananth thấp hơn nhiều so với trong nghiên cứu của chúng tôi không có nghĩa là kết quả ghép xương trong nghiên cứu của chúng tôi kém hơn nghiên cứu của họ mà vì 2 tác giả này cấy implant sát mào xương hiện có nên không cần ghép thêm xương. Đồng thời, các tác giả này cũng thừa nhận rằng trong một số ca đầu tiên do implant đặt sai vị trí, implant hơi lệch ngoài và implant đặt quá sâu nên gây ra những biến chứng trên mô mềm (mô nướu) sau khi gắn phục hình và cần được điều trị bởi các chuyên gia nha chu.

4.5. Kết quả cấy ghép implant

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cấy ghép implant ở bệnh nhân đã cấy ghép xương hàm sau phẫu thuật tạo hình khe hở môi và vòm miệng toàn bộ (Trang 107 - 108)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(161 trang)
w