- Vùng miệng hay tại vị trí cấyimplant đang viêm nhiễm chưa được kiểm
2.4.1.3.2. Đánh giákết quả ghép xương trên phim CT Cone Beam
Cone Beam
Đánh giá kết quả phục hồi xương theo 3 chiều để kết luận có đủ điều kiện xương để cấy implant hay không với2 tình huống sau:
- Đủ điều kiện xương để cấy implant - Không đủ xương để cấy implant
Vùng mất răng trên bệnh nhân KHM-VM thường là răng cửa bên nên chúng tôi áp dụng tiêu chuẩn của Franck Renouard (1999) với nội dung như sau: đủ điều kiện xương để cấy implant khi chiều trên dưới của xương tối thiểu là 7mm và chiều ngoài trong tối thiểu là 4mm như được mô tả trong bảng 2.1 [47].
Bảng 2.1: Tiêu chuẩn xương để cấy implant thành công [47]. Chiều trên dưới Chiều ngoài trong Chiều gần xa Cấy implant ( đủ xương không cần ghép) ≥ 10mm ≥ 5,5mm 6,5- 8mm Cấy implant (cần ghép thêm xương) 7- 9 mm 4 - 5 mm Không thể cấy implant < 7mm ≤ 3 mm
Trong nghiên cứu này, bệnh nhân được chỉnh nha để tạo khoảng theo chiều gần xa phù hợp với răng đã mất. Do vậy, công trình chỉ khảo sát xương ghép theo chiều trên dưới và chiều ngoài trong.
Hình 2.49: Kích thước chiều trên dưới và chiều ngoài trong của xương ghép Hình 2.48: Chụp phim CT với máng hướng dẫn phẫu thuật implant
có định vị chất cản quang
- Sau khi ghép xương 4 tháng, lấy dấu mẫu hàm làm răng giả tháo lắp, từ răng giả này làm máng hướng dẫn phẫu thuật có đánh dấu trục của thân răng cần phục hồi bằng chất định vị cản quang (Gutta percha). Chụp phim CT Cone Beam và thực hiện lát cắt qua trục của máng hướng dẫn phẫu thuật (Hình 2.48). Sử dụng hình ảnh lát cắt qua trục này để đo kích thước mảnh xương bằng phần mềm Easydent V4 Viewer.
- Chiều trên dưới được đo từ điểm thấp nhất và điểm cao nhất của xương trên hình ảnh lát cắt CT qua trục định vị. (Hình 2.49). Chiều trên dưới ký hiệu là d.
- Chiều ngoài trong được tính như sau: trên lát cắt CT qua trục định vị, xương được chia thành 3 phần bằng nhau, chiều ngoài trong là trung bình chiều ngoài trong của 1/3 trên (a), 1/3 giữa (b) và 1/3 dưới (c) của xương ở lát cắt qua trục định vị (Hình 2.49). Chiều ngoài trong ký hiệu là r.Công thức tính:Chiều ngoài trong r = (a + b + c) /3.
2.4.2.Tiêu chí đánh giá kết quả cấy ghép implant
2.4.2.1. Tình trạng niêm mạc vùng cấy implant
- Tốt: Vạt niêm mạc hồng, vết mổ khô, kín, liền sẹo.
- Trung bình: Vạt niêm mạc hồng, vết mổ khô, có hở vết thương nhưng không lộ implant hay xương ghép.
- Xấu: Vết mổ sưng tấy, vạt niêm mạc thâm tím, dò mủ hay có hở vết mổ và lộ implant.
2.4.2.2. Đánh giá kết quả cấy ghép implant
Kết quả cấy ghép implant được đánh giá qua 2 nội dung sau:
o Thành công của implant về tích hợp xương
o Thẩm mỹ phục hình trên implant
2.4.2.2.1. Đánh giá thành công của implant về mặt tích hợp xương
Sử dụng tiêu chuẩn của Misch (2008) [89] để đánh giá kết quả cấy ghép implantgồm 4 mức độ sau:implant thành công, implant tồn tại không có bệnh lí, implanttồn tại có bệnh lí cần điều trị và implant thất bại (Bảng 2.2).
Bảng 2.2: Tiêu chí đánh giá thành công của implant (về phương diện tích hợp xương) theo Misch (2008) [89].
Mức độ Tiêu chí
Thành công a) Không đau khi hoạt động chức năng b) Không di động
c) Mất xương <2mm trên phim quanh chóp kể từ lần phẫu thuật đầu tiên
d) Không có tiết dịch Tồn tại
(không có bệnh lí)
a) Không đau khi hoạt động chức năng b) Không di động
c) Mất xương từ 2-4mm trên phim quanh chóp d) Không có tiết dịch
Tồn tại
(có bệnh lí cần điều trị)
a) Có thể nhạy cảm khi hoạt động chức năng b) Không di động
c) Mất xương >4mm trên phim quanh chóp (nhưng không vượt quá 1/2 chiều dài implant) d) Chiều sâu túi >7mm
e) Có thể có tiết dịch
Thất bại Bất cứ điều kiện nào trong những điều kiện sau:
a) Đau khi hoạt động chức năng hay khi gắn ốc lành thương
b) Chuyển động
c) Mất xương >1/2 chiều dài implant d) Tiết dịch không kiểm soát
2.4.2.2.2.Đánh giá kết quả thẩm mỹ phục hình răng trên implant
Đánh giá kết quả thẩm mỹ của phục hình gồm 2 phần:
o Bác sĩ đánh giá dựa trên chỉ số thẩm mỹ hồng (thẩm mỹ của mô nướu quanh răng) và thẩm mỹ trắng (thẩm mỹ răng).
o Bệnh nhân đánh giá mức độ hài lòng của họ về phục hình răng trên implant.
- Đánh giá kết quả theo chỉ số thẩm mỹ hồng và thẩm mỹ trắng
+ Tiêu chí đánh giá thẩm mỹ hồng(mô nướu quanh răng)
Theo Belser gồm 5 tiêu chí, mỗi tiêu chí được cho điểm: 0, 1 và 2 với điểm số 0 là xấu nhất và 2 là tốt nhất, nội dung chi tiết được mô tả trong bảng 2.3 [23].
Bảng 2.3: Tiêu chí đánh giá thẩm mỹ hồng (mô nướu quanh răng)của phục hình trên implant
Điểm số
Thẩm mỹ hồng 0 1 2
Gai nướu phía gần Không
hiện diện
Hiện diện một phần
Hiện diện đầy đủ
Gai nướu phía xa Không
hiện diện
Hiện diện một phần
Hiện diện đầy đủ Độ cong của nướu mặt ngoài
so với răng đối bên
Khác biệt rõ ràng
Khác biệt ít Không khác biệt Chiều cao của đường viền
nướu mặt ngoài so với răng đối bên Khác biệt lớn >2mm Khác biệt ít từ 1-2mm Không khác biệt hoặc khác biệt < 1mm Màu sắc và cấu trúc mô nướu Khác biệt
rõ ràng
Khác biệt ít Không khác biệt
Theo Belser gồm 5 tiêu chí, mỗi tiêu chí được cho điểm: 0, 1 và 2 với điểm số 0 là xấu nhất và 2 là tốt nhất, nội dung chi tiết được mô tả trong bảng 2.4 [23].
Bảng 2.4: Tiêu chí đánh giá thẩm mỹ trắng (răng)
Điểm số Thẩm mỹ trắng
0 1 2
Hình dáng so với răng đối bên Khác biệt rõ ràng
Khác biệt ít
Không khác biệt Thể tích so với răng đối bên Khác biệt
rõ ràng
Khác biệt ít
Không khác biệt Màu sắc so với răng đối bên Khác biệt
rõ ràng
Khác biệt ít
Không khác biệt Cấu trúc bề mặt so với răng đối bên Khác biệt
rõ ràng
Khác biệt ít
Không khác biệt Độ trong mờ/những chi tiết đặc biệt
của răng Khác biệt rõ ràng Khác biệt ít Không khác biệt
+ Tiêu chí đánh giá cho thẩm mỹ hồng và thẩm mỹ trắng:
o Đạt thẩm mỹ : > 12 điểm
o Ngưỡng chấp nhận thẩm mỹ về mặt lâm sàng: 12 điểm
o Thẩm mỹ kém: < 12 điểm
- Đánh giá sự hài lòng về thẩm mỹ phục hình của bệnh nhân:
Sử dụng thang đánh giá từ 1- 9 điểm [43]:
o Điểm 1, 2 hay 3: thẩm mỹ kém (Hoàn toàn không hài lòng)
o Điểm 4, 5 hay 6: thẩm mỹ chấp nhận (Hài lòng)
o Điểm 7, 8 hay 9: rất thẩm mỹ (Rất hài lòng)
2.5. THỜI ĐIỂM VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ (Sơ đồ 3)