Đặc điểm về kinh tế

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng tmcp sài gòn thương tín (sacombank) chi nhánh đồng nai (Trang 45 - 50)

Chương 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đặc điểm cơ bản tỉnh Đồng Nai

2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

2.1.2.1. Đặc điểm về kinh tế

a. Tổng sản phẩm trên địa bàn (GDP)

Dự ước năm 2022 tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trên địa bàn tỉnh (theo giá so sánh 2010) đạt 233.979,73 tỷ đồng, tăng 9,22% so với cùng kỳ.

Trong đó: Khu vực Nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,89%; Công nghiệp - xây dựng tăng 9,06%; Dịch vụ tăng 13,08% và Thuế sản phẩm tăng 6,26%.

Mức tăng trưởng năm 2022 vượt mục tiêu đề ra (Mục tiêu 6,5-7%), cao hơn mức tăng của cả nước (Cả nước năm 2022 tăng....%), nếu so với các tỉnh trong khu vực Đông Nam bộ, thì mức tăng của Đồng năm 2022 thấp hơn mức tăng trưởng của tỉnh Tây Ninh (+9,56%), nhưng cao hơn TP. Hồ Chí Minh (+9,03%), Bình Dương (+8,01%), Bà Rịa- Vũng Tàu (+7,15%) Bình Phước (+8,4%), trong khi đó về qui mô GRDP thì Đồng Nai đứng thứ 4/63 tỉnh, TP, sau TP. HCM, Hà Nội và Bình Dương. Mức tăng trưởng của Đồng Nai như trên đã góp phần vào tăng trưởng của cả nước.

Nguyên nhân tăng trưởng GDRP năm 2022 đạt cao là do năm 2021 ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên tăng rất thấp, chỉ đạt 2,77%; bước sang năm 2022 tình hình dịch bệnh cơ bản đã được kiểm soát, sản xuất công nghiệp phục hồi khá nhanh; ngay những tháng đầu năm các doanh nghiệp tập trung đẩy mạnh sản xuất hàng hóa phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu; thị trường xuất khẩu có thuận lợi, hợp đồng xuất khẩu 6 tháng đầu năm tăng khá, thị trường trong nước phục hồi rõ nét, các hoạt động thương mại, dịch vụ vui chơi, giải trí, vận tải đã từng bước hoạt động bình thường trở lại. Thời tiết những tháng đầu năm tương đối thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, dịch tả lợn châu Phi được kiểm soát tốt.v.v. nên một số ngành sản xuất kinh doanh giá trị tăng thêm (VA) tăng khá so cùng kỳ như: công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 8,2%, sản xuất điện tăng 8,26%; hoạt động xây dựng tăng 23,28%, bán buôn, bán lẻ tăng 8,36%, hoạt động vận tải tăng gần 32%, dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng 29,96%...mức tăng trưởng GRDP chung của cả năm tăng 9,22% thì tốc độ tăng trưởng GDP trong quý 3/2022 tăng 15,22% ỳ, trong đó: khu vực dịch vụ quý 3 tăng 32,73%, công nghiệp xây dựng tăng 13,08%. Sở dĩ quý 3/2022 tốc độ tăng trưởng GDP khá cao là do quý 3/2021 do ảnh hưởng dịch Covid-19 nên kinh tế tăng trưởng âm, trong đó đặc biệt khu vực dịch vụ quý 3/2021 giảm mạnh nhất.

b. Sản xuất công nghiệp

Sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh năm 2022 có sự phục hồi và ổn định sản xuất ngay những tháng đầu năm. Thị trường xuất khẩu những tháng đầu năm thuận lợi, đơn hàng tăng tăng đáng kể, nguồn lao động đáp ứng yêu cầu sản xuất.

Dự ước chỉ số sản xuất công nghiệp năm 2022 tăng 8,32% so cùng kỳ (năm 2021 tăng 3,95%), trong đó ngành khai khoáng tăng 5,48%; Công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 8,46%; sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước tăng 6,71%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý

rác thải, nước tăng 4,74% so với cùng kỳ. Năm 2022 một số ngành công nghiệp chủ lực thuộc ngành công nghiệp tăng khá so với cùng kỳ như: Chế biến thực phẩm tăng 7,02%; sản xuất trang phục tăng 11,88%; sản xuất da và các sản phẩm có liên quan tăng 8,11%; sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy tăng 8,7%; sản xuất hóa chất tăng 10,22%; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 7,14%, nguyên nhân tăng nhờ có sự phấn đấu nổ lực của các doanh nghiệp khắc phục khó khăn, mặt khác sự tích cực trong công tác quản lý, điều hành và chỉ đạo của Lãnh đạo tỉnh Đồng Nai thực hiện kịp thời các biện pháp hỗ trợ DN trong sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp vượt qua những khó khăn, duy trì sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên do khó khăn nên một số ngành sản xuất chỉ số giảm so cùng kỳ như:

sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính giảm 0,82%, một số ngành tăng thấp như: sản xuất giường, tủ, bàn, ghế tăng 0,4%; sản xuất kim loại tăng 0,82%;

sản xuất sản phẩm kim loại tăng 1,67%.

c. Hoạt động xây dựng

Dự ước cả năm 2022 giá trị sản xuất ngành xây dựng (theo giá hiện hành) đạt 70.980,8 tỷ đồng, tăng 20,67% so cùng kỳ. Trong đó: Doanh nghiệp nhà nước đạt 161,5 tỷ đồng, giảm 39,18%; doanh nghiệp ngoài nhà nước đạt 52.414,4 tỷ đồng, tăng 19,46%; doanh nghiệp có vốn ĐTNN đạt 2.880,8 tỷ đồng, tăng 20,52%; Loại hình khác đạt 15.214,1 tỷ đồng, tăng 26,34%. Giá trị sản xuất xây dựng (theo giá so sánh 2010) đạt 43.757,9 tỷ đồng, tăng 12,13%

so cùng kỳ. Nguyên nhân tăng do dịch bệnh được kiểm soát, cùng với việc phát triển sản xuất công nghiệp và đẩy mạnh thu hút dự án đầu tư nước ngoài, nhu cầu đầu tư cơ sở hạ tầng và nhà ở dân cư trên địa bàn bàn tăng cao. Mặt khác tiếp tục đẩy mạnh tiến độ xây dựng khu tái định cư sân bay Long Thành.

d. Sản xuất Nông - Lâm nghiệp và thủy sản

Sản xuất nông nghiệp năm 2022 diễn ra trong điều kiện thời tiết thuận lợi cây trồng sinh trưởng và phát triển. Chăn nuôi phát triển ổn định, các trang

trại, doanh nghiệp chăn nuôi có quy mô lớn tiếp tục tái đàn để phát triển sản xuất và phụ chụ cho thị trường xã hội. Công tác phòng chống dịch bệnh cho cây trồng, vật nuôi được các địa phương quan tâm và triển khai có hiệu quả;

các địa phương đầy mạnh áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất phát triển.

Tuy nhiên do giá vật tư nông nghiệp, giá xăng dầu… tăng cao, đặc biệt là thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm tăng cao, làm cho giá thành sản phẩm hàng hóa nông nghiệp tăng; trong khi giá sản phẩm đầu ra chỉ tăng nhẹ, lợi nhuận người sản xuất giảm, ảnh hưởng đến tình hình sản xuất nông nghiệp.

e. Thương mại, giá cả, vận tải và du lịch

Hoạt động thương mại, dịch vụ năm 2022 từng bước phục hồi và khởi sắc sau Đại dịch Covid-19, tuy nhiên do ảnh hưởng tình hình chính trị bất ổn giữa Nga và Ukraina làm cho các mặt hàng xăng, dầu, gas trong nước nói chung và Đồng Nai nói riêng tăng cao, giá nguyên vật liệu đầu vào của hàng hóa tăng, tác động đến giá bán của hàng hóa dịch vụ tiêu dùng tăng theo.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa: Ước năm 2022 tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt 232.169 tỷ đồng, tăng 23,63% so cùng kỳ, trong đó doanh thu bán lẻ ước đạt 180.070 tỷ đồng, tăng 17,06% so cùng kỳ, trong đó một số nhóm hàng hóa có mức tăng khá như: Hàng may mặc tăng 20%; Gỗ và vật liệu xây dựng tăng 15,88%; Ô tô các loại tăng 14,81%; Xăng dầu tăng 48,29%; Nhiên liệu khác tăng 16,92%; Sửa xe có động cơ, mô tô, xe máy tăng 16,95% so với cùng kỳ.

Doanh thu lưu trú, ăn uống, du lịch lữ hành: Dự ước năm 2022 đạt đạt 19.778 tỷ đồng, tăng 58,33% so cùng kỳ, nguyên nhân tăng là do dịch Covid- 19 được kiểm soát và khống chế tạo điều kiện thuận lợi cho dịch vụ ăn uống, lữ hành tăng. Trong khi năm 2021 ngành này giảm sâu, do hạn chế hoạt động để phòng chống dịch Covid-19.

Giá cả thị trường Năm 2022 hầu hết giá tiêu dùng đều có biến động tăng bởi vì chịu sự tác động của giá xăng dầu và giá vật tư nguyên liệu đầu vào, nên tác động đến chỉ số giá tiêu dùng trên địa bàn tỉnh.

Xuất, nhập khẩu hàng hóa: Bước vào đầu năm 2022 tình hình xuất nhập khẩu có nhiều thuận lợi, thị trường xuất khẩu trên thế giới phục hồi, hợp đồng xuất khẩu tăng cao; Tuy nhiên từ tháng 7/2022 xuất hiện khó khăn do tình hình dịch bệnh, chính sách “zero-Covid’’ tại Trung Quốc, cùng với Chiến sự giữa Nga và Ukraine, nhiều quốc gia đối mặt với tình trạng lạm phát tăng cao, giá nguyên liệu đầu vào tăng đột biến; hợp đồng xuất khẩu giảm mạnh, nhiều doanh nghiệp thiếu đơn hàng sản xuất từ quý III đến nay, do đó ảnh hưởng đến kết quả xuất khẩu cả năm 2022. Kim ngạch xuất khẩu: Dự ước cả năm 2022 kim ngạch xuất khẩu đạt 24.594,5 triệu USD tăng 13,02% so với cùng kỳ (vượt mục tiêu Nghị quyết đề ra: mục tiêu tăng 8-10%). Trong đó: kinh tế nhà nước đạt 558,7 triệu USD, tăng 8,39%; kinh tế ngoài nhà nước đạt 5.768,5 triệu USD, tăng 34,4%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 18.267,3 triệu USD, tăng 7,75% so cùng kỳ. Các mặt hàng xuất khẩu năm 2022 tăng cao so cùng kỳ như: Cà phê tăng 34,34%; Hàng dệt may tăng 13,75%; Giày dép các loại tăng 41,46%; Máy móc thiết bị và phụ tùng tăng 22,43%; Sản phẩm từ sắt thép tăng 23,23%.

f. Hoạt động giao thông vận tải:

Ngành vận tải tiếp tục gặp khó khăn khi giá xăng, dầu vẫn ở mức cao do đó chi phí đầu vào cao, làm cho giá cước vận chuyển tăng, nên doanh thu của ngành vận tải tăng cao so với cùng kỳ.

Doanh thu hoạt vận tải, kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải năm 2022 đạt 23.064 tỷ đồng, tăng 42,89% so cùng kỳ, trong đó doanh thu vận tải hành khách đạt 2.562 tỷ đồng, tăng 61,19%, doanh thu vận tải hàng hóa đạt 12.615 tỷ đồng, tăng 34,75% so cùng kỳ.

g. Đầu tư phát triển

Dự ước năm 2022 tổng vốn đầu tư xã hội trên địa bàn tỉnh thực hiện 105.787,9 tỷ đồng, tăng 9,71% so năm 2021, trong đó vốn đầu tư thuộc ngân sách nhà nước đạt 11.159 tỷ đồng, tăng 12,99%, vốn đầu tư ngoài nhà nước đạt 48.021 tỷ đồng, tăng 13,16%, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 46.607,5 tỷ đồng, tăng 13,24%. Nguyên nhân nguồn vốn đầu tư tăng là do trên địa bàn tỉnh tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông, trường học, bệnh viện.v.v, các doanh doanh đầu tư mở rộng nhà xưởng và đầu tư sữa chữa, mua sắm tài sản cố định; đầu tư cơ sở sản xuất kinh doanh.

h. Thu hút đầu tư

Tổng vốn đăng ký cấp mới và dự án tăng vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) đến ngày 20/12/2022 đạt khoảng 1.141,47 triệu USD, bằng 93,6% so với cùng kỳ (cùng kỳ năm 2021 đạt 1.219,9 triệu USD). Trong đó:

Cấp mới 48 dự án với tổng vốn đăng ký 491,54 triệu USD, so với cùng kỳ bằng 90,6% về số dự án và tăng 27,9% về vốn đăng ký. Có 92 dự án tăng vốn với tổng vốn bổ sung 649,93 triệu USD, so với cùng kỳ bằng 84,4% số dự án và bằng 77,8% về vốn bổ sung. Như vậy cả số dự án và số vốn đăng ký đều giảm so cùng kỳ. Nguyên nhân do ảnh hưởng của kinh tế thế giới sụt giảm, đã ảnh hưởng đến làn sóng đầu tư vào các nước.

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng tmcp sài gòn thương tín (sacombank) chi nhánh đồng nai (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)