Phát triển về các loại hình dịch vụ ngân hàng bán lẻ

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng tmcp sài gòn thương tín (sacombank) chi nhánh đồng nai (Trang 79 - 83)

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Sacombank - Chi nhánh Đồng Nai

3.1.2. Phát triển về các loại hình dịch vụ ngân hàng bán lẻ

a) Dịch vụ cho vay của Sacombank Đồng Nai

Hoạt động dư nợ cho vay bán lẻ chiếm một tỷ trọng khá cao so với tổng dư nợ (trên 80%). Điều này chứng tỏ rằng ngân hàng đã rất chú trọng đến mảng cho vay bán lẻ này theo đúng xu hướng chung của các NHTM trong cả nước.

Trong tổng dư nợ bình quân tín dụng bán lẻ tại ngân hàng thì cho vay kinh doanh luôn chiếm tỷ trọng cao nhất qua các năm. Đối tượng chủ yếu là các DNVVN và các hộ kinh doanh cá thể. Việc cung cấp tín dụng cho các đối tượng này nhằm mục đích bổ sung nguồn vốn lưu động thiếu hụt tạm thời, tài trợ vốn cho các hộ kinh doanh nhỏ. Năm 2020 cho vay hoạt động sản xuất kinh doanh đạt 1.402 tỷ chiếm 57,42%, đến năm 2021 tăng lên 1.546 tỷ đồng (tăng hơn 35% so với năm 2020) nhưng tỷ trọng của hoạt động này đã giảm xuống chỉ còn 56,58%.

Hoạt động cho vay mua nhà, sửa chữa nhà đã trở nên quen thuộc với người dân nên quy mô tín dụng và tỷ trọng cũng chiếm một phần quan trọng trong cơ cấu cho vay bán lẻ tại ngân hàng. Năm 2021 đạt 1.230 tỷ đồng, chiếm 32,85% nhưng đến năm 2022 đã tăng lên 1.312 tỷ đồng, chiếm 32,33%

trong tổng dư nợ. Đối tượng vay là các cá nhân đã lập gia đình có độ tuổi từ 23-40, trình độ là cao đẳng

hoặc đại học, nghề nghiệp ổn định và thu nhập bình quân tối thiểu là 7 triệu đồng/tháng và có mở tài khoản tại ngân hàng. Khách hàng phải có tối thiểu 20% tổng số vốn đang cần và được hưởng ưu đãi trả 15% vốn gốc trong

ẳ thời gian đầu và cỏc ưu đói khỏc về thời hạn, lói suất hay giỏ trị khoản vay.

Để nâng cao chất lượng cuộc sống thì bên cạnh vấn đề nhà ở, phương tiện đi lại cũng là vấn đề cần được quan tâm. Ngoài ra, các DNVVN cũng có nhu cầu về phương tiện vận chuyển để thuận lợi trong công tác giao dịch và vận chuyển hàng hóa. Xu hướng sắm các phương tiện đi lại cũng tăng qua các

năm. Do hầu hết vay mua phương tiện đi lại chủ yếu là mua ô tô do đời sống người dân ngày càng cao nên liên tục làm gia tăng nhu cầu mua sắm loại phương tiện này.

Vay cầm cố các giấy tờ có giá đã xuất hiện từ lâu đời. Đây là dịch vụ quen thuộc với khách hàng, đặc biệt là khách hàng cá nhân. Tuy nhiên, đây là dịch vụ có tốc độ phát triển chưa cao đối với Sacombank Đồng Nai. Trong các dịch vụ cho vay bán lẻ, ngoài dịch vụ cho vay đi du học ở ngân hàng còn chưa thu hút được thì đây là một dịch vụ chiếm tỷ trọng thấp nhất. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do các khoản tiền gửi tiết kiệm trước đây có lãi suất thấp, trong khi đó lãi suất cầm cố lại tăng, thời hạn cầm cố ngắn, các điều kiện cầm cố chặt chẽ nên khách hàng có xu hướng rút tiền gửi trước hạn để thỏa mãn nhu cầu vốn của mình.

b) Dịch vụ phát hành và thanh toán thẻ

Dưới sự điều phối, định hướng phát triển của Trung Tâm Thẻ Sacombank, kết quả kinh doanh thẻ trong giai đoạn nghiên cứu của Sacombank Đồng Nai là hết sức khả quan. Tổng lượng thẻ lưu hành của Sacombank Đồng Nai tại năm 2020 đạt 3.223 thẻ, nhưng chỉ sau 3 năm sau tổng lượng thẻ lưu hành đã đạt hơn 4.456 thẻ. Đạt được kết quả trên là do Sacombank luôn nắm bắt được xu hướng nổi trội của thị trường, tập trung chú trọng vào việc tăng cường các tiện ích của thẻ. Tốc độ tăng trưởng bình quân của tổng lượng thẻ lưu hành trong giai đoạn 2020 – 2022 duy trì mở mức bình quân hơn 50%. Mặc dù, số lượng thẻ phát hành của ngân hàng chưa cao nhưng tốc độ tăng của nó cũng đã thể hiện rằng ngân hàng đang chú trọng phát triển dịch vụ thẻ để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.

Hiện nay, để hoàn thành mục tiêu phát triển dịch vụ thẻ, ngân hàng phải có những bước tiếp cận với các phân đoạn khách hàng chưa được khai thác, áp dụng các biện pháp xúc tiến khuếch trương để tăng thị phần phát hành và thanh toán thẻ.

Biểu đồ 3.1: Kết quả tăng trưởng tổng lượng thẻ lưu hành

Trong cơ cấu thẻ năm 2022 thì thẻ ghi nợ nội địa chiếm tỷ trọng cao nhất với tỷ lệ 37%, thẻ ghi nợ quốc tế và thẻ tín dụng lần lượt đạt 32,2% và 30,54% tổng lượng thẻ lưu hành. Trong đó tỷ trọng thẻ ghi nọ quốc tế đang có xu hướng tăng. Thẻ ghi nợ nội địa đang có xu hướng giảm dần.

Biểu đồ 3.2: Tỷ trọng các loại thẻ đang lưu hành

Nhìn chung, thẻ ghi nợ nội địa và thẻ tín dụng quốc tế của Sacombank Đồng Nai có xu hướng tăng dần qua các năm trong khi thẻ ghi nợ quốc tế có tỷ trọng giảm dần.

0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 4000 4500 5000

Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022

0%

20%

40%

60%

80%

100%

Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022

Chart Title

Thẻ ghi nợ nội địa (lũy kế) Thẻ ghi nợ quốc tế (lũy kế) Thẻ tín dụng Quốc tế (lũy kế)

Bảng 3.5. Tình hình kinh doanh thẻ, ebank và bảo hiểm

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2020

Năm 2021

Năm 2022

Chênh lệch

TĐPTBQ 2021/2020 2022/2021

Tuyệt đối

Tương đối (%)

Tuyệt đối

Tương đối (%) Thanh

toán thẻ 2.950 3.321 3.864 371 112,58 543 116,35 114,45 E-bank 1.150 1.284 1.455 134 111,65 171 113,32 112,48 Doanh thu

phí bảo hiểm

1.351 1.965 2.913 614 145,45 948 148,24 146,84 Nguồn: Sacombank Đồng Nai Đóng góp dịch vụ thẻ cũng tăng trưởng khá tốt qua các năm, đồng thời tỷ trọng thu dịch vụ từ thẻ cũng tăng đáng kể trong giai đoạn 2020 – 2022 với mức tỷ trọng đóng góp đến năm 2020 đạt hơn 24% tổng thu dịch vụ. Dư nợ tín dụng thẻ năm 2021 đạt 3.321 tỷ đồng đồng, tăng 12,58% so với năm 2022.

Năm 2022 đạt 3.864 tỷ đồng tăng 16,35% năm 2021. Điều này cho thấy dịch vụ thẻ của Sacombank Đồng Nai phát triển khá cao nhằm đáp ứng được nhu cầu của khách hàng sử dụng dịch vụ

c) Dịch vụ ngân hàng điện tử (E-bank)

Dịch vụ ngân hàng điện tử của Sacombank phát triển từ khá sớm và đạt được nhiều thành tưu đáng kể trong những năm gần đây. Trong năm 2022, hệ thống Internet Banking đã được hoàn thiện hơn nhờ dự án nâng cao hiệu suất mở rộng các tiện ích hiện đại, giúp tăng cường các chương trình kích thích kinh doanh, ủy thác thanh toán. Theo đó số lượng ngân hàng điện tử đã tăng vượt bật hơn 28.48% so với năm 2021. Thu dịch vụ ngân hàng điện tử năm 2022 đạt khoảng 1.455 tỷ đồng, với tỷ lệ tăng trưởng 13,32% so với năm

2021. Tình cả 3 năm tốc độ phát triển bình quân của dịch vụ ngân hàng điện tử là 112,48%

d) Doanh thu Phí bảo hiểm

Kinh doanh phí bảo hiểm là 1 hoạt động kinh doanh của ngân hàng mang lại nguồn thu lớn cho kinh doanh NHBL của Sacombank Đồng Nai.

Trong 3 năm 2020-2022 doanh thu kinh doanh phí bảo hiểm tăng vượt bậc với TĐPTBQ là 146,84%. Đặc biệt năm 2022 doanh thu phí bảo hiểm tăng lên 48,24% do tình hình dịch bệnh và các rủi ro tăng lên, số lượng người mua bảo hiểm năm 2022 tăng vọt. Đồng thời năm 2022, Sacombank Đồng Nai có chính sách khuyến khích khách hàng tham gia bảo hiểm tại Ngân hàng.

e) Thực trạng cơ sở hạ tầng

Theo định hướng chiến lược bán lẻ, để các sản phẩm dịch vụ hiện đại của Sacombank Đồng Nai có thể đến tay từng người dân thuộc tỉnh Đồng Nai và lân cận. Sacombank Đông Nai tiếp tục công tác phát triển mạng lưới nhằm gia tăng thị phần và mở rộng thị trường.

Mạng lưới ATM luôn được chú trọng phát triển và cải tiến mới, trong năm 2022 Sacombank đã lắp đặt thêm 15 máy ATM mới, nâng tổng số máy ATM lên 156 máy. Hiệu quả ATM được đánh giá lại toàn diện, hiện đại hóa và tiếp tục gia tăng các tiện ích, dịch vụ mới giao dịch ngay tại ATM.

Dịch vụ chấp nhận thẻ POS tiếp tục được đẩy mạnh, rà soát tái bố trí lại các điểm giao dịch kém hiệu quả. Tính đến hết năm 2022 số POS hiện hữu còn sử dụng đạt 190 máy tăng 21 máy so với năm 2021. Tính năng và các đời máy được thay đổi cập nhật liên tục góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ tại các điểm chấp nhận thẻ

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng tmcp sài gòn thương tín (sacombank) chi nhánh đồng nai (Trang 79 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)