Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.2. Các yếu tố ảnh hưởng phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Sacombank - Chi nhánh Đồng Nai
3.2.1. Yếu tố khách quan
Ngân hàng là một ngành kinh doanh đặc biệt quan trọng, là huyết mạch của nền kinh tế quốc gia. Do đó, ngân hàng luôn là đối tượng quản lý đặc biệt của bất kỳ chính phủ nào. Chính phủ quản lý thông qua hệ thống pháp luật, các chính sách. Một sự thay đổi về chính sách sẽ có những tác động nhất định đến hoạt động của ngân hàng, cũng như danh mục sản phẩm của họ. Chính sách quản lý và điều hành của các cơ quan Nhà nước được coi là có tác động lớn tới hoạt động hệ thống ngân hàng.
Cơ sở pháp lý: Một số văn bản luật điển hình đang điều chỉnh hoạt động của Sacombank nói riêng và TCTD khác nói chung như:
Luật 47/2010/QH12 về Tổ chức tín dụng
Luật 17/2017/QH14 sửa đổi Luật 47/2010/QH12 về Tổ chức tín dụngNĐ 88/2019/NĐ-CP Về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.
NĐ 55/2015/NĐ-CP về chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp NĐ 32/2017/NĐ-CP Về tín dụng đầu tư của nhà nước
NĐ 01/2014/NĐ-CP về nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần tại tổ chức tín dụng Việt Nam
NQ 01/2019/NQ-HĐTP Về lãi, lãi suất, phạt vi phạm
NĐ 43/VBHN-NHNN ngày 14/7/2016 hợp nhất NĐ 101/2012/NĐ-CP và NĐ 80/2016/NĐ-CP về Thanh toán không dùng tiền mặt
NĐ 101/2012/NĐ-CP về Thanh toán không dùng tiền mặt
NĐ 80/2016/NĐ-CP sửa bổ sung NĐ 101/2012/NĐ-CP về Thanh toán không dùng tiền mặt
TT 46/2014/TT-NHNN về Dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt
TT 47/VBHN-NHNN ngày 09/12/2019 hợp nhất TT 39/2014/TT- NHNN, TT 20/2016/TT-NHNN, TT 30/2016/TT-NHNN, TT 23/2019/TT- NHNN về Dịch vụ Trung gian thanh toán
TT 03/VBHN-NHNN ngày 17/01/2020 hợp nhất TT 19/2016/TT- NHNN, TT 30/2016/TT-NHNN, TT 26/2017/TT-NHNN, TT 41/2018/TT- NHNN , TT 28/2019/TT-NHNN về Hoạt động Thẻ ngân hàng.
b) Môi trường kinh tế xã hội
Sự phát triển của nền kinh tế ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung và hoạt động NHBL nói riêng. Bất cứ một ngân hàng nào cũng chịu sự tác động của các chu kì phát triển kinh tế. Trong giai đoạn nền kinh tế phát triển ổn định, doanh nghiệp làm ăn tốt thì xã hội có nhiều nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh nên nhu cầu về vốn cũng tăng.
Mặt khác, nền kinh tế phát triển, thu nhập bình quân đầu người cao, tỷ lệ thất nghiệp thấp sẽ làm tăng nhu cầu tiêu dùng, thay đổi thói quen tiêu dùng của người dân và tạo khả năng tiết kiệm, do đó khách hàng sẽ sử dụng nhiều hơn sản phẩm dịch vụ của ngân hàng. Và đối ngược lại khi nền kinh tế chậm phát triển hay đang trong chu kì suy thoái, giảm phát.
Hoạt động ngân hàng rất nhạy cảm với tình hình chính trị và trật tự an toàn xã hội của một quốc gia. Khi chính trị bất ổn, người dân có xu hướng phòng thủ tức là sẽ tác động xấu đến tâm lý của khách hàng làm cho nhu cầu sử dụng DVNH sẽ giảm đi. Ngược lại, đối với một quốc gia có nền chính trị, xã hội ổn định, điều này tạo môi trường đầu tư an toàn, không chỉ tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế trong nước mà còn tạo sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với nhà đầu tư nước ngoài, kéo theo nhu cầu về dịch vụ NHBL cũng tăng lên.
Tình hình kinh tế, xã hội: tình hình kinh tế chính trị tại Việt Nam nói chung và tỉnh Đồng Nai khá tốt, chính sách điều tiết của nhà nước đối với nền kinh tế khá điều độ và ổn định nên tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển dịch vụ NHBL tại Sacombank. Kinh tế tỉnh Đồng Nai đặc biệt là thành phố Biên Hòa phát triển nhanh và bền vững. Khu công nghiệp phát triển nhanh
với nhiều nhà máy. Trên địa bàn tỉnh có 27.516 doanh nghiệp. Trong đó 23.722 đang hoạt động, 946 tạm ngưng kinh doanh, 519 ngừng hoạt động chờ giải thể, 156 giải thể và 2.134 doanh nghiệp đang tồn tại nhưng không hoạt động. Đối với đơn vị sự nghiệp, hiệp hội, Đồng Nai có 1.054/1.124 đơn vị sự nghiệp và 89 cơ sở hiệp hội đang hoạt động. Về rà soát cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, kết quả điều tra cho thấy toàn tỉnh có 158.778 cơ sở hộ kinh doanh cá thể và 1.281 cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng.
Đây là yếu tố sử dụng các dịch vụ NHBL của Sacombank nhiều nhất và là yếu tố tăng trưởng khách hàng sử dụng dịch vụ NHBL của Sacombank Đồng Nai.
c) Nhu cầu của khách hàng
Mọi sản phẩm dịch vụ được tạo ra nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Nhu cầu của khách hàng khác nhau ở mỗi phân khúc, phân khúc khách hàng có thu nhập cao (VIP), khách hàng trung niên, khách hàng thế hệ trẻ, khách hàng DNVVN,... Mỗi phân khúc khác nhau được đánh giá xu hướng triển vọng khác nhau về lợi nhuận sẽ đạt được. Nhu cầu của mỗi phân khúc này sẽ tác động đến việc thiết kế sản phẩm dịch vụ, chiến lược quảng bá hình ảnh marketing cũng như chiến lược phục vụ và chăm sóc. Mỗi ngân hàng phải xác định được nhu cầu khách hàng của mình để có chiến lược phù hợp cho hoạt động kinh doanh ở mỗi chu kỳ.
Nhu cầu của khách hàng: GDP năm 2022 của Đồng Nai ước tính tăng 5,42% đạt mức gần 33,6 triệu đồng (5.741 USD)USD/người/năm. Ước năm 2022 tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt 232.169 tỷ đồng, tăng 23,63% so năm 2021, trong đó doanh thu bán lẻ ước đạt 180.070 tỷ đồng, tăng 17,06% so cùng kỳ. Tổng phương tiện thanh toán tăng 14,64%;
huy động vốn tăng 15,61%; tăng trưởng tín dụng tăng 8,83% so với cuối năm 2021. Nhìn chung, Đồng Nai vẫn là một tỉnh đang phát triển mạnh mẽ với số dân liên tục tăng với cơ cấu dân số trẻ. Trong đó tỷ trọng dân số có tài khoản ngân hàng đạt chưa đến 60%%. Do đó khi thu nhập bình quân đầu người tiếp
tục tăng thì nhu cầu sử dụng dịch vụ NHBL sẽ tăng lên, tạo thuận lợi cho Sacombank trong việc phát triển dịch vụ này.
d) Đối thủ cạnh tranh:
Tình hình thị trường bán lẻ xảy ra cạnh tranh gay gắt do hầu hết các ngân hàng trong nước bắt đầu nhận thấy tiềm năng của mảng NHBL đồng thời tăng cường các chiến dịch tăng thị phần mảng bán lẻ. Trong đó có một số đối thủ khá lớn trong nước, cạnh tranh trực tiếp thị phần mảng bán lẻ với Sacombank Đồng Nai như:
+ Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (Vietinbank) – CN Đồng Nai: Là một trong những ngân hàng có thị phần khá lớn, thương hiệu khẳng định lâu dài với nhiều lợi thế về quy mô, có nhiều chương trình bán lẻ chi phí tốt.
+ Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank) Chi nhánh Đồng Nai: là một trong những ngân hàng hàng đầu Việt Nam trong công tác ngoại hối, bán buôn và đang chuyển hướng đẩy mạnh bán lẻ.
Thương hiệu khá lớn và được tin tưởng, chất lượng công nghệ, dịch vụ bán lẻ được đầu tư sâu rộng, chất lượng dịch vụ được đánh giá cao.
+ Ngân Hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam-Cn Đồng Nai là một trong những thương hiệu rất mạnh trong lĩnh vực NHBL, hệ khách hàng NHBL khá lớn nhờ chính sách thu hút tốt trong thời gian dài. Chính sách, chương trình khuyến mãi đa dạng, phong phú. Thủ tục, quy trình chính sách giao dịch khá chuyên nghiệp, nhanh chóng nên được khách hàng cá nhân đánh giá cao.
Ngoài ra, còn khá nhiều các ngân hàng khác tùy quy mô, dịch vụ và thế mạnh riêng để cạnh tranh lôi kéo khách hàng khiến cho thị trường NHBL khá sôi động và cũng không kém phần khốc liệt.
Tuy thị trưởng NHBL ở Đồng Nai rất rộng và nhiều khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp. Tuy nhiêu số lượng ngân hàng cạnh tranh cũng rất nhiều nên đây là yếu tố ảnh hưởng bất lợi đến phát triển NHBL của Sacombank chi nhánh Đồng Nai.