Hoạt động huy động vốn

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng tmcp sài gòn thương tín (sacombank) chi nhánh đồng nai (Trang 58 - 62)

Chương 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Đặc điểm Sacombank - Chi nhánh Đồng Nai

2.2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng Sacombank chi nhánh Đồng Nai giai đoạn 2020-2022

2.2.3.1. Hoạt động huy động vốn

Do ảnh hưởng của đại dịch Covid – 19, từ 2020 đến nay, hoạt động huy động và cho vay vốn của các tổ chức tín dụng tại Việt Nam diễn biến trái chiều. Trong khi tiền gửi của dân cư bắt đầu tăng chậm lại, nhưng kể từ năm 2022 đến những tháng trở lại đây, tiền gửi của doanh nghiệp lại tăng rất mạnh. Bên cạnh đó, huy động vốn tăng cao hơn tốc độ tăng dư cho vay của NHTM. Số liệu thống kê cho thấy, trong năm 2020 và 2021, tiền gửi của các tổ chức kinh tế (TCKT) tại các TCTD đã giảm rõ rệt nhưng bắt đầu từ năm 2022 tăng cao so với các năm trước. Mức tăng trưởng tiền gửi của các TCKT vẫn duy trì ở mức cao. Nguyên nhân chính là nhiều doanh nghiệp có nguồn tiền mặt lớn, không những không có nhu cầu vay ngân hàng, mà ngược lại còn có nguồn tiền đem gửi ngân hàng. Điều này có thê lý giải bởi ảnh hưởng của đại dịch Covid - 19, khả năng tiêu thụ hàng hóa trong nước và xuất khẩu khả năng cung ứng dịch vụ cho khách hàng sụt giảm. Do vậy, cơ hội đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh không có, nền kinh tế có nhiều rủi ro nên nhiều doanh nghiệp tạm thời gửi tiền vào NHTM. Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tính đến cuối tháng 9/2022, tổng phương tiện thanh toán nền kinh tế đạt hơn 11,48 triệu tỷ đồng, tăng 8,63% so với đầu năm. Tổng tiền gửi của khách hàng tại hệ thống TCTD trong cả nước tại thời điểm ngày 30/9/2021 là hơn 9,48 triệu tỷ đồng, tăng 7,85% so với đầu năm và tăng 1,66% so với cuối tháng 8. Cụ thể, tính đến hết tháng 9/2022, tiền gửi của dân cư tại các TCTD là hơn 5,1 triệu tỷ đồng, tăng 5,77% so với đầu năm và tăng 0,27% so với cuối tháng 8. Tiền gửi của dân cư tăng khá mạnh những tháng đầu năm, nhưng bắt đầu có dấu hiệu tăng chậm lại kể từ tháng 6/2022 đến tháng 9/2022. Trong khi đó, tiền gửi của các doanh nghiệp tăng khá mạnh trở lại trong những tháng gần đây. Tại thời điểm ngày 30/9/2022, tiền gửi của các TCKT tại các TCTD trong toàn quốc là hơn 4,37 triệu tỷ đồng, tăng 10,39%

so với đầu năm và tăng 15% so với thời điểm cuối tháng 5/2022. Đặc biệt là, tiền gửi của các TCKT có xu hướng thường tăng trưởng mạnh hơn so với tiền

gửi dân cư tại các TCTD trong những năm gần đây. Cụ thể, trong năm 2021, tiền gửi của các TCKT tại các TCTD tăng 18,59% so với cuối nàm 2020;

trong khi của dân cư chỉ tăng 10,36%. Tương tự trong năm 2020, tiền gửi của các TCKT tăng 16,06% so với cuối năm 2019; trong khi tiền gửi của dân cư tăng 10,47%. về diễn biến tiền gửi của dân cư tại NHTM, cũng do ảnh hưởng của đại dịch Covid - 19, cơ hội đầu tư và kinh doanh thu hẹp, rủi ro ở mức độ lớn, tăng trưởng tín dụng đối với nền kinh tế của các NHTM khó khăn nên các NHTM lần lượt giảm mạnh lãi suất huy động vốn. Do lãi suất giảm mạnh, nên nhiều người chuyển sang kênh đầu tư mua trái phiếu doanh nghiệp, đầu tư cổ phiếu, đầu tư bất động sản, mua vàng,... Điều này khiến tiền gửi dân cư tại NHTM giảm mạnh và có tốc độ tăng chậm hơn tốc độ tăng tiền gửi TCKT.

Bảng 2.2. Thực trạng huy động vốn cuối kỳ của Sacombank qua 3 năm

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm

2020

Năm

2021 Năm 2022

Chênh lệch

2021/2020 2022/2021

Tuyệt đối Tương đối

(%) Tuyệt đối Tương đối (%) Tổng nguồn vốn 2.532.152 2.812.321 3.283.923 280.169 111,06 471.602 116,77 Phân theo thành phần kinh tế

Tiền gửi dân cư 1.466.206 1.544.026 1.994.705 77.820 105,31 450.679 129,19 Tiền gửi các TCKT 1.114.147 1.199.943 1.218.017 85.796 107,70 18.074 101,51 Tiền gửi định chế tài chính 48.201 68.352 71.201 20.151 141,81 2.849 104,17 Phân theo thời gian

Tiền gửi không kỳ hạn và

tiền gửi dưới 12 tháng 1.303.641 1.521.849 1.682.321 218.208 116,74 160.472 110,54 Tiền gửi từ 12 tháng đến

dưới 24 tháng 705.241 862.410 910.320 157.169 122,29 47.910 105,56 Tiền gửi từ 24 tháng 523.720 428.062 691.282 (95.658) 81,73 263.220 161,49 Phân theo loại tiền

Nội tệ 2.025.721 2.193.610 2.528.611 167.889 108,29 335.001 115,27 Ngoại tệ 506.431 618.711 755.312 112.280 122,17 136.601 122,08

Nguồn: Sacombank Đồng Nai

Từ bảng 2.2, tổng nguồn vốn huy động của Sacombank Đồng Nai tăng qua các năm trong giai đoạn từ 2020-2022. Năm 2021, tổng nguồn vốn huy động tăng 280.169 triệu đồng so với năm 2020, tương ứng với mức tăng đạt 11,06%%. Đến năm 2022 tổng nguồn vốn huy động của Sacombank Đồng Nai cũng tăng với mức tăng nhiều hơn khi đạt 3.283.923 triệu đồng so với năm 2021, tương ứng với mức tăng là 16,77%. Cụ thể:

Xét theo khía cạnh các thành phần kinh tế thì điểm sáng cho kết quả tăng này chủ yếu đến từ tiền gửi dân cư, năm 2021 tăng 77.820 triệu đồng so với năm 2020, tương ứng với mức tăng là 5,31% trong tổng nguồn vốn huy động. Năm 2022 tiền gửi từ dân cư tăng mạnh với mức tăng là 129,19%. Điều này cho thấy mặc dù dịch bệnh Covid ảnh hửng đến cuộc sống người dân nhưng lượng tiền gửi của dân cư vẫn luôn tăng mạnh mẽ do thì trường chứng khoán giai đoạn này không thu hút, bất động sản đóng băng nên kênh gửi tiền trở lên hấp dẫn người dân. Bên cạnh đó, nguồn tiền gửi từ các tổ chức kinh tế cũng tăng khá mạnh trong năm 2021 là 85,796 triệu đồng, tương ứng với 7,7%. Năm 2022 tăng 18.074 triệu đồng, tương ứng với 1,51% so với năm 2021. Còn tiền gửi định chế tài chính mặc dù trong năm 2021, 2022 có tăng nhưng số nguồn vốn tăng net không đáng kể tương ứng lần lượt là 20.151 triệu đồng và 2.849 triệu đồng. Điều này chứng tỏ, Sacombank Đồng Nai cũng không ngừng gia tăng quan hệ tiền gửi với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp FDI cũng như khách hàng cá nhân. Nhìn chung, tình hình huy động vốn tại Chi nhánh khá tốt, Chi nhánh không bị lệ thuộc nhiều vào nguồn định chế tài chính khi đây là nguồn luôn có chi phí huy động cao nhất.

Xét theo thời hạn, có thể thấy Chi nhánh chủ yếu tập trung huy động vốn ở thời hạn ngắn hạn và dưới 24 tháng, khi đây là nguồn vốn chủ yếu. Tuy nhiên trong năm 2021, thì tỷ trọng nguồn vốn kỳ hạn trên 24 tháng tăng đáng kể tương ứng lần lượt 157.169 triệu đồng và năm 2022 kỳ hạn trên 24 tháng giảm tăng 47.910 triệu động. Tuy nhiên khoản tiền huye động này có chi phí

khá cao vì khi chi phí huy động cho kỳ hạn càng cao thì lãi suất phải trả càng lớn. Nguồn vốn không kỳ hạn và tiền gửi dưới 12 tháng có sự tăng trưởng ấn tượng và bền vững qua các năm.

Xét theo loại tiền gửi thì mức tăng tổng nguồn vốn huy động của Sacombank Đồng Nai là đóng góp chủ yếu từ tiền nội tệ, năm 2022 tăng mạnh là 167.889 triệu đồng tương đương với tăng 8,29%, đến năm 2022 thì tăng mạnh hơn một chút 335.001 triệu đồng tương đương 15,27%. Bên cạnh đó nguồn tiền gửi ngoại tệ chiếm tỷ trọng nhỏ, năm 2021 và năm 2022 mức tăng trưởng qua các năm cũng gần tương đương nhau với số tăng net tuyệt đối lần lượt là 112.280 triệu đồng và 136.601 triệu đồng.

Nhìn chung, tình hình nguồn vốn huy động của Sacombank Đồng Nai trong giai đoạn 2020-2022 khá khả quan cho thấy uy tín của ngân hàng đối với khách hàng, khẳng định vị thế của mình trong tình hình hoạt động. Tuy nhiên năm mức tăng qua các năm còn chưa đột phá cho thấy Chi nhánh cần nỗ lực hơn nữa để cải thiện những thiếu sót trong hoạt động của mình.

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng tmcp sài gòn thương tín (sacombank) chi nhánh đồng nai (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)