Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Sacombank - Chi nhánh Đồng Nai
3.1.1. Phát triển về số lượng sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ
a. Phát triển tín dụng bán lẻ
Với nền tảng là một ngân hàng hiện đang được đánh giá cao về uy tín và hiệu quả trên thị trường và với tiềm năng về tương lai trong phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ trong thời gian qua, Sacombank - Đồng Nai cũng đã đạt được một số kết quả đáng khả quan trong kinh doanh dịch vụ ngân hàng bán lẻ.
Tổng dư nợ bình quân KHBL (Bao gồm DNSVM) liên tục tăng qu 3 năm 2020-2022 với tốc độ phát triển bình quân là 120,83%.
Qua bảng 3.3, tổng thể diễn biến biến động dư nợ có sự tăng trưởng tương đối tốt trong các năm qua. Nếu như năm 2020, tổng quy mô dư nợ bán lẻ bình quân của Sacombank - Đồng Nai là đạt 1.465.151 triệu đồng thì năm 2021 đã tăng lên 1.685.365 triệu đồng, tương ứng tăng 15%. Đến năm 2022, dư nợ bình quân bán lẻ của Chi nhánh đã đạt 2.139.278 triệu đồng tương ứng tăng 27% so với năm 2021.
Bảng 3.1. Tình hình tăng trưởng tín dụng bán lẻ
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022
2021/2020 2022/2021 TĐPT
BQ Tuyệt đối Tương (%)
đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Tổng dư nợ bình quân
KHBL (Bao gồm DNSVM) 1.465.151 1.685.365 2.139.278 220.214 115,03 453.913 126,93 120,83 Dư nợ bình quân cho vay tiêu
dùng 175.130 215.101 235.320 39.971 122,82 20.219 109,40 115,92
Dư nợ bình quân cho vay
SXKD 953.201 1.236.320 1.176.602 283.119 129,70 (59.718) 95,17 111,10
Dư nợ bình quân cho vay khác 336.820 233.944 727.356 (102.876) 69,46 493.412 310,91 146,95 1. Dư nợ bình quân KHCN 952.347 1.195.486 1.390.530 243.139 125,53 195.044 116,32 120,83
Tiêu dùng 112.143 185.320 176.490 73.177 165,25 (8.830) 95,24 125,45
Sản xuất kinh doanh 715.660 855.625 1.003.844 139.965 119,56 148.219 117,32 118,43
Đặc thù 87.652 110.030 153.101 22.378 125,53 43.071 139,14 132,16
Thẻ tín dụng 36.892 43.511 57.095 6.619 117,94 13.584 131,22 124,40
2. Dư nợ bình quân DNSVM 512.804 489.879 748.757 (22.925) 95,53 258.878 152,85 120,84 Nguồn: Sacombank- Đồng Nai
Đạt được kết quả trên có rất nhiều yếu tố nhưng quan trọng nhất đó là sự chuyển dịch định hướng kinh doanh của Ban lãnh đạo NHCT, đó là đẩy mạnh phát triển và chuyển dịch cơ cấu cho vay cũng như lợi nhuận sang mảng bán lẻ và dịch vụ. Đây có lẽ là tư duy mang tính chất bước ngoặt trong toàn hệ thống cũng như rất phù hợp với xu thế chung của ngành Ngân hàng trong nước cũng như quốc tế khi đây thực sự là miếng bánh quá nhiều tiềm năng và bền vững, là xu hướng tất yếu trong sự phát triển bền vững của ngân hàng.
Ban lãnh đạo Chi nhánh cũng đã nhận thức được chủ trương của Lãnh đạo cấp trên cũng như xu thế của thị trường để có những chiến lược phù hợp và chuyển dịch dần cơ cấu cho vay từ KHDN sang KHBL, tập trung tăng trưởng và phát triển về tín dụng bán lẻ. Tuy nhiên, cần nhìn nhận thực tế, Sacombank - Đồng Nai là đơn vị có truyền thống bán buôn từ trước tới nay, tỷ trọng quy mô dư nơ bán lẻ trong tổng dư nợ mặc dù có cải thiện nhưng mới chỉ chiếm 25%. Tư duy bán buôn đã ăn sâu vào trong tư duy bán hàng của cán bộ tín dụng, mặc dù quy mô bán lẻ đã tăng trưởng tương đối tốt trong những năm vừa qua nhưng thực sự con số này còn quá thấp so với tiềm năng địa bàn Chi nhánh đặt tại một trong những vị trí địa thế cực kỳ thuận lợi, là trung tâm số 1 của Đồng Nai về sự phát triển mạnh mẽ. Đi sâu phân tích, ta thấy cơ cấu dư nợ bán lẻ của Sacombank - Đồng Nai chủ yếu tập trung ở phân khúc KHCN. Đây là phân khúc chiếm tỷ trọng lớn và có sự tăng trưởng tốt trong 3 năm, năm 2021 tăng 243.139 triệu đồng tương đương 25,53%; năm 2022 tăng trưởng 195.044 triệu đồng tương đương 16,32%.
Quy mô dư nợ cho vay DNSVM cũng có sự tăng trưởng nhưng vẫn còn thấp trong tổng dư nợ bán lẻ cũng như tiềm năng địa bàn là khu vực có nhiều DNSVM kinh doanh, buôn bán...Năm 2021, dư nợ cho vay DNSVM đã giảm 22.925 triệu đồng tương ứng mức giảm 4,46%; năm 2022 lại tăng 258.878 triệu đồng tương ứng mức tăng 52,85%. Trong thời gian tới Chi nhánh cần quan tâm đặc biệt hơn nữa đến hoạt động cho vay KHBL, đặc biệt với phân khúc khách hành DNSVM để có thể theo đúng định hướng kinh doanh của NHCT cũng như tăng sự góp phần lợi nhuận bán lẻ trong tổng lợi nhuận Chi nhánh.
+ Thu nhập tín dụng bán lẻ
Những năm trở lại đây điểm đáng chú ý trong cơ cấu nguồn thu nhập từ hoạt động kinh doanh của ngân hàng đang có sự bứt phá tốt do phát triển mạnh, nâng cấp chất lượng dịch vụ nhằm gia tăng, đa dạng nguồn thu và giảm dần sự phụ thuộc vào tín dụng. Điều đó một mặt giúp các ngân hàng đa dạng hóa nguồn thu chứ không còn “độc canh” tín dụng như trước đây, mặt khác cũng phân tán rủi ro trong hoạt động.
Do đó tiếp tục phát triển ngân hàng bán lẻ thông qua đẩy mạnh bán chéo sản phẩm bảo hiểm, đầu tư, cung cấp những gói sản phẩm tài chính toàn diện và ưu việt, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng để cải thiện cơ cấu thu nhập, tăng nguồn thu phi tín dụng và giảm bớt phụ thuộc quá nhiều vào tín dụng là mục tiêu mà nhiều ngân hàng đặt ra trong thời gian tới.
Nhất là tỷ trọng thu lãi từ dịch vụ tăng trưởng mạnh là tín hiệu rất đáng mừng.
Qua bảng 3.4 lợi nhuận cho vay (NII) cũng tăng trưởng trong những năm qua. Năm 2021 tăng 49.520 triệu đồng đồng tương ứng 118,96 % đạt 310.670 triệu đồng. Năm 2022 tăng 132.659 triệu đồng tương ứng tăng 142,70 % đạt 443.329 triệu đồng. Do năm 2022 có sự chuyển dịch cơ cấu dư nợ từ cho vay tiêu dùng sang cho vay sản xuất kinh doanh nên biên lợi nhuận cũng có sự tăng trương hơn năm 2021. Trong năm 2021, mặc dù Sacombank Đồng Nai vẫn có sự tăng trưởng rất mạnh quy mô đồng thời biên lợi nhuận (NIM) tăng 118,96 %. Năm 2022 NIM tăng mạnh với mức tăng là 53.065 triệu động tương ứng với tỷ lệ tăng là 142,70%. Qua 3 năm NIM tăng với TĐPTBQ là 130,29%. Nguyên nhân đó là Chi nhánh đã áp dụng rất nhiều ưu đãi lãi suất với khách hàng cho vay để thu hút khách hàng vay vốn, tăng trưởng quy mô, mở rộng tệp data khách hàng vay vốn để xây dựng mối quan hệ với khách hàng. Đây là bước đi tương đối đúng đắn khi Ban lãnh đạo Chi nhánh đặt mục tiêu chuyển dịch cơ cấu sang KHBL, giảm lãi suất thu hút khách hàng là yếu tố tất yếu cạnh tranh rất mạnh từ các đối thủ như BIDV, Vietcombank… Đây là dấu hiệu tốt nhưng Ban lãnh đạo Chi nhánh tiếp tục cần có chỉ đạo linh hoạt hơn với thị trường để cân đối giữa tăng trưởng quy mô và hiệu quả sao cho phù hợp với kế hoạch cũng như xu hướng thị trường.
Bảng 3.2. Hiệu quả hoạt động tín dụng bán lẻ
(Đơn vị: triệu đồng)
Chỉ tiêu Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022
Chênh lệch
TĐPTBQ 2021/2020 2022/2021
Tuyệt đối
Tươngđối
(%) Tuyệt đối Tương đối (%)
1. Lợi nhuận (NII) cho vay 261.150 310.670 443.329 49.520 118,96 132.659 142,70 130,29 NII cho vay tiêu dùng 19.338 28.365 68.418 9.027 146,68 40.053 241,21 188,10 NII cho vay SXKD 190.862 215.855 255.360 24.993 113,09 39.505 118,30 115,67 NII cho vay khác 50.950 45.450 119.551 (5.500) 89,21 74.101 263,04 153,18 NII KHCN 116.028 158.002 305.897 41.974 136,18 147.895 193,60 162,37
NII DNSVM 45.122 52.668 137.432 7.546 116,72 84.764 260,94 174,52
2. Biên lợi nhuận (NIM) 104.460 124.268 177.331 19.808 118,96 53.063 142,70 130,29 NIM cho vay tiêu dùng 7.735 19.746 27.367 12.011 255,28 7.621 138,60 188,10 NIM cho vay SXKD 76.344 86.342 102.144 9.998 113,10 15.802 118,30 115,67 NIM cho vay khác 20.381 18.180 47.820 (2.201) 89,20 29.640 263,04 153,18
NIM KHCN 67.899 84.502 113.491 16.603 124,45 28.989 134,31 129,29
NIM DNSVM 36.561 39.766 63.840 3.205 108,77 24.074 160,54 132,14
Nguồn: Sacombank Đồng Nai
b. Phát triển huy động bán lẻ
+ Cơ cấu huy động vốn bán lẻ
Đối với bất kỳ ngân hàng nào, nguồn vốn huy động từ tiền gửi khách hàng là kênh quan trọng, chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng vốn huy động.
Dù vậy, để đảm bảo thanh khoản và bổ sung nguồn vốn chi phí thấp phục vụ cho tăng trưởng tín dụng, Sacombank Đồng Nai luôn luôn rà soát để thúc đẩy tăng trưởng nguồn vốn với chi phí thấp để gia tăng hiệu quả kinh doanh của mình, cụ thể:
Huy động vốn bán lẻ của Chi nhánh chủ yếu tập trung tiền gửi Casa và tiền gửi dưới 12 tháng. Cơ cấu cho vay trong 3 năm không có nhiều sự thay đổi, được giữ tương đối ổn định.
Nhìn chung cơ cấu huy động vốn bán lẻ của Chi nhánh trong giai đoạn 2020-2022, thì năm 2022 là năm có nhiều thay đổi lớn nhất mặc dù tiền gửi Casa và tiền gửi dưới 12 tháng chiếm tỷ trọng lớn nhất (72%). Đây là kỳ hạn tiền gửi mang lại hiệu quả tương đối lớn cho Chi nhánh và giảm tỷ lệ tiền gửi trên 12 tháng từ 31% xuống 27% so với năm 2021.
Bảng 3.3. Tình hình tăng trưởng huy động vốn bán lẻ
(Đơn vị: Triệu đồng)
Chỉ tiêu Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022
Chênh lệch
TĐPTBQ 2021/2020 2022/2021
Tuyệt đối
Tương
đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Nguồn vốn bình quân
KHBL (bao gồm DNSVM) 2.532.152 2.812.321 3.283.923 280.169 111,06 471.602 116,77 113,88 Nguồn vốn bình quân CASA
KHBL 521.466 421.849 526.910 (99.617) 80,90 105.061 124,90 100,52
Nguồn vốn bình quân FD 2.101.686 2.390.472 2.757.013 288.786 113,74 366.541 115,33 114,53 Nguồn vốn bình quân
KHCN 1.418.005 1.612.378 2.065.906 194.373 113,71 453.528 128,13 120,70
CA, ATM 176.990 350.191 400.532 173.201 197,86 50.341 114,38 150,43
FD 1.241.015 1.562.187 1.665.374 321.172 125,88 103.187 106,61 115,84
Nguồn vốn bình quân
DNSVM 1.114.147 1.199.943 1.218.017 85.796 107,70 18.074 101,51 104,56
CASA 554.158 547.765 416.213 (6.393) 98,85 (131.552) 75,98 86,66
FD 559.989 652.178 801.804 92.189 116,46 149.626 122,94 119,66
Nguồn: Sacombank- Đồng Nai
Trong 3 năm 2020-2022 Nguồn vốn huy động bình quân KHBL (bao gồm DNSVM) đều có sự tăng trưởng mạnh mẽ với tốc độ phát triển bình quân là 113,88%. Có thể thấy trong năm 2021, huy động vốn bình quân KHBL có sự tăng trưởng với 280.169 triệu đồng tương đương 11,06% so với năm 2020. Cụ thể nguồn vốn huy động bình quân tăng chủ yếu do huy động vốn bình quân từ phía KHCN tăng 194.373 triệu đồng tương đương 13,71%, huy động vốn bình quân DNSVM tăng 85.796 triệu đồng tương đương tăng 7,7% so với năm 2020.
Đến năm 2022, mức tăng huy động vốn bình có tốc độ tăng trưởng là 16,77%. Trong đó mức CASA giảm qua 3 năm với mức giảm 3,34% Mức huy động vốn bình quân từ KHCN có tốc sự tăng trưởng so với năm 2020 chủ yếu là tăng nguồn vốn FD. Huy động vốn bình quân từ DNSVM cũng tăng nhưng không đáng kể.
Có thể thấy về quy mô huy động KHBL năm 2020-2022 của Chi nhánh là khá lớn, gấp 1,5-2 lần so với dư nợ, điều này cho thấy rõ được yếu tố dân cư cũng như tiềm năng khai thác trên địa bàn. Ngoài lãi suất trên sổ, các ngân hàng còn sẵn sàng chi ngoài sổ thêm cho khách hàng, hoặc có những chính sách chăm sóc rất tốt cho khách hàng. Tặng quà cho khách hàng, thường xuyên gọi điện chăm sóc khách hàng, thậm chí với những khách hàng Vip còn có rất nhiều dịch vụ đặc biệt như tặng tour du lịch nước ngoài hàng năm…Chi nhánh cần tập trung đẩy mạnh việc tăng cường chất lượng dịch vụ, xây dựng những cơ chế chính sách chăm sóc khách hàng, đặc biệt là nhóm khách hàng có quan hệ tiền gửi nhiều tại Chi nhánh. Thường xuyên cập nhật thông tin khách hàng, đặc biệt là thời điểm sắp đến kỳ đáo hạn để tránh mất khách hàng vào tay đối thủ.
Tăng cường thu hút nguồn tiền gửi Casa khi nguồn này vẫn chiếm tỷ trọng rất thấp, trong khi nguồn lợi mang lại từ nguồn tiền gửi lại rất cao khi lãi suất huy động nguồn này rất thấp (0,5%/năm).
+ Thu nhập huy động vốn bán lẻ
Từ phân tích trên về cơ cấu nguồn vốn huy động của Sacombank Đồng Nai chủ yếu tập trung vào nguồn tiền gửi Casa và tiền gửi dưới 12 tháng, đây là nguồn vốn chi phí thấp và mang lại hiệu quả tương đối lớn, đặc biệt là nguồn tiền gửi Casa có Nim cao gấp 3 lần so với Nim của tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng, cụ thể:
Qua bảng 3.6, mảng huy động vốn mang lại nguồn lợi nhuận lớn cho Chi nhánh, tuy nhiên lợi nhuận từ huy động vốn vẫn thấp hơn và chỉ bẳng 50% so với lợi nhuận cho vạy từ khu vực NHBL. Mức lãi thu nhập từ hoạt động huy động vốn trong năm 2021 tăng 18.501 triệu đồng tương đương 11,07%. Năm 2022 tăng lên 32.019 triệu đồng tương đương với mức tăng 17,25%. Tổng mức tăng cả 3 năm là 14,12%. Tuy lợi nhuận từ huy động vốn không cao bằng lợi nhuận cho vay nhưng liên tục tăng qua các năm cho thấy ngân hàng đã chú trọng đến nguồn huy động vốn và thu nhập từ nguồn này từ khối NHBL.
Về NIM huy động thay đổi không đồng đều, trong khi NiM huy động KHCN giảm năm 2021 thì Nim huy động DNSVM liên tục tăng cả 3 năm với TĐPTBQ là 130,44%.
Cũng như chỉ tiêu NIM cho vay thì NIM huy động là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận huy động của Chi nhánh. Dù quy mô huy động có tăng nhưng hiệu quả huy động lại sụt giảm thì chưa chắc đã làm tăng lợi nhuận huy động, thậm chí còn làm giảm lợi nhuận. Có thể thấy rõ trong năm 2022, khi chỉ tiêu Lợi nhuận huy động vốn khối DNSVM tăng tới 5.639 triệu đồng tương ứng với mức tăng 107,99 % so với năm 2020 tuy nhiên, NIM huy động lại giảm (2.055) triệu đồng tương ứng với 88,25%,. Đây là một minh chứng điển hình cho thấy sự quan trọng của NIM huy động cũng như NIM chung.
Vấn đề cải thiện NIM luôn là vấn đề rất khó khi nó ảnh hưởng trực tiếp tới giá bán, sức cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường, đặc biệt NIM huy động luôn bị ảnh hướng lớn từ nhóm ngân hàng ngoài quốc doanh. Tuy nhiên, cần xem xét cụ thể từng phân khúc khách hàng, sản phẩm huy động để có thể tăng NIM cho phù hợp với tình hình thực tế, đảm bảo hiệu quả và vẫn giữ chân được khách hàng cũng như phát triển khách hàng mới. Cần tăng cường hơn nữa xây dựng những sản phẩm mới mang tính chuyên biệt hóa để tạo lợi thế cạnh tranh với các đối thủ khác.
So sánh NIM huy động KHCN và NIM huy động khách hàng DNSVM qua các năm thì ta có thể thấy NIM huy động cá nhân đang rất cao, mang lại năng suất cao hơn. Chính vì vậy, Chi nhánh cần tập trung đẩy mạnh huy động đối với nhóm khách hàng này để cải thiện NIM huy động bán lẻ, qua đó là tăng trưởng lợi nhuận huy động vốn bán lẻ tại Chi nhánh.
Bảng 3.4. Hiệu quả hoạt động huy động vốn khách hàng bán lẻ
(Đơn vị: Triệu đồng)
Chỉ tiêu Năm 2020
Năm 2021
Năm 2022
Chênh lệch
TĐPT BQ
2021/2020 2022/2021
Tuyệt đối Tương đối
(%) Tuyệt đối Tương đối (%)
NII huy động 167.112 185.613 217.632 18.501 111,07 32.019 117,25 114,12 NII huy động KHCN 125.334 115.080 141.460 (10.254) 91,82 26.380 122,92 106,24 NII huy động DNSVM 41.778 70.533 76.172 28.755 168,83 5.639 107,99 135,03 NIM huy động 33.422 37.122 44.100 3.700 111,07 6.978 118,80 114,87 NIM huy động KHCN 24.351 19.632 28.665 (4.719) 80,62 9.033 146,01 108,50 NIM huy động DNSVM 9.071 17.490 15.435 8.419 192,81 (2.055) 88,25 130,44
Nguồn: Sacombank Đồng Nai