Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng tmcp sài gòn thương tín (sacombank) chi nhánh đồng nai (Trang 64 - 68)

Chương 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3. Phương pháp nghiên cứu

Dựa trên những nguồn số liệu chính thức phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài, nguồn số liệu lấy từ các nguồn sau: những số liệu công bố chính thức của Tổng cục thống kê, Ngân hàng Nhà nước Việt nam, các ngân hàng thương mại Việt nam, Tạp chí Ngân hàng, Sacombank - Chi nhánh Đồng Nai, Từ sách, báo, báo điện tử trong nước, các văn bản mới nhất do NHNN ban hành … 2.3.1.2. Thu thập số liệu sơ cấp

Mục đích của thu thập thông tin sơ cấp nhằm đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Sacombank - Chi nhánh Đồng Nai và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Sacombank - Chi nhánh Đồng Nai. Luân văn sử dụng nhiều phương pháp thu thập thông tin sơ cấp nhưng chủ yếu là phương pháp điều tra đối với khách hàng bán lẻ về sự hài lòng sản phẩm DVBL

a. Đối tượng điều tra

- Khách hàng cá nhân, hộ gia đình;

- Doanh nghiệp siêu vi mô;

- Cán bộ, Nhân viên ngân hàng b. Quy mô mẫu:

Tính đến hết năm 2022, tổng số cán bộ nhân viên của Sacombank - Chi nhánh Đồng Nai là 312 người. Thống kê số lượng khách hàng đang sử dụng dịch vụ ngân hàng bán lẻ của Sacombank - Chi nhánh Đồng Nai trong năm 2022 là 38.528 khách hàng.

Tác giả sẽ điều tra tổng thể mẫu nghiên cứu nhằm đánh giá thực trạng trong phát triển dịch vụ bán lẻ tại chi nhánh, từ đó đánh giá ưu nhược điểm khi triển khai chính sách của NHNN đối với Sacombank - Chi nhánh Đồng Nai.

Cỡ mẫu điều tra: quy mô mẫu sẽ được tính theo công thức Slovin

sau:

n = N/(1+N*e2)

Trong đó: n là mẫu đi điều tra.

N: Tổng số mẫu

e là sai số cho phép (e = 10%) Áp dụng công thức Slovin, ta được

- Số mẫu điều tra đối tượng là khách hàng đang sử dụng dịch vụ cho vay của Sacombank - Chi nhánh Đồng Nai n = 99,7, nên tác giả sẽ phát ra 100 phiếu điều tra cho đối tượng là khách hàng đang sử dụng dịch vụ ngân hàng bán lẻ của Sacombank - Chi nhánh Đồng Nai.

- Mẫu phiếu điều tra:

Những số liệu thu thập được qua chọn mẫu điều tra theo bộ phiếu điều tra với nội dung phiếu điều tra gồm 2 phần:

Phần 1: Thông tin chung

Phần 2: Thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ 2.3.2. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu

2.3.2.1. Phương pháp xử lý số liệu

Các tài liệu sau khi thu thập được tiến hành chọn lọc, hệ thống hoá để tính toán các chỉ tiêu phù hợp cho việc phân tích đề tài. Các công cụ và kỹ thuật tính toán được xử lý trên chương trình Excel. Công cụ phần mềm này được kết hợp với phương pháp phân tích chính được vận dụng là thống kê mô tả để phản ánh thực trạng năng lực phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ, công tác vận dụng chính sách của nhà nước trong phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Sacombank - Chi nhánh Đồng Nai thông qua các số tuyệt đối, số tương đối và số bình quân, được thể hiện thông qua các bảng biểu số liệu, sơ đồ và đồ thị và mô hình phân tích.

2.3.2.2. Phương pháp phân tích số liệu - Phương pháp thống kê mô tả

Thống kê mô tả được sử dụng để mô tả quy mô sản phẩm dịch vụ và chất lượng sản phẩm dịch vụ bán lẻ Sacombank - Chi nhánh Đồng Nai, sự đánh giá của khách hàng để thấy được xu hướng và nhân tố ảnh hưởng trong trong phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ nhằm đưa ra các giải pháp tăng cường công tác phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Chi nhánh.

- Phương pháp so sánh

Thông qua phương pháp này ta rút ra các kết luận về phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Sacombank - Chi nhánh Đồng Nai trên cơ sở trong thời gian qua và đề ra các định hướng cho thời gian tới. Trong luận văn tác giả sử dụng 2 phương pháp:

So sánh số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa số liệu của kỳ phân tích và kỳ gốc. Phương pháp này dùng để so sánh sự biến đổi giữa số liệu của kỳ tính toán với số liệu của kỳ gốc để tìm ra sự biến đổi nguyên nhân của sự biến động đó, từ đó rút ra các đánh giá và giải pháp tiếp theo.

So sánh số tương đối: Tỷ trọng của chỉ tiêu phân tích: Được đo bằng tỉ lệ %, là tỷ lệ giữa số liệu thành phần và số liệu tổng hợp. Phương pháp chỉ rõ mức độ chiếm giữ của các chỉ tiêu thành phần trong tổng số, mức độ quan trọng của chỉ tiêu tổng thể. Kết hợp với các phương pháp khác để quan sát và phân tích được tầm quan trọng và sự biến đổi của chỉ tiêu, nhằm đưa ra các biện pháp quản lý, điều chỉnh kịp thời.

2.3.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.3.1. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá Phát triển về số lượng sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ

- Chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng bán lẻ - Chỉ tiêu tăng trưởng huy động vốn bán lẻ

- Chỉ tiêu tình hình kinh doanh thẻ, ebank và bảo hiểm

2.3.3.2. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá Phát triển về các loại hình dịch vụ ngân hàng bán lẻ.

- Cơ cấu cho vay bán lẻ

- Hiệu quả hoạt động tín dụng bán lẻ - Cơ cấu huy động vốn bán lẻ

2.3.3.3. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng bán lẻ

- Chỉ tiêu Chất lượng nợ

- Chỉ tiêu đánh giá kết quả đánh giá chất lượng dịch vụ - Mức độ hài lòng của khách hàng

Chương 3

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng tmcp sài gòn thương tín (sacombank) chi nhánh đồng nai (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)