Các công trình nghiên cứu liên quan đến phát triển hoạt động kinh doanh của

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ quản trị kinh doanh phát triển hoạt động kinh doanh của hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn tỉnh phú yên (Trang 25 - 29)

PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Tổng hợp các nghiên cứu liên quan

1.1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến phát triển hoạt động kinh doanh của

1.1.1.1. Các công trình nghiên cứu nước ngoài

Ortmann và King (2007) trình bày các nguyên tắc hợp tác và mô tả ngắn gọn lịch sử và sự phát triển của các HTXNN ở các nước phát triển và kém phát triển, đặc biệt chú trọng đến Nam Phi. Đạo luật HTX mới, dựa trên các nguyên tắc hợp tác quốc tế, được ban hành ở Nam Phi vào tháng 8 năm 2005. Lý thuyết về HTX và lý thuyết kinh tế học thể chế mới (bao gồm kinh tế học chi phí giao dịch, lý thuyết đại diện và lý thuyết quyền sở hữu) và khả năng ứng dụng của nó đối với hình thức tổ chức HTX cũng như các vấn đề cố hữu của các HTX truyền thống, đó là người hưởng lợi tự do, tầm nhìn, danh mục đầu tư, kiểm soát và chi phí ảnh hưởng do các quyền tài sản được xác định một cách mơ hồ gây ra. Một phân tích về tương lai của HTX nói chung cho thấy vòng đời của HTX (hình thành, phát triển, tổ chức lại hoặc rút lui) khi chúng thích nghi với môi trường kinh tế thay đổi được đặc trưng bởi thay đổi công nghệ, công nghiệp hóa nông nghiệp và chủ nghĩa cá nhân ngày càng tăng [92].

Nghiên cứu của Svetlana và Jerker (2009) về các điều kiện chính trị, kinh tế và tâm lý xã hội đối với các HTX tiếp thị và cung ứng trong nông nghiệp Nga. Phân tích dữ liệu thứ cấp chỉ ra rằng các điều kiện kinh tế và chính trị không cản trở sự phát triển của HTX. Do đó, trọng tâm hướng đến các yếu tố tâm lý xã hội. Mục đích của nghiên cứu là giải thích của các yếu tố tâm lý - xã hội đối với những khó khăn đối với việc phát triển HTXNN trong vùng Kurgan của Liên bang Nga. Nghiên cứu này chỉ ra mức độ phụ thuộc cao vào các thể chế nông nghiệp không chính thức trong lịch sử. Logic của các mối quan hệ xã hội trong quá khứ xác định sự phát triển sau cải cách của các tổ chức nông nghiệp. Chủ nghĩa bảo thủ và tuân thủ các truyền thống của Liên Xô đã cản trở sự phát triển của các HTX, và sự phân biệt đối xử với các HTX trong những năm 1990 cũng vậy [109].

Luận văn thạc sĩ Kinh tế

9

HTXNN Nhật Bản được coi là một trong những hình thức hành động tập thể tốt nhất của nông dân trong lĩnh vực nông nghiệp do nông dân nhỏ chiếm ưu thế. Tuy nhiên, sau quá trình tự do hóa thương mại và tài chính cùng với những thay đổi trong bối cảnh chính trị và nông nghiệp, HTXNN ở Nhật Bản đang phải đối mặt với những thách thức gay gắt trong bối cảnh trật tự kinh tế đang phát triển. Trật tự kinh tế đang phát triển đang gây áp lực to lớn lên danh mục đầu tư dịch vụ và kinh doanh rộng lớn của HTXNN Nhật Bản. Với xu hướng suy giảm trong hiệu quả hoạt động, HTXNN Nhật Bản đã khởi xướng một số cải cách tiến bộ trong số đó sáp nhập và hợp nhất;

cho đến nay chỉ đạt được thành công khiêm tốn trong việc xoay chuyển các dự án kinh doanh liên quan đến nông nghiệp đang thua lỗ (Esham và cộng sự, 2012). Điều cực kỳ quan trọng là xây dựng các chiến lược để cải thiện khả năng cạnh tranh của nông nghiệp và thu hút những người trẻ tuổi đến với nông nghiệp. Một cách hợp lý để đạt được điều này là cải thiện lợi nhuận của nông nghiệp thông qua hợp nhất đất đai để đạt được hiệu quả kinh tế theo quy mô. HTXNN Nhật Bản đang thực hiện các bước để giữ chân những người nông dân khởi nghiệp trong nhóm của họ, vì họ sẽ nắm giữ chìa khóa cho tương lai của ngành nông nghiệp Nhật Bản. Đây cũng là mô hình mà các HTXDVNN ở Việt Nam có thể học tập để phát triển nền nông nghiệp Viêt Nam bền vững [54].

Mojo và cộng sự (2017) đã làm sáng tỏ một thực tế là các HTX hiện đại ở Ethiopia đã trải qua những thay đổi khác nhau [88]. Do sự khác biệt về tư tưởng chính trị của các chế độ trước đây, các HTX đã và đang thay đổi và được sử dụng như một công cụ để thực hiện các chính sách của chính phủ mà không phụ thuộc vào các nguyên tắc hợp tác quốc tế. Chỉ sau những năm 1990, một số không gian mới được mở ra để thực hiện ít nhất một số nguyên tắc hợp tác cơ bản như tính tự nguyện và thành viên mở. Gần đây, nhờ sự thúc đẩy và hỗ trợ mạnh mẽ của chính phủ (cả về thể chế và kỹ thuật), số lượng HTX đã tăng với tốc độ nhanh (66% trong 8 năm qua) và vốn của các HTX này cũng tăng lên tương ứng. Lợi ích của HTXNN nói riêng cũng rất lớn về nhiều mặt. Tuy nhiên, trong khi có một số cơ hội và điểm mạnh của các HTX ở Ethiopia, vẫn tồn tại những điểm yếu và mối đe dọa nghiêm trọng, đây có thể là những thách thức đối với sự tồn tại và lợi ích bền vững của chúng trong tương lai.

Luận văn thạc sĩ Kinh tế

10

Những thách thức chính liên quan đến khung pháp lý, các quy định và chính sách thị trường không đầy đủ, các vấn đề về người hưởng lợi tự do và các phương thức quản lý kém phát triển (không dựa trên bằng chứng khoa học và kỹ năng) mà các HTX đã áp dụng. Bên cạnh đó, những tác động tiêu cực hiện nay của HTX đối với môi trường được các nghiên cứu khác nhau chỉ ra cũng là một thách thức mà HTX cần vượt qua để đảm bảo đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững.

1.1.1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước

Các công trình nghiên cứu về HTXNN ở Việt Nam bám sát phát triển hoạt động kinh doanh của các HTX qua từng giai đoạn. Trên thực tế, sự phát triển các HTXNN ở Việt Nam có thể phân chia thành 2 giai đoạn: Giai đoạn trước năm 1996 và giai đoạn từ năm 1996 đến nay, mốc phân chia được lấy từ khi Luật HTX có hiệu lực.

Phạm vi và đối tượng nghiên cứu về HTX và HTXNN được mở rộng ở nhiều cấp độ khác nhau, từ cấp địa phương, khu vực và cả nước, cụ thể như sau:

Nghiên cứu của Hồ Văn Vĩnh và Nguyễn Quốc Thái (2005) với “Mô hình phát triển hợp tác xã nông nghiệp ở Việt Nam” tập trung vào mô hình HTXNN với những lý giải về căn cứ lý luận và thực tiễn trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp - nông thôn. Qua đó, tác giả tập trung phân tích, đánh giá thực trạng của mô hình HTXNN trước, sau năm 1996 và đưa ra những hạn chế các HTXNN gặp phải: Thứ nhất, hầu hết các HTXNN đều thiếu vốn, thiếu cơ sở vật chất - kỹ thuật để triển khai các hoạt động dịch vụ; Thứ hai, thiếu cán bộ có năng lực quản lý và điều hành các hoạt động dịch vụ; Thứ ba, thu nhập của phần lớn các HTXNN rất thấp, hiệu quả kinh tế và sức hấp dẫn không cao; Thứ tư, quy mô HTXNN còn quá nhỏ, tài sản nghèo, kỹ thuật lạc hậu; Thứ năm, cơ cấu hoạt động dịch vụ của HTX chưa hợp lý, phạm vi còn hẹp, chủ yếu là những dịch vụ mang tính công ích, bắt buộc như thủy lợi, bảo vệ thực vật… Tác giả đưa ra dự báo về xu hướng phát triển của HTXDVNN theo 2 mô hình chủ yếu đó là: Kinh doanh đơn thuần dịch vụ nông nghiệp cho kinh tế hộ nông dân và HTXDVNN tổng hợp, với nội dung hoạt động bao gồm các hoạt động dịch vụ cho kinh tế hộ nông thôn nói chung và một số hoạt động sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp chế biến nông sản nói riêng [31].

Nguyễn Thị Thu Hoài (2019) với nghiên cứu “Phát triển kinh tế hợp tác xã

Việt Nam trong bối cảnh mới” khẳng định thời gian qua Nhà nước đã có nhiều chính

Luận văn thạc sĩ Kinh tế

11

sách, tạo động lực thúc đẩy HTX phát triển, bước đầu đã mang lại kết quả tích cực đối với phát triển kinh tế - xã hội, và tại các địa phương hầu hết đều có kế hoạch, chương trình, đề án nhằm phát triển HTX. Số lượng HTXDVNN áp dụng khoa học công nghệ mới, hiện đại vào sản xuất, kinh doanh, tham gia vào chuỗi hoạt động gắn với các sản phẩm chủ lực của vùng, thực hiện liên kết chuỗi, liên kết với các siêu thị, doanh nghiệp lớn để mở rộng thị trường tiêu thụ ngày càng tăng. Tuy nhiên, so với yêu cầu thực tiễn và tiềm năng phát triển, những kết quả về phát triển HTXDVNN còn những tồn tại sau: (1) Công tác thực thi pháp luật về HTX chưa thực sự đi vào cuộc sống; một số chính sách chưa được thực hiện như hỗ trợ về kết cấu hạ tầng hoặc thực hiện chưa hiệu quả như chính sách ưu đãi tín dụng, hỗ trợ chế biến sản phẩm;

nguồn lực hạn chế và cơ chế phân bổ hỗ trợ HTX chưa hợp lý. (2) Công tác quản lý nhà nước về HTX chưa thực sự hiệu quả, có nơi còn buông lỏng; mô hình HTX sản xuất kinh doanh lớn chậm được hình thành và phát triển, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ theo chuỗi giá trị còn yếu; việc phổ biến, nhân rộng mô hình HTX hoạt động hiệu quả chưa được triển khai rộng rãi, người dân chưa được tuyên truyền, hiểu rõ và tin tưởng vào các lợi ích về kinh tế - xã hội do HTX mang lại [9].

Đào Thế Anh và Lê Như Ý (2020) trong nghiên cứu “Hỗ trợ phát triển hợp tác xã nông nghiệp: Một số giải pháp cần trao đổi” cho rằng mô hình HTXNN chủ yếu ở vùng đồng bằng phía Bắc. Một là, HTXDVNN tổng hợp thực hiện nhiều khâu công việc trong chuỗi giá trị, loại hình này chủ yếu là các HTX kiểu cũ chuyển đổi theo Luật HTX, đã tổ chức lại thành các đơn vị kinh doanh dịch vụ, thực hiện nhiều khâu công việc phục vụ sản xuất của hộ nông dân và đây là mô hình HTX phổ biến nhất hiện nay ở vùng Đồng bằng Sông Hồng. Hai là, mô hình HTX dẫn dắt kinh tế hộ thành viên phát triển sản xuất, tham gia vào chuỗi giá trị, đáp ứng kịp thời nhu cầu thị trường. Chủ yếu là những HTX mới thành lập, có quy mô không lớn. Ba là, mô hình tập trung đất đai, ứng dụng công nghệ cao để chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mọi hoạt động nông nghiệp đều được tiến hành dưới sự điều hành trực tiếp của Ban quản lý HTX từ xây dựng kế hoạch, đầu tư đến tổ chức sản xuất, sơ chế biến, bảo quản và liên kết tiêu thụ sản phẩm. HTX trong lĩnh vực nông nghiệp tác động mạnh mẽ đến kinh tế hộ gia đình thành viên thông qua tạo việc làm, giảm chi phí, tăng giá bán, cải thiện thu nhập, xóa đói giảm nghèo và giữ vững an sinh xã hội. Về hiệu quả hoạt động

Luận văn thạc sĩ Kinh tế

12

của HTX, tác giả cho rằng việc đánh giá hiệu quả hoạt động không thể chỉ đơn thuần dựa trên tổng tài sản, vốn chủ sở hữu, lợi nhuận của HTX mà quan trọng là thông qua cung ứng dịch vụ đầu vào, đầu ra cho thành viên, HTX đã trực tiếp góp phần vào nâng cao giá trị gia tăng của kinh tế hộ thành viên. Hiệu quả hoạt động của HTX cần phải tính đến cả hiệu quả chung của HTX và hiệu quả mang lại cho các hộ gia đình là kinh tế thành viên [1].

Sự phát triển của HTX trong thời kỳ Việt Nam tham gia vào các hiệp định thương mại tự do cũng được thảo luận trong nghiên cứu mới nhất của Phạm Thị Hồng Yến và các cộng sự (2022) [34]. Nghiên cứu đề cập đến khó khăn, thách thức cho sự phát triển của HTX khi chính sách, pháp luật của loại hình kinh doanh này còn hạn chế. Cũng theo đó, để HTX phát triển thành công thì cần chú trọng vào việc tăng cường năng lực cạnh tranh, tận dụng tốt các cơ hội ưu đãi khi Việt Nam tham gia hiệp định thương mại, tăng cường hoat động của hệ thống liên minh hợp tác xã Việt Nam.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ quản trị kinh doanh phát triển hoạt động kinh doanh của hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn tỉnh phú yên (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(217 trang)