PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ
CHƯƠNG 5. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH
5.2. Giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh của HTXDVNN trên địa bàn tỉnh Phú Yên
5.2.2 Giải pháp nâng cao nguồn lực của HTXDVNN trên địa bàn tỉnh Phú Yên
Hoạt động kinh doanh của HTXDVNN có tốt, có hiệu quả hay không là do nguồn vốn để tổ chức sản xuất kinh doanh, thực hiện các biện pháp đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, đưa sản phẩm tiếp cận thị trường. Nguồn vốn có mạnh và dồi dào thì HTXDVNN mới có điều kiện gia tăng khoản kinh phí giành cho hoạt động tiếp cận thị trường và đưa sản phẩm thâm nhập thị trường. Chính vì vậy, nguồn vốn đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của HTX. Để nâng cao năng lực tài chính, HTXDVNN có những cách tiếp cận như sau:
+ Huy động nguồn vốn nội bộ: kêu gọi thành viên tăng vốn góp, huy động vốn nhàn rỗi của thành viên, kết nạp thành viên mới…
+ Tiếp cận nguồn vốn từ bên ngoài có tiềm năng trong dài hạn. HTXDVNN có thể huy động vốn từ các tổ chức tín dụng theo chính sách ưu đãi của Nhà nước.
Luận văn thạc sĩ Kinh tế
129
Tuy nhiên, để tiếp cận nguồn vốn này, HTXDVNN phải xây dựng một phương án sản xuất, kinh doanh khả thi và cụ thể, cùng sự minh bạch và chặt chẽ trong cơ chế quản lý tài chính của HTX.
+ Thực hiện sáp nhập các HTXDVNN cùng ngành, nghề với nhau để nâng cao khả năng về vốn hoặc liên kết các HTXDVNN thành các liên hiệp HTX để cùng góp vốn thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh. Đây là phương thức huy động vốn mang tính thời đại, phù hợp với yêu cầu cạnh tranh khốc liệt trong nền kinh tế thị trường hiện nay.
Ngoài ra, hiện nay có rất nhiều chương trình, dự án của Nhà nước, các tổ chức phi chính phủ tài trợ để phát triển mô hình HTXDVNN ở nước ta. Đội ngũ quản trị HTX cần tìm kiếm, tiếp cận và tranh thủ nguồn vốn này để có thể đầu tư trang thiết bị, máy móc hiện đại nâng cao khả năng hoạt động của mình. Đặc trưng quan trọng nhất của nguồn vốn này là không phải vốn vay, mà yêu cầu các HTXDVNN phải kế hoạch hoạt động rõ ràng, khả năng sử dụng vốn đúng mục đích và hiệu quả.
Bên cạnh việc nâng cao nguồn vốn, HTXDVNN còn phải thực hiện việc quản lý, giải quyết các khoản nợ tồn đọng. Đây là việc làm quan trọng và cấp thiết của HTX. Để quản lý và giải quyết nợ tồn đọng, HTX cần:
+ Tập trung thống kê, phân loại các khoản nợ tồn đọng. Thành lập tổ thu nợ và tiến hành cử cán bộ đi thu nợ tại các hộ thành viên. Kết hợp với Uỷ ban nhân dân xã tuyên truyền, vận động và nhắc nhở để các hộ thành viên có trách nhiệm trả nợ.
+ Trong quá trình sản xuất, cán bộ kế toán cần thường xuyên theo dõi sổ sách, công nợ để có những đánh giá, nhắc nhở các hộ có khoản nợ đến hạn và tham mưu cho Ban giám đốc của HTXDVNN nhanh chóng để có phương án thu nợ cho đúng hạn, tránh tình trạng bị chiếm dụng vốn quá dài.
5.2.2.2. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Cần nâng cao năng lực cho lãnh đạo và thành viên tham gia, đặc biệt là nâng cao năng lực lãnh đạo cho Ban giám đốc, vì như đã phân tích, chỉ khi Ban giám đốc giỏi thì mới có thể điều hành HTX hoạt động thành công.
- Nâng cao năng lực cho Ban giám đốc: Lãnh đạo HTX có vai trò rất quan trọng trong điều hành mọi hoạt động của HTX, đặc biệt là hoạt động sản xuất kinh doanh thích ứng với kinh tế thị trường. Trong cơ chế thị trường, HTXDVNN có phát
Luận văn thạc sĩ Kinh tế
130
triển được hay không, hoàn toàn phụ thuộc vào nhận thức, trình độ và quyết tâm của ban giám đốc HTX. Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho ban giám đốc HTX, cần thực hiện nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho những người đứng đầu các HTXDVNN thông qua các khóa đào tạo, bồi dưỡng, đặc biệt chú trọng tới nâng cao tư duy thị trường, năng lực quản trị, điều hành, năng lực đàm phán, tiếp cận thị trường, duy trì quan hệ đối tác,… Bên cạnh đó, các HTXDVNN có kế hoạch thay thế những lãnh đạo chưa được đào tạo chuyên môn, tuổi cao hiện đang giữ những chức vụ quan trọng ở các HTX, xây dựng quy chế về bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức vụ lãnh đạo ở các HTXDVNN phù hợp.
Hơn nữa, năng lực quản lý của ban giám đốc có vai trò rất quan trọng trong quá trình thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của các HTXDVNN trên địa bàn tỉnh. Kinh nghiệm của các nước trên thế giới và trong nước cho thấy, đào tạo cán bộ quản lý trong HTXDVNN luôn được chính phủ các nước quan tâm và thể hiện qua các chính sách, chương trình hỗ trợ phát triển. Để nâng cao năng lực quản lý cho Ban giám đốc HTXDVNN tỉnh Phú Yên có thể thực hiện một số giải pháp sau:
+ Về phía cơ quan Nhà nước: Chú trọng chương trình giáo dục đào tạo nhằm tạo nền tảng kiến thức quản lý cho lãnh đạo HTXDVNN, tăng cường mối liên kết giữa nhà trường và HTX, giữa HTX và các doanh nghiệp trong các chương trình đào tạo quản lý, thuê chuyên gia tư vấn để hỗ trợ các HTX.
Mở rộng và cung cấp thường xuyên chương trình đào tạo, tư vấn nâng cao năng lực quản lý cho Ban giám đốc HTXDVNN. Các chương trình này nên được tổ chức đều đặn và rộng khắp cho những người đã và đang đảm nhiệm vị trí quản lý. Phương pháp và tài liệu học tập cần được đổi mới, cập nhật những kiến thức hiện đại, phù hợp với bối cảnh và yêu cầu hội nhập kinh tế thế giới. Tăng cường hỗ trợ các kiến thức về hội nhập cho lãnh đạo các HTXDVNN. Mặc dù, Việt Nam là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế nhưng sự hiểu biết của các HTX về cơ chế hoạt động, các quy định, quy chế, quy tắc…của các tổ chức quốc tế còn hạn chế. Do đó, đòi hỏi Nhà nước, các tổ chức, liên minh HTX và bản thân mỗi HTX cần chủ động tích cực tìm hiểu những kiến thức về hội nhập kinh tế quốc tế.
+ Liên minh HTX tỉnh: Các hoạt động đào tạo, truyền đạt kinh nghiệm quản lý giữa các HTXDVNN chưa được thực hiện hoặc thực hiện nhưng không thường
Luận văn thạc sĩ Kinh tế
131
xuyên, hiệu quả chưa cao. Với vai trò đại diện cho các HTXDVNN, Liên minh HTX tỉnh cần đứng ra tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn cho các HTX hoặc tổ chức các hoạt động giao lưu truyền đạt kinh nghiệm giữa các hội viên với nhau. Các hoạt động này cần được thực hiện một cách thường xuyên, có tổ chức, HTX nào thiếu và cần trợ giúp về lĩnh vực gì thì được hướng dẫn, bổ sung kịp thời. Đồng thời, Tổ chức tham quan, khảo sát thực tế theo chương trình các khóa học, quan tâm đến chất lượng, nội dung, đổi mới phương pháp đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với nhu cầu thực tế của các HTXDVNN như: phong cách lãnh đạo, xây dựng chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh, lập dự án vay vốn.
+ Về phía các HTXDVNN: Bản thân các nhà quản lý của HTXDVNN cần tích cực, chủ động trong việc nâng cao trình độ. Lãnh đạo HTX phải ý thức được trách nhiệm, nghĩa vụ và những hạn chế của chính bản thân mình để có kế hoạch khắc phục nhằm tự hoàn thiện bản thân. Việc học tập nâng cao trình độ có thể được thực hiện một cách đa dạng thông qua các khóa đào tạo hoặc tham gia các buổi hội thảo, các khóa tập huấn hoặc các buổi xúc tiến thương mại, các buổi tham quan thực tế, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau giữa các HTX, cần duy trì và phát triển một khoản quỹ để chi cho các hoạt động đào tạo và tự đào tạo trong HTX.
- Nâng cao năng lực của nhân viên và thành viên tham gia: Thực trạng cho thấy, Ban giám đốc được chú trọng đào tạo, bồi dưỡng năng lực lãnh đạo, quản lý.
Tuy nhiên, đối với nhân viên và thành viên thì chưa được tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng, họ chỉ tập huấn về KHKT, do đó họ chưa được tìm hiểu sâu về công tác quản lý, điều hành của HTX, các buổi tạp huấn chưa đáp thu hút nhiều thành viên tham gia, đôi khi có thành kiến với các lớp tập huấn ngắn hạn, qua loa. Vậy thế, để nâng cao năng lực cho các thành viên, bên cạnh việc giúp các thành viên nâng cao nhận thức về HTX, thì việc mở các lớp bồi dưỡng cho họ là vô cùng quan trọng. Cần tổ chức các lớp tập huấn phù hợp về thời gian, địa điểm học tập, lựa chọn đối tượng tham dự, số lượng mỗi lớp học, còn phải chọn nội dung đáp ứng nhu cầu của các thành viên. Đồng thời người giảng trong khóa tập huấn thì Ban tổ chức cũng phải chọn người giỏi, có kinh nghiệm thực tiễn để hấp dẫn người nghe, thuyết phục được học viên và mang đến cho họ những buổi học hiệu quả.
Luận văn thạc sĩ Kinh tế
132